Giáo án Đại số 9 kì 2 - Trường THCS Hợp Hòa

doc 88 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1974Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 9 kì 2 - Trường THCS Hợp Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 9 kì 2 - Trường THCS Hợp Hòa
Ngày soạn: 03/01/2015
Ngày giảng: 06/01/2015
Tiết 37
Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
I. Mục tiêu
- Kiến thức: HS biết cách biến đổi hệ PT bằng phương pháp thế, cách giải hệ PT bằng phương pháp thế.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải hệ PT bằng phương pháp thế.
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực tìm hiểu bài.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, SBT, bảng phụ.
 	- HS: Thước, SGK.
III. Tiến trình dạy học :
1. Tổ chức : 
9A: 	9C:	9D:
2. Kiểm tra :
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Khi nào thì hệ PT 
Có 1 nghiệm, vô nghiệm, vô số nghiệm?
- HS trả lời:
+ hệ PT có 1 cặp nghiệm duy nhất.
+ hệ PT vô nghiệm
+ hệ PT có vô số nghiệm.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Quy tắc thế
- GV giới thiệu quy tắc thế gồm 2 bước thông qua ví dụ 1.
Xét hệ PT: (I)
- GV: Từ PT (1) hãy biểu diễn y theo x?
- GV: Lấy kết quả của (1’) thế vào chỗ của x trong PT (2), ta có PT nào?
- GV: Dùng (1’) thế vào (1) và dùng (2’) thế vào (2) ta có hệ mới:
- GV: hãy giải hệ mới thu được và kết luận nghiệm của hệ (I).
- GV: Qua ví dụ trên hãy cho biết các bước giải hệ PT bằng phương pháp thế?
- GV treo bảng phụ quy tắc thế.
- GV chốt lại.
- HS: x=2+3y (1’)
- HS: Ta có PT 1 ẩn y.
-2(2+3y)+5y=1 (2’)
 (II)
- HS: Hệ (II) tương đương với hệ (I)
- HS: 
Vậy hệ (I) có nghiệm duy nhất là (-13; -5)
- HS: Phát biểu quy tắc thế SGK.
Hoạt động 3: áp dụng
- GV: Giải hệ PT sau bằng PP thế:
- GV: Dù giải bằng cách nào, PP thế hay bằng đồ thị đều cho ta 1 kết quả.
- GV yêu cầu làm ?1
Giải hệ PT sau bằng phương pháp thế (biểu diễn y theo x từ Pt thứ 2 của hệ)
- GV: Yêu cầu hs làm ví dụ 3 để hiểu rõ chú ý sau đó minh hoạ bằng hình học để giải thích hệ (III) vô nghiệm.
- HS:
Vậy hệ PT có nghiệm duy nhất là (2;3)
- HS:
Vậy hệ có nghiệm duy nhất là (7;5)
- HS: Tự làm ví dụ 3 SGK
4. Củng cố
	- Nêu quy tắc thế?
	- Khi nào thì hệ PT có 1 nghiệm, vô nghiệm, vô số nghiệm?
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài theo SGK.
	- Làm bài tập 8-11SGK.
Ngày soạn: 04/01/2015
Ngày giảng: 08/01/2015
Tiết 38:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức : Giúp HS hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng quy tắc thế.
	- Kĩ năng : Nắm vững cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế. 
	- Thái độ : Không bị lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt (vô nghiệm, vô số nghiệm)
II. Chuẩn bị:
	- Gv: Bảng phụ. Sách tham khảo. Thước thẳng con pa, MT. 
	- Hs: Ôn kĩ các nội dung về phương trình bậc nhất một ẩn, PP giải, thước kẻ, compa.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 
9A: 	9C:	9D:
2. Kiểm tra : 
- HS 1: Nêu các cơ bản của PP thế?
=> Thực hành ví dụ: Tìm PT một ẩn từ 2 PT của hệ: 
- HS 2: Thực hành giải bài tập 13b Sgk Tr 15
Giải HPT: 
=> Gv cho hs lên bảng trình bày, Hs dưới lớp cùng làm.
=> Gv cho Hs nx bài làm các bạn trên bảng và chữa lại cho Hs.
