20 Câu hỏi trắc nghiệm ca dao tục ngữ Ngữ văn lớp 10

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "20 Câu hỏi trắc nghiệm ca dao tục ngữ Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 Câu hỏi trắc nghiệm ca dao tục ngữ Ngữ văn lớp 10
20 Trắc nghiệm - Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa và Ca dao hài hước
(Ngữ Văn lớp 10)
Câu 1:
Dòng nào sau đây không nói đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca Trèo lên cây khế nửa ngày ...?
A. Chua xót.
B. Nhớ thương.
C. Tin tưởng.
D. Tủi buồn
Câu 2:
Trong ca dao, những hình ảnh nào sau đây thường xuất hiện?
A. Sân đình, lầu son, trúc, mai.
B. Lầu son, gác tía, sân đình, cây đa.
C. Sân đình, cây đa, bến đò, giếng nước.
D. Tùng, cúc, trúc, mai.
Câu 3:
Tật xấu nào không được nói đến trong bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông...?
A. Ngủ ngáy.
B. Lười biếng.
C. Luộm thuộm, nhếch nhác.
D. Ăn quà vặt.
Câu 4:
Biên pháp tu từ nào dưới đây giúp biểu đạt một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai...?
A. Ẩn dụ, hoán dụ và so sánh.
B. Hoán dụ, điệp ngữ và nhân hóa.
C. So sánh, ẩn dụ và điệp ngữ.
D. Nhân hóa, điệp ngữ và ẩn dụ.
Câu 5:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
Nỗi lòng của người phụ nữ trong bài ca dao trên nảy sinh từ:
A. Nỗi đau thân phận.
B. Những lo lắng cho tương lai.
C. Hoàn cảnh nghèo khó.
D. Tai ương vất vả.
Câu 6:
"Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay"
Hai hình ảnh "gừng cay" và "muối mặn" trong câu ca dao nói lên ý nghĩa gì?
A. Chỉ chuyện tình yêu tan vỡ.
B. Chỉ sự thủy chung..
C. Chỉ sự gian nan vất vả.
D. Cả B và C
Câu 7:
Bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn .. có âm điệu như thế nào?
A. Hài hước, dí dỏm nhưng mang sự xót xa, cay đắng.
B. Hài hước, dí dỏm, đáng yêu.
C. Hài hước, dí dỏm pha chút mỉa mai.
D. Hài hước, giễu nhại, vui vẻ.
Câu 8:
Bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông ... phê phán:
A. Những người ưa nịnh.
B. Những người chồng lười nhác.
C. Những người phụ nữ tham ăn.
D. Những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
Câu 9:
Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây không thường được sử dụng trong ca dao?
A. Lặp đi lặp lại các mô típ mở đầu.
B. Sử dụng thủ pháp so sánh, ẩn dụ.
C. Tâm lí nhân vật được miêu tả phức tạp.
D. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức biểu đạt.
Câu 10:
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của ca dao?
A. Nói về tình cảm gia đình.
B. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên.
C. Nói lên nỗi đau của con người trong xã hội cũ.
D. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.
Câu 11:
Câu nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
A. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.
B. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả.
C. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động.
D. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động.
Câu 12:
Lời lẽ của chàng trai và cô gái trong bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn ... có ý nghĩa gì?
A. Nói cho vui trong cảnh nghèo.
B. Chua chát trong cảnh nghèo.
C. Nói cho vui trong cảnh nghèo và bộc lộ sự lạc quan yêu đời của người lao động.
D. Bộc lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động.
Câu 13:
Trong bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn ..., nhà cô gái thách cưới bằng:
A. Gà.
B. Vàng bạc.
C. Lợn.
D. Khoai lang.
Câu 14:
Bài ca dao  Chồng người đi ngược về xuôi... có ý nghĩa gì?
A. Cười những người đàn ông lười biếng.
B. Ca ngợi những người đàn ông có chí lớn.
C. Nói lên chí làm trai.
D. Ca ngợi những người đàn ông khỏe mạnh.
Câu 15:
Tại sao chàng trai trong bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn ... không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại định dẫn cưới bằng "con chuột béo"?
A. Vì muốn "chơi trội".
B. Vì chàng trai nghèo.
C. Vì họ nhà gái kiêng trâu bò.
D. Vì chúng đều là "thú bốn chân".
Câu 16:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
Bài ca dao trên có âm điệu như thế nào?
A. Xót xa, ngậm ngùi.
B. Bồi hồi, luyến tiếc.
C. Nhẹ nhàng, luyến tiếc.
D. Nhẹ nhàng, xót xa.
Câu 17:
Hình ảnh nào sau đây không có trong bài ca Trèo lên cây khế nửa ngày ...?
A. Mặt trời.
B. Sao Hôm.
C. Mặt trăng.
D. Sao Thần Nông.
Câu 18:
Đối tượng phê phán của bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông ... là:
A. Đàn ông.
B. Thầy cúng.
C. Thầy bói.
D. Đàn bà.
Câu 19:
Trong bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn ..., người bình dân tự cười mình điều gì?
A. Cười sự tùy tiện trong nghi lễ cưới xin của mình.
B. Cười cảnh nghèo của mình.
C. Cười tính tiết kiệm của mình.
D. Cười những nghi lễ cưới xin rườm rà.
Câu 20:
Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa?
A. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh.
B. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại.
C. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ.
D. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ.
+++++
Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
C
B
B
B.
D.
B
D
C
D
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
C
D
A
B.
A
D
D
B
B
PHH sưu tầm -- Nguồn vn.doc

Tài liệu đính kèm:

  • docx20 Trắc nghiệm ca dao tục ngữ 10.docx