20 Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017

docx 54 trang Người đăng dothuong Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 9
I/ TRẮC NGHIỆM ( 3,0 điểm )
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.(mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: “Rô-bin-xơn Cru-xô” là tác phẩm của nhà văn nào?
A. Mô-pa-xăng
C. O Hen-ri
B. Lân-đơn
D. Đi-phô
ĐÁP ÁN: D
Câu 2: Đoạn truyện“Con chó Bấc”của Lân-đơn trích từ tác phẩm nào?
A. Chó hoang Đin-gô
C. Chiếc lá cuối cùng
B. Tiếng gọi nơi hoang dã
D. Cố hương
ĐÁP ÁN: B
Câu 3: Nhân vật nào sau đây không xuất hiện trong đoạn trích “Bố của Xi-mông”của Mô-pa-xăng? 
A. Bố của Xi-mông
C. Mẹ của Xi-mông
B. Xi-mông
D. Bác Phi-líp
ĐÁP ÁN: A
Câu 4: Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong đoạn trích“Bố của Xi-mông”của Mô-pa-xăng là gì??
A. Sống nghèo khổ cô đơn
C. Không có bố
B. Không có gia đình
D. Không có mẹ 
ĐÁP ÁN: C
Câu 5: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go?
A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
C. Ham thích sáng tạo
B. Ham chơi,tinh nghịch.
D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết
ĐÁP ÁN: A
Câu 6: Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết.
B. Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ở ngay chính cõi đời này và do chính con người tạo dựng nên.
C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời,cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
D. Gồm 2 ý B và C.
ĐÁP ÁN: D
II/ TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) 
Câu 1 (1 điểm)
Ra-bin-đra-nát Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của nước nào?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Mây và sóng”?
ĐÁP ÁN: 
 - Ra-bin-đra-nát Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. (0,5 điểm) 
 - Hoàn cảnh ra đời: Được viết bằng tiếng Ben-gan,in trong tập thơ “Si-su” ( Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. (0,5 điểm) 
 Câu 2: (1 điểm)
Em bé trong bài thơ “Mây và sóng” của R.Ta-go đã sáng tạo những trò chơi gì để vui chơi cùng với mẹ? Những trò chơi ấy, tác giả muốn hướng con người đến sự hòa hợp của những tình cảm lớn lao nào ? 
ĐÁP ÁN:
Em bé đã sáng tạo hai trò chơi “mây và sóng” để vui chơi cùng với mẹ. (0,5 điểm)
Những trò chơi ấy, tác giả muốn hướng con người đến sự hòa hợp giữa những tình cảm lớn: Tình yêu thiên nhiên, ước mong khám phá thế giới và tình yêu mẹ, yêu cuộc đờitrong một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, tinh tế. (0,5 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
Trong bài thơ “Mây và sóng”(R.Ta-go), khi được những người sông trên mây, những người sống trong sóng nước mời gọi “hãy đến nơi tận cùng trái đất”, “hãy đến rìa biển cả” để vui chơi, em bé đã từ chối họ.
a, Vì sao em bé từ chối những lời mời gọi đó? Lời từ chối của em bé có ý nghĩa như thế nào?
b, Kể tên hai tác phẩm có trong chương trình Ngữ văn THCS cùng viết về đề tài tình mẫu tử. 
ĐÁP ÁN:
 a, - Em bé từ chối vì em không thể rời mẹ mà đi được. (0,5 điểm) 
 - Lời từ chối của em bé được nhà văn xây dựng đã mang đậm tính nhân văn sâu sắc, những điều thú vị trong khắp thế gian cũng không chiến thắng nổi tình mẫu tử. (0,5 điểm)
 b, - HS kể được hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS cùng viết về đề tài tình mẫu tử như: “Trong lòng mẹ” ( trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng); “Con cò” – Chế Lan Viên, (0,5 điểm)
Câu 4: (3,5 điểm) 
Viêt một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận tổng - phân - hợp phân tích ý nghĩa những trò chơi sáng tạo của em bé trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần phụ chú (gạch chân và chú thích). 