Gv nhắc lại quy tắc giải HPT bằng PP thế. 
- HS 1: HS nêu 2 bước cơ bản của PP thế. 
Thực hành ví dụ:
Từ (1) => y = 3 – 2x thế vào (2) ta được PT:
3x – 2(3 – 2x) = 4 
- HS 2: BT 13b Sgk Tr 15. Giải HPT:
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+) Bài 15 Sgk Tr 15: Gv đưa ra đề bài.
Giải HPT 
a) a = - 1; b) a = 0; c) a = 1
- Gv: Bước đầu tiên của bài toán cần làm gì?
- Nêu tóm tắt quá trình trình bày bài toán?
( Thay giá trị a vào HPT thu đc hệ chỉ có ẩn x và y => Giải hệ thu được và kết luận)
- Gv cho Hs trả lời các câu hỏi HD và cho 3 Hs lên bảng trình bày.
- Yêu cầu hs dưới lớp cùng làm.
- Gv cho Hs nhận xét bài 3 bạn và chữa lại.
=> Chú ý phần a và phần c; phẩn c có cách 
trình bày khác (Giải cụ thể).
+) Bài 18 Sgk Tr 16: Gv đưa ra đề bài bằng 
bảng phụ hoặc theo Sgk.
- Gv: HPT có nghiệm (1; - 2) tức có gì?
- Gv cho Hs nêu PP và Trình bày phần a, b.
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng trình bày.
- Gv y/c nửa lớp làm phần a, nửa lớp làm phần b hoặc làm phần a trước.
- Gv cho Hs nhận xét bài 3 bạn và chữa lại.
=> Chú ý phần b => Chú ý cần trục căn thức
 ở mẫu của kết quả cuối cùng.
+) Bài 19 Sgk Tr 16:
- Gv: Theo bài thì P(x)x + 1 và P(x)x – 3 ta sẽ có được điều gì?
=> Theo kiến thức thì giá trị nào sẽ đóng vai trò là a trong từng trường hợp.
- Gv cho Hs nêu PP và Trình bày.
- Yêu cầu Hs lên bảng trình bày.
- Gv y/c lớp trình bày ra nháp.
- Gv cho Hs nhận xét bài và chữa lại.
+) Bài 15 Sgk Tr 15: 3 Hs lên bảng trình bày.
a) Với a = - 1 ta có:
Vì PT (2) vô nghiệm nên HPT đã cho vô nghiệm.
b) Với a = 0 ta có:
c) Với a = 1 ta có:
 Hệ có vô số nghiệm.
+) Bài 18 Sgk Tr 16:
a) HPT có nghiệm (1; - 2) x = 1 và y = - 2. Thay vào HPT ta có:
Vậy a = -4 và b = 3 thì HPT có N0 là (1; - 2).
b) HPT có nghiệm () 
 Thay vào HPT ta được:
Vậy a = và b = t/m bài ra.
+) Bài 19 Sgk Tr 16:
- P(x)x + 1 
 P(-1) = - m + (m – 2) + (3n – 5) – 4n = 0
 - 7 – n = 0 (1)
- P(x)x – 3
 P(3) = 27m + 9(m – 2) - 3(3n – 5) – 4n = 0
 36m – 13n = 3 (2)
Từ (1) và (2), ta có hệ PT ẩn m, n:
4. Củng cố:
	- Gv yêu cầu Hs nêu lại PP giải HPT bằng PP thế.
	- Gv nhắc lại dạng toán tìm tham số quy về giải HPT 
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Nắm vững hai bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.
	- HD Hs làm bài tập:
	+) BT 16c: => Tìm ĐK và quy đồng
+) BT 17: => Dùng PP thế, các phếp biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai, trục căn thức ở mẫu.
	- Bài tập 16, 17 tr.15 SGK. BT 16, 18 đến 23 SBT Tr 6,7.
------------------------------------o0o------------------------------------
Ngày 5 tháng 01 năm 2015
Ký duyệt
Ngày soạn: 11/01/2015
Ngày giảng: 13/01/2014
Tiết 39: 
Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
I. Mục tiêu
- Kiến thức: HS biết cách biến đổi hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải hệ PT bậc nhất 2 ẩn bằng phương pháp cộng đại số, kỹ năng giải hệ hai pt bậc nhất 2 ẩn.
