Ma trận đề kiểm tra 90 phút

docx 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 7299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra 90 phút
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP
Nhóm giáo viên:
Nguyễn Thị Phương Nhung
Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Thúy Ngọc
Trịnh Trọng Đại
Nguyễn Thị Thanh Thùy
Ngô Quý Dương
Tạ Thị Bích Hồng
A. Đề lớp 10
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 90 PHÚT
Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng điểm
I. Đọc hiểu
Bài thơ Tâm sự của Tố Hữu
Chỉ ra phương thức biểu đạt
Liên tưởng đến văn bản nào. Xác định thể loại của văn bản
Lí giải được nội dung của câu thơ
Vận dụng những hiểu biết về văn bản để rút ra bài học cho bản thân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
5%
1
0,25
5%
1
1
10%
1
1,5
10%
4
3
3%
II. Làm văn 
Tác phẩm: An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Ngôi kể trình tự kể Hướng giải quyết sự việc của hai nhân vật và kết quả của lần gặp ấy.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
7,0
70%
1
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
1
10%
2
8
80%
5
10
100%
	 ĐỀ BÀI 
Phần I. Đọc - hiểu (3,0đ) 
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi
 “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
 Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
 Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
 Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”
 (Tâm sự - Tố Hữu)
1. Trong bài, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,5 đ)
2. Bài thơ trên giúp em liên tưởng đến văn bản nào? Thể loại của văn bản đó? (0,5 đ)
3. Em hiểu Nỏ thần vô ý trao tay giặc nghĩa là gì?(1đ)
4. Em rút ra bài học kinh nghiệm gì qua câu chuyện của Mị Châu? (Viết đoạn văn 5-8 câu) (1,đ)
Phần II. Tự luận (7đ) 
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó?
HƯỚNG DẪN CHẤM 
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
	- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
	- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần
Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi.
a Yêu cầu về kĩ năng
- Câu hỏi nhằm kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của học sinh.
- Học sinh biết cách trình bày kiến thức sao cho hợp lí theo đúng yêu cầu của đề bài.
- Chú ý kĩ năng diễn đạt, kĩ năng dùng từ.
b. Yêu cầu về kiến thức:
3,0
1.
 Phương thức tự sự. 
0,25
2.
Văn bản An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. 
Thể loại truyền thuyết
0,75
3.
 Mị Châu cả tin, ngây thơ đến mức khờ khạo: Tự ý cho Trọng Thủy biết bí mật quốc gia, xem nỏ thần khiến bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà hoàn toàn không biết 
1,0
4.
Bài học: 
+ Cần đặt cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.
+ Giải quyết mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm đúng mực. 
1,0
II.
 Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó?
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
7,0
1.
- Giới thiệu chung về cốt truyện và dẫn dắt vào sự kiện: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu.
0,5
2.
Kể lại chuyện Trọng Thủy gặp Mị Châu 
6
+ Hoàn cảnh gặp gỡ: Thời gian, không gian, địa điểm.... 
+ Lời đối thoại giữa hai nhân vật.
+ Hành động, cử chỉ, điệu bộ, thái độ ...
1
2,5
2,5
3.
- Kết thúc câu chuyện và quan điểm của người kể chuyện.
 * Chú ý: Sử dụng ngôi xưng khi kể chuyện, sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm với các yếu tố liên tưởng và tưởng tượng. Đảm bảo sự logíc, liền mạch giữa các ý.
0,5
-----------------Hết-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_theo_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh.docx