 ĐÁP ÁN:
Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
* Về hình thức:(1,0 điểm)
 - Trình bày đúng đoạn văn tổng - phân - hợp ( đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết chính xác vị trí và nội dung câu chủ đề). :(0,5 điểm)
 - Đảm bảo độ dài, trình bày rõ ràng mạch lạc. :(0,5 điểm)
* Về nội dung:(1,5 điểm)
 - Đảm bảo các ý cơ bản sau:
 + Không đi theo mây và sóng, em bé khắc phục những ham muốn nhất thời, hồn nhiên và chính đáng của mình bằng cách tưởng tượng ra những cuộc vui rất thơ ngây mà thật đáng yêu, cảm động: em đã nghĩ ra hình thức chơi kì diệu để hòa tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử, biến mình thành mây và sóng, còn mẹ thì là trăng và bến bờ kì lạ. (0,5 điểm)
 + Trò chơi của em bé là hay và thú vị hơn trò chơi của mây và sóng – Chính em đã là mây, mẹ sẽ là trăng: Không chỉ chơi đùa với những người sống trên mây và trong sóng mà còn để sống cùng một mái nhà cho em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng.Em không chỉ là sóng mà chính em đã sống và có “ bến bờ kì lạ” - hiện thân của mẹ - bờ bến rộng như tấm lòng mẹ sẵn sàng tiếp nhận để em “ Lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. (0,5 điểm)
 + Nghệ thuật:
 * Ẩn dụ: Hình ảnh “mái nhà” gợi tổ ấm gia đình, mẹ được ví như vầng trăng, mặt biển....(0,25 điểm)
 * Từ hai thái cực tưởng như đối lập nhau, bài thơ đã kết thúc đi đến sự dung hợp hài hòa, viên mãn. (0,25 điểm)
 - Sử dụng phép nối gạch chân và chú thích. (0,5 điểm)
 - Có sử dụng câu chứa thành phần phụ chú gạch chân và chú thích.(0,5 điểm)
..Hết.
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 9
 I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm )
 Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng 
 trước câu trả lời đúng. (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
 Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác” là của tác giả:
A. Thanh Hải 
C. Huy Cận
B. Viễn Phương 
D. Chính Hữu
 ĐÁP ÁN: B
 Câu 2: Những bài thơ nào dưới đây được viết sau năm 1975?
A. Đồng chí 
C. Đoàn thuyền đánh cá 
B. Mùa xuân nho nhỏ 
D. Sang thu 
 ĐÁP ÁN: B, D
Câu 3: Bài thơ “Nói với con”của Y Phương được viết theo thể thơ gì?
A. Thể thơ tự do 
C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
B. Thể thơ thất ngôn bát cú 
D. Thể thơ song thất lục bát
 ĐÁP ÁN: A
 Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương?
A. Tự sự 
C. Biểu cảm 
B. Miêu tả 
D. Nghị luận
 ĐÁP ÁN: C
 Câu 5: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” 
 được hiểu như thế nào?
A. Đi chậm chạp, thong thả
C. Cố ý chậm lại
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói.
 ĐÁP ÁN: C
 Câu 6: Hình ảnh cây tre ở đầu và cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa 
 gì?
A. Cây tre là một vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta.
B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.
C. Cây tre là biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên trì của dân tộc.
D. Cả B và C đều đúng.
 ĐÁP ÁN: D
 II/ TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) 
 Cho đoạn thơ sau:
 “...Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao
 Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao 
 Cứ đi lên phía trước.” 
 ( Ngữ văn 9- tập 2)
	Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
 ĐÁP ÁN: 
- (0,25 điểm) Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. 
- (0,25 điểm) Của Thanh Hải.
- (0,5 điểm) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi nhà thơ qua đời.
	Câu 2: (1,0 điểm) Hãy chỉ ra những điệp từ có trong đoạn thơ trên và cho biết “Lộc” ở đây có nghĩa là gì?
 ĐÁP ÁN:
- Điệp từ : Mùa xuân; Lộc; Tất cả; Đất nước...(0,5 điểm) 
- “Lộc” ở đây có nghĩa là nhành non, cây non. (0,5 điểm)
	Câu 3: (1,5 điểm) Có bạn chép nhầm từ “ xôn xao” trong đoạn thơ trên bằng từ “lao xao”.Việc chép nhầm như vậy có ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu thơ không? Vì sao?