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực tìm hiểu bài.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK T9, SGV T9, SBT T9, bảng phụ
 	- HS: Thước, SGK.
IV. Tiến trình dạy học :
1. Tổ chức : 
9A: 	9C:	9D:
2. Kiểm tra :
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Nêu quy tắc thế?
- Giải hệ PT 
- GV chữa bài cho điểm.
- HS lên bảng làm.
Vậy nghiệm của hệ là: 
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Quy tắc cộng đại số
GV: Xét hệ PT: (I)
Bước 1: Hãy cộng từng vế hai PT của hệ để được 1 PT mới?
Bước 2: Dùng PT mới đó thế cho PT thứ nhất hoặc thế vào PT thứ 2?
- GV: là 1 nghiệm của hệ (I)
- GV: Cách giải như trên gọi giải hệ PT bằng PP cộng đại số.
- HS:
+ Cộng từng vế của (1) và (2) ta có:
2x+x-y+y=3 3x=3x=1
+ Thế vào PT (1).
Ta có: 2.1-y=1
hoặc 
Hoạt động 3: áp dụng
1. Trường hợp 1: Các hệ số của cùng 1 ẩn nào đó trong hai PT bằng nhau hoặc đối nhau?
Ví dụ 2: (II)
- GV: Thực hiện ?2
- Do hệ số của y trong 2 PT đối nhau nên ta cộng từng vế của 2 PT.
Ví dụ 3:
- GV: Thực hiện ?3
- GV chữa ?3.
2. Trường hợp 2: Các hệ số của cùng 1 ẩn trong 2 PT không bằng nhau và không đối nhau.
Ví dụ 4: Xét hệ sau
- GV: làm thế nào để biến đổi hệ thành hệ PT trong đó có 1 PT bậc nhất 1 ẩn?
- GV: Ta sẽ tìm BCNN hệ số của x hoặc y rồi nhân với TSP tương ứng vào 2 vế của các PT sao cho được hệ mới mà hệ số của x hoặc y phải bằng nhau hoặc đối nhau.
- GV: Thực hiện tiếp ?4.
- GV: Thực hiện ?5
- GV: Vậy để giải hệ PT bằng phương pháp cộng đại số ta làm như thế nào?
- HS: làm ?2:
Các hệ số của y trong hai PT đối nhau.
(Ta biến đổi hệ bằng cách cộng từng vế của 2 PT trong hệ)
Ví dụ 2: 
Vậy nghiệm của hệ là: 
- HS thực hiện ?3 theo nhóm
a. Hệ số của x trong 2 PT của hệ bằng nhau.
b. (Ta biến đổi hệ bằng cách trừ từng vế của 2 PT trong hệ)
Ta thấy hệ PT có vô số nghiệm.
- HS trả lời:
Nhân 2 vế của PT (5) với 2 và PT (6) với3
Ta có:
?4: 
?5: Ta có thể nhân 2 vế của (5) với 3 và của (2) với 2.
- HS đọc tóm tắt cách giải hệ PT bằng pp cộng đại số (SGK)
 4. Củng cố
	- Nhấn mạnh lại cách giải hệ PT bằng PP cộng đại số.
	- Dù giải hệ PT theo phương pháp nào thì kết quả vẫn không đổi.
	- Làm bài tập 20.
	- Gọi 3 học sinh lên bảng làm
 5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài theo sgk.
	- Làm các bài tập 21-26 SGK
Ngày soạn: 11/01/2015
Ngày giảng: 15/01/2015
Tiết 40: 
Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố cho học sinh cách giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số, phương pháp thế.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải hệ PT bậc nhất 2 ẩn bằng phương pháp cộng đại số, kỹ năng giải hệ hai pt bậc nhất 2 ẩn.
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực tìm hiểu bài.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK T9, SGV T9, SBT T9, bảng phụ
 	- HS: Thước, SGK.
