22 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 – Vật lý 7 năm 2014 - 2015

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1741Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "22 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 – Vật lý 7 năm 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 – Vật lý 7 năm 2014 - 2015
22 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1 – VẬT LÝ 7 NĂM 2014 - 2015
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM
ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM
Thời gian: 45 phút
Câu 1: 
Chùm sáng là gì?
Kể tên, vẽ hình và nêu đặc điểm của từng loại?
Câu 2: 
Bóng tối và bóng nửa tối là gì?
Tại sao trong lớp học đặt nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau?
Câu 3: So sánh ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi?
Câu 4:
Nêu định luật phản xạ ánh sáng?
Cho gương phẳng nằm ngang và chiếu tia sáng đến gương với góc tới bằng 400.
Vẽ hình và tính góc phản xạ.
Tính góc hợp bởi tia tới và gương. Tính góc hợp bởi tia phản xạ và gương (góc tù).
Giữ nguyên tia tới xoay gương một góc 100 quanh I cùng chiều kim đồng hồ. Vẽ hình và tính góc phản xạ.
Câu 5: Vẽ ảnh:
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ 22 ĐỀ THI MỜI CÁC BẠN VÀO LINK: 
ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG HỒNG BÀNG
Thời gian: 45 phút
Câu1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 2: 
Nêu tác dụng của gương cầu lõm.
Kể tên hai ứng dụng của gương cầu lõm.
Câu 3:
So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm.
Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
Câu 4: Chiếu tia sáng vào gương như hình vẽ:
Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ.
Tính góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.
Câu 5: 
Cho vật AB đặt trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB.
Ảnh A’B’ là ảnh gì? Tại sao?
Đặt gương phẳng như hình vẽ. Vật AB phải đặt trước gương phẳng như thế nào để có ảnh cùng phương và ngược chiều vật? Vẽ vật và ảnh A’B’ của AB.
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ A
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Câu 2: Khi xảy ra hiện tượng nhật thực, đứng ở vị trí nào quan sát được nhật thực một phần?
Câu 3: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 4: Đặt một vật sáng lần lượt sát gương cầu lõm và gương cầu lồi. Nêu điểm giống nhau và khác nhau về tính chất ảnh tạo bởi hai gương này.
Câu 5: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng với pháp tuyến IN, góc SIN có số đo bằng 650. Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ.
Câu 6: Vẽ ảnh của vật sáng AB qua gương phẳng.
Câu 7: Một điểm sáng S đặt trước gương phẳng như hình vẽ.
Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương.
Vẽ một tia tới xuất phát từ S cho tia phản xạ ứng qua A.
Xác định vùng đặt mắt để thấy ảnh của điểm sáng S (dùng bút chì tô vào vùng này nhưng không che khuất đường truyền của các tia sáng).
ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG TÂN BÌNH
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Nếu em làm lớp trưởng, hãy nói xem em làm thế nào để biết các bạn trong hàng đã đứng thẳng hàng? Giải thích?
Câu 2: 
So sánh tính chất ảnh của một tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm (nêu điểm giống và khác nhau).
Cho AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB, G là gương. Hãy cho biết G là gương gì trong các trường hợp sao? Giải thích vì sao?
Câu 3: 
Bóng tối, bóng nửa tối là gì?
Nhật thực toàn phần xảy ra vào lúc nào? Ta quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần ở đâu?
Câu 4: Chiếu tia tới SI hợp với gương phẳng một góc 200 như hình vẽ sau:
Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc tới, góc phản xạ, nêu cách vẽ.
Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được tia phản xạ IR’ có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên thì phải xoay gương như thế nào? Tính góc xoay gương.
Câu 5: Hãy vẽ ảnh của vật AB.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_1_TIET_TRON_BO_HK1.docx