 ĐÁP ÁN:
- Việc chép nhầm như vậy có ảnh hưởng rất lớn tới ý nghĩa của câu thơ.
- Bởi vì:
+ Từ “xôn xao”: Trạng thái vui vẻ, hồ hởi, niềm phơi phới của mọi người 
 khi mùa xuân đến.
+ Từ “lao xao”: Những âm thanh hỗn độn, xô bồ.
 =>Vì vậy nếu dùng từ “lao xao” thì sẽ không thể hiện được sức xuân đang đến với con người và cuộc sống.
	Câu 4: (3,5 điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch phân tích đoạn thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép lặp (gạch dưới thành phần phụ chú và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
 ĐÁP ÁN: 
Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
	*. Về hình thức: (1.0 điểm) 
- Đoạn văn: Diễn dịch . (0,5 điểm)
- Độ dài khoảng 12 câu. (0,5 điểm)
	*. Về nội dung: (1.5 điểm) 
- Hình ảnh mùa xuân đất nước: người cầm súng, người ra đồng -> hai lực lượng chính trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.(0,25điểm)
- Điệp từ “lộc” mang tính khẳng định kết hợp với các từ láy “hối hả”, “xôn xao” tạo một không khí khẩn trương, tràn đầy sức xuân ->niềm lạc quan, tin tưởng vào thành quả cách mạng.(0,5 điểm)
Suy tưởng về vẻ đẹp của đất nước:
+ “Đất nước bốn ngàn năm - Vất vả và gian lao”: Hình ảnh đất nước vừa lớn lao vừa gần gũi. Nghệ thuật nhân hóa: vất vả trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử. Vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt.(0,25 điểm) 
+ “Đất nước như vì sao”: Hình ảnh so sánh độc đáo, giàu ý nghĩa. Phó từ “cứ” đặt ở đầu câu khẳng định sức mạnh, thế đi lên vững vàng của dân tộc, vẻ đẹp tỏa sáng rạng ngời thể hiện niềm tự hào, tin tưởng của vào giả vào đất nước. (0,5 điểm)
- Đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú).(0,5 điểm)
- Đoạn văn sử dụng sử dụng những từ ngữ dùng làm phép lặp (gạch 
 chân những từ ngữ dùng làm phép lặp).(0,5 điểm)
 -----------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 9
I: Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà em cho là đúng. (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Ý nào nói đúng những tác phẩm sáng tác sau năm 1975? 
A. Viếng lăng Bác; Ánh trăng; Sang thu; Mùa xuân nho nhỏ; Bếp lửa 
B.Viếng lăng Bác; Ánh trăng; Sang thu; Mùa xuân nho nhỏ; Đoàn thuyền đánh cá 
C.Mùa xuân nho nhỏ; Nói với con; Ánh trăng; Sang thu; Viếng lăng Bác
D.Mùa xuân nho nhỏ ; Nói với con; Ánh trăng; Con cò; Sang thu
Đáp án: C
Câu 2: Hình ảnh sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là gì? 
A. Hình ảnh cành hoa 
C. Hình ảnh nốt trầm xao xuyến 
B.Hình ảnh con chim
D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
Đáp án: D 
Câu 3: Trong bài thơ “ Sang thu” câu thơ nào diễn tả đặc sắc nhất những đổi thay diệu kì trong không gian lúc giao mùa? 
A. Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về.
B. Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa.
C.Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu
D. Sông được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã
Đáp án: B 
Câu 4: Mạch cảm xúc bài thơ “ Viếng lăng Bác” diễn ra theo trình tự nào?
A. Trước khi tác giả vào trong lăng – khi vào lăng - trước khi ra về
B. Trước khi tác giả vào trong lăng –trước khi ra về - khi vào trong lăng
C.Khi vào trong lăng- trước khi tác giả vào trong lăng – khi ra về 
D. Trước khi tác giả vào trong lăng – khi vào trong lăng - sau khi ra về
Đáp án: A 
Câu 5: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết giống với thể thơ của bài thơ nào? 