III.Tiến trình bài dạy 
1. Tổ chức : 
9A: 	9C:	9D:
2. Kiểm tra :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Nêu quy tắc cộng?
- Chữa các bài tập
+ 1 hs làm bằng phương pháp cộng.
+ 1 hs làm bằng phương pháp thế.
- HS:
Giải hệ PT: 
Nghiệm của hệ: 
3. Bài mới	
Hoạt động 2: Bài 22 SGK
Giải hệ PT bằng phương pháp thế
a. 
b. 
c. 
- HS lên bảng làm.
a. 
Vậy nghiệm của hệ: 
b. 
 Ta thấy PT 0x+0y=27 vô nghiệm nên hệ PT vô nghiệm.
c. 
Vậy hệ PT có vô số nghiệm: 
Hoạt động 3: Bài 23 SGK
- GV Chép đề bài 23 SGK lên bảng.
Giải hệ PT: 
- GV: Có nhận xét gì về hệ số của x trong hệ PT?
+ Khi đó em biến đổi thế nào?
- GV sửa sai.
4. Củng cố
Giải hệ PT: (I)
- HS: hệ số của ẩn x trong hệ bằng nhau.
+ Khi đó ta trừ từng vế của 2 PT.
(I) 
Vậy nghiệm của hệ: 
Hoạt động 4: Bài 24 SGK
- GV treo bảng phụ đề bài
Giải hệ PT sau:
a. 
- GV: Em có nhận xét gì về các hệ số của x, y trong hệ PT trên?
- GV: Ta giải PT này thế nào?
- GV: Ngoài cách giải trên em nào có cách giải khác?
+ Đặt ẩn phụ: x+y=a; x-y=b
Hãy viết hệ PT mới với ẩn a và b?
a. 
- HS: Hệ trên không có dạng như ta đã làm.
- Cần phải nhân phá ngoặc rồi giải.
a. 
Vậy nghiệm của hệ: 
Cách 2:
Thay x+y=-7; x-y=6 ta có hệ PT sau:
Vậy nghiệm của hệ là: 
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài theo sgk.
	- Làm các bài tập 21-26 SGK
------------------------------------o0o-------------------------------------
Ngày 12 tháng 1 năm 2015
Ký duyệt
Ngày soạn: 18/01/2015
Ngày giảng: 20/01/2015
 Tiết 41: Luyện tập (Giải HPT bằng hai PP)
I.Mục tiêu
+ Kiến thức: HS Vận dụng thành thạo hai quy tắc thế và cộng đại số vào giải các hệ phương trình,HS hiểu nội dung bài toán và biến việc giả bài toán thành giải hệ phương trình
+ Kĩ năng: HS có kĩ nằng giải hệ phương trình và kĩ năng quan sátđể biết giải hệ theo phương pháp nào,
+ Thái độ: HS Có thái độ học tập đúng đắn từ đó yêu thích bộ môn toán ...
II.Chuẩn bị 
+ GV: SGK, SGV, GA, 	thước, MTBT
+ HS: SGK,SBT, Phiếu học tập 
III.Tiến trình bài dạy 
1. Tổ chức: 	 9A:	9C:	9D:
2. Kiểm tra bài cũ	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra
Giải các hệ phương trình sau
a) 
b) 
HS1: 
HS2: 
3. Bài mới	
Hoạt động 2: Bài 18
GV: treo bang phụ nội dung bài tập rồi yêu cầu HS thảo luận theo nhóm làm bài tập
GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu cá nhóm nhận xét lẫn nhau.
HS: thảo luận theo nhóm nội dung bài tập
NI: Hệ có nghiệm là (1;-2) nên 
NII: Hệ có nghiệm là () nên
Hoạt động 3: Bài 19
GV: Cho HS thảo luận làm bài tập 19 theo nhóm học tập
Hỏi : Muốn tìm m và n ta làm như thé nào 
tính P(-1) và P(3) rồi giải hệ 
HS: thảo luận theo nhóm 
HS: P(-1) = -m +(m-2)+(3n-5)-4n = 0 
Û -7 – n =0 (1)
P(3) = 27n + 9(m-2)- 3(3n-5)-4n = 0
Û 36m – 13n =3 (2)
từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
Hoạt động 4: Bài 26 SGK
GV: Chia lớp thành 4 nhóm làm bài tập 26
GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày(gội một nhóm l;ên bảng làm mẫu các nhóm khác theo dõi và nhận xét)
HS: Vì A(2;-2) thuộc đồ thị nên 2a + b = -2 (10
Vì B(-1; 3 ) thuộc đồ thị nên –a + b = 3(2)từ (1) và (2 ) ta có hệ ư
4. Củng cố 
Qua các bài tập củng cố cho HS kĩ năng giải bài tập về hệ phương trình bằng hai phương pháp đã được học
Khắc sâu cho HS biến đổi bài toán thành việc giải phương trình
Còn thời gian cho HS thảo luận làm tiếp bài tạp 25
HS: đa thức P(x) = (3m-5n+1)x+(4m-n-10) có giá trị bằng 0 khi 
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các bài tập còn lại
- Làm các bài tập trong SBT
- Đọc và nghiên cứu trước bài “ Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình”
Ngày soạn : 18/01/2015
Ngày giảng : 22/01/2015
Tiết 42
 Giải bài toán bằng cách lập hệ Phương trình
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh nắm được cách giải bài toán bằng cách lập hệ PT bậc nhất 2 ẩn.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải bài toán dạng số, dạng chuyển động.
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực tìm hiểu bài.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK T9, SGV T9, SBT T9, thước,MTBT
 	- HS: Thước, SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 9A: 	 9C :	9D:
2. Kiểm tra :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình đã học ở lớp 8?
- GV: Để giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ta cũng làm các bước tương tự như giải bài toán bằng cách lập phương trinh
- HS trả lời.
Bước 1: 
+ Chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn.
+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết thông qua ẩn và qua các đại lượng đã biết.
+ Lập PT biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình.
Bước 3: Trả lời. (Kiểm tra xem trong các nghiệm tìm được của PT nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không thoả mãn điều kiện của ẩn rồi kết luận.
3. Bài mới
Hoạt động 2: Ví dụ 1
Dạng toán phép viết số:
- GV yêu cầu học sinh đọc to đề bài.
- GV nhắc lại cách viết 1 số là số tự nhiên dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
- GV: Bài toán có những đại lượng nào chưa biết, đại lượng nào đã biết?
+ Ta chọn 2 đại lượng chưa biết làm ẩn.
Ví dụ 1:
Gọi chữ số hàng chục của số cần tìm là x
Gọi chữ số hàng đơn vị của số cần tìm là y
ĐK: 1<=x<=9; 0<y<=9;
+ Biểu thị số cần tìm theo x và y.
+ Khi viết số đó theo thứ tự ngược lại ta được số nào?
+ Biểu thị 2 lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục 1 đơn vị.
+ Lập PT biểu diễn số mới bé hơn số đã cho 27 đơn vị.
- Giải hệ PT.
+ Nghiệm của hệ có thoả mãn điều kiện không?
+ Kết luận:
- GV yêu cầu học sinh tóm tắt lại bước giải bài toán bằng cách lập hệ PT.
Ta có: 
Do 2 lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục 1 đơn vị.
Ta có PT: 2y-x=1 (1)
Do số mới bé hơn số đã cho 27 đơn vị.
Ta có: (10x+y) – (10y+x)=27 
 (2)
Ta có hệ PT:
(TMĐK)
Vậy số cần tìm là 74.
Hoạt động 3: Ví dụ 2
Dạng toán chuyển động:
- GV yêu cầu học sinh đọc to ví dụ 2.
- GV: Đây là dạng bài toán gì?
+ Các đại lượng trong bài: S; V; T chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
+ GV vẽ sơ đồ phân tích bài toán.
- GV: Khi 2 xe gặp nhau, thời gian xe khách đi bao lâu?
+ Thời gian xe tải đi là mấy giờ?
- GV: Bài toán hỏi gì?
+ Em hãy chọn ẩn và đặt điều kiện của ẩn?
- GV yêu cầu học sinh thực hiện nhóm các câu ?3; ?4; ?5.
- HS lắng nghe và trả lời.