A. Đêm nay Bác không ngủ 
C. Đồng chí 
B.Bài thơ về tiểu đội xe không kính
D. Bếp lửa
Đáp án: A
Câu6: Câu thơ “ Hình như thu đã về” sử dụng thành phần biệt lập nào? 
A. Thành phần cảm thán 
C. Thành phần tình thái 
B.Thành phần gọi - đáp
D. Thành phần phụ chú
Đáp án: C 
II: Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) “ Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn...”
Viết tiếp 5 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn thơ? Cho biết đoạn thơ đó thuộc tác phẩm nào và tác giả là ai? Bài thơ đó được viết theo thể thơ nào?
Đáp án:
- Chép đúng thơ như trong sách giáo khoa ( 0,25 điểm)
- Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm “ Nói với con” ( 0,25 điểm)
- Tác giả: Y Phương ( 0,25 điểm)
- Thể thơ: Tự do ( 0,25 điểm)
Câu 2: (1 điểm) Cho 2 đoạn thơ:
Đoạn 1: 
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Mùa xuân nho nhỏ)
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
( Viếng Lăng Bác)
Chỉ ra các cụm từ được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ trên , em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao? 
Đáp án: 
 - Các cụm từ được lặp lại trong hai đoạn thơ: “ta làm”, “muốn làm”.
(0,25điểm)
 - Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản. 
( 0,25 điểm)
 - Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ. ( 0,5 đểm)
Câu 3 ( 1,5 điểm):
 Đọc hai câu thơ sau: 
	“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” 
a: Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? ( 0,5 điểm).
b: Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh “ mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên? ( 0,5 điểm)
c: Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời” trong một bài thơ khác mà em đã học ( ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả)? ( 0,5 điểm)
Đáp án: 
a: ( 0,5 điểm)
( Lưu ý: học sinh trả lời đúng từ 1- 2 ý cho 0,25 điểm)
- Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. ( 0,25 điểm)
- Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính tạm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đựa vào để giải thích trong từ. ( 0,25 điểm)
b: ( 0,5 điểm)
( Lưu ý: học sinh phân tích đúng được 1 ý cho 0,25 điểm; 2 ý cho 0,5 điểm)
Phân tích để thấy được:
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “ mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước...
- Đồng thời hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta...
c: ( 0,5 điểm)
- Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời:
 “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.
- Tên bài thơ: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” 
- Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Câu 4: (3,5 điểm) 
Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ : “ Viếng lăng Bác”, “ Mùa xuân nho nhỏ” đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Gợi ý: 
HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản:
*Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng)
*Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây đắp quê hươngNiềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ (Nêu biểu hiện, ý nghĩa)
*Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội
Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở thành người có ích cho gia đình và xã hội) 
*Lưu ý: 
GV cân nhắc trong việc chấm phần tự luận ngắn. Có thể bài văn được chấm như sau:
+ 0,5đ mở bài; 
+ 0,5đ kết bài, 
+ còn đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cho từ 1,5đ thân bài.
+ Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu ( 1.0đ)
--------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2016-2017
 Môn: Ngữ văn 9
PHẦN I: Trắc nghiệm (3,0 điểm). 
 Em đã học bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng.(mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Bài thơ được sáng tác năm nào?
 A. 1975
 C. 1977
 B. 1976
 D. 1980
 Đáp án: C
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
 A. Năm chữ
 C. Bảy chữ
 B. Lục bát
 D.Tám chữ
 Đáp án: A 
Câu 3: Bài thơ trên được viết cùng thể thơ với những tác phẩm nào sau đây? 
 A. Nói với con
 C. Mùa xuân nho nhỏ
 B. Viếng lăng Bác
 D. Ánh trăng
 Đáp án: C, D
Câu 4: Hai câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về" sử dụng phép tu từ nào?
 A. So sánh
 C. Hoán dụ
 B. Nhân hóa
 D. Điệp ngữ
 Đáp án: B 
Câu 5: Từ "chùng chình" trong hai câu thơ trên được hiểu như thế nào?
 A. Đi rất nhanh
 C. Cố ý chậm lại
 B. Đi chậm chạp
 D. Đi thong thả, ung dung
 Đáp án: C 
Câu 6: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ-thu có đặc điểm gì?
Sôi động, náo nhiệt C. Xôn xao, rộn rã
Bình lặng, ngưng đọng D. Nhẹ nhàng, giao cảm
 Đáp án : D 
PHẦN II: Tự luận (7 điểm).
 Trong một bài thơ có hai câu:
 "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Câu 1: (1,0 điểm) Cho biết tên tác phẩm, tên tác giả có hai câu thơ trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
 Đáp án : 
 - Ý1: HS nêu được tên tác phẩm là “Viếng lăng Bác”; tác giả là Viễn Phương. ( 0,5 điểm)
 - Ý 2: Năm 1976, Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, tác giả cùng đoàn cán bộ miền Nam ra viếng Bác. Bài thơ được in trong tập 
“ Như mây mùa xuân” (1978). (0,5 điểm)
Câu 2: (1,0 điểm) Bố cục của bài thơ đươc sắp xếp như thế nào? Chỉ ra trình tự bố cục đó. 
 Đáp án : 
 - Bố cục theo trình tự vào lăng viếng Bác. ( 0,5 điểm)
 - Trình tự: ( 0,5 điểm)
 + Khổ1và 2: Cảm xúc trước lăng Bác.
 + Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác.
 + Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng Bác. 
Câu 3: (1,5 điểm) Những dấu hiệu nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ trên và cho biết hiệu quả sử dụng của những phép nghệ thuật ấy. 
 Đáp án :
 - Cấu trúc đối ứng, sóng đôi, biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, từ ngữ gợi cảm . 
( 0,5 điểm)
 - Hiệu quả:(1,0 điểm)
 + Làm nổi bật vẻ đẹp của hình ảnh thơ: Mặt trời thiên nhiên và Bác
(0,5 điểm)
 + Ca ngợi Bác và thể hiện lòng kính yêu, biết ơn Bác. (0,5 điểm)
Câu 4: (3,5 điểm) Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu), em hãy phân tích cái hay của hai câu thơ trên, trong đó có dùng thành phần biệt lập phụ chú và phép nối (gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú và từ ngữ dùng làm phép nối).
 Đáp án : Yêu cầu
 A. Về hình thức:
 - HS biết viết đoạn văn theo cách quy nạp, khoảng 12 câu, các câu trong đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.(1,0 điểm)
 - Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần phụ chú và từ ngữ làm phép nối (phải gạch chân hoặc chỉ ra cụ thể).(1,0 điểm)
 B. Về nội dung: Đoạn văn phải đạt các ý cơ bản sau:
 - Về nghệ thuật: Khai thác hình ảnh ẩn dụ, sóng đôi; nhân hóa, chi tiết đặc tả (rất đỏ); biện pháp điệp ngữ. (0,75 điểm)
 - Về nội dung: Ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác. Tình cảm tôn kính, tự hào, biết ơn đối với Bác. (0,75 điểm)
------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 9
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.(mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” của Ta - go là gì?
A. Tình mẫu tử thiêng liêng. 
C. Tình anh em sâu nặng.
B.Tình bạn bè thắm thiết
D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
Đáp án: A.
Câu 2: Nhân vật nào sau đây không xuất hiện trong đoạn trích “ Bố của Xi Mông” tác giả Mô - Pa - Xăng?
A. Xi mông
C. Bố của Xi mông. 
B. Mẹ của Xi mông. 
D. Bác Phi – líp
Đáp án: C 
Câu 3: Nhân vật Phi –líp trong văn bản “ Bố của Xi Mông” tác giả Mô-pa-xăng làm nghề gì?
A. Thợ mỏ. 
C. Thợ đóng tàu. 
B. Thợ rèn.
D. Thợ đào vàng.
Đáp án: B
Câu 4: Trang phục của Rô - bin - xơn trong văn bản “ Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang” được làm bằng chất liệu gì?
A. Vỏ cây rừng. 
C. Da của con dê.
B. Lá rừng. 
D. Lông cừu.
Đáp án: C
Câu 5: Hai câu văn sau sử dụng phép liên kết chính nào?
“ Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.”
A. Phép nối. 
C. Phép lặp. 
B. Phép thế. 
D. Phép đồng nghĩa
Đá

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_DE_KIEM_TRA_HOC_KY_2_NGU_VAN_9_CUC_CHUAN.docx