Khi 2 xe gặp nhau, thời gian xe khách đi là 1h 48 phút = (h)
+ Thời gian xe tải đi là: 1+ =(h)
Gọi vận tốc của xe tải là x(km/h)
Gọi vận tốc của xe khách là y(km/h)
ĐK: x,y>0
Vì mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải là 13km, ta có PT:
y-x=13 (1)
Quãng đường xe khách đi là: (km)
Quãng đường xe tải đi là: (km)
Do quãng đường từ HCM đến Cần thơ dài 189km, ta có PT:
+=189 (2)
Từ (1)và (2) ta có PT:
 (TMĐK)
Vậy vận tốc xe tải là 36km/h
Vận tốc xe khách là 49km/h
Hoạt động 4: Luyện tập
4. Củng cố
Bài 28 SGK
- GV: Đây là dạng toán nào?
+ Bài toán gồm mấy đại lượng?
+ Các đại lượng có quan hệ với nhau ntn?
+ Nếu gọi số lớn là x và số nhỏ là y
Điều kiện của ẩn là gì?
Thiết lập hệ PT?
- GV sửa sai
- Nêu cách giải bài toán bằng cách lập PT.
- ở bài này ta xét 2 dạng toán là những dạng gì?
- HS đọc đề bài.
+ 4 đại lượng: SBT, SC, thương, số dư
SBT = Số chia x thương + số dư
- HS lên bảng làm
Gọi số lớn là x
Gọi số nhỏ là y
ĐK: 
Vì tổng của 2 số bằng 1006, ta có PT
x+y=1006 (1)
Vì lấy số lớn chia số nhỏ được thương là 2 dư 124, ta có PT:
x=2y+124 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ PT:
Vậy số lớn là: 712
 số nhỏ là: 294
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài theo sách.
	- Làm các bài 29 – 32 SGK
---------------------------------------------o0o-----------------------------------------
Ngày 19 tháng 1 năm 2015
Ki duyệt
Cao Hải Yến
Ngày soạn: 25/01/2015
Ngày giảng: 27/01/2015
Tiết 43: 
Giải bài toán bằng cách lập hệ Phương trình(T2)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh được củng cố cách giải bài toán bằng cách lập hệ PT. Giải các dạng bài toán về năng xuất, làm chung, làm riêng, vòi nước chảy.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải bài toán năng xuất,làm chung, làm riêng, vòi nước chảy.
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực tìm hiểu bài.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK T9, SGV T9, SBT T9, bảng phụ
 - HS: Thước, SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 	
9A: 	9C:	9D :
2. Kiểm tra :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình?
- Chữa bài 30 SGK.
- HS trả lời.
Gọi quãng đường dự định xe chạy là x(km)
Thời gian xe chạy trên quãng đường dự định là y (h)
ĐK: x>0; y>1
Nếu xe chạy chậm. Ta có PT x=35(y+2)
Nếu xe chạy nhanh. Ta có PT x=50(y-1)
Vậy quãng đường AB là 350km và thời điểm xuất phát của ô tô là 12-8=4 giờ sáng
3. Bài mới
Hoạt động 2: Ví dụ 3
- GV yêu cầu học sinh đọc to đề bài.
Dạng toán làm chung, làm riêng
- GV bài toán có những đại lượng nào?
chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
- GV: Cùng một khối lượng công việc, giữa thời gian hoàn thành công việc và năng suất là 2 đại lượng có quan hệ ntn?
- GV treo bảng pt và yêu cầu hs điền
+ Thời gian hoàn thành công việc
+ Năng suất làm 1 ngày của hai đội và riêng từng đội.
+ Cùng một khốilượng công việc, giữa thời gian hoàn thành công việc và năng suất là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
Thời gian
HTCV
Năng suất
1 ngày
Hai đội
24 ngày
1/24 (CV)
Đội A
x ngày
1/x (CV)
Đội B
y ngày
1/y (CV)
- HS lên bảng điền.
- Theo bảng phân tích hãy trình bày bài giải?
- GV yêu cầu 1 em lên bảng giải hệ PT?
- Hãy trả lời bài toán?
Gọi thời gian đội A làm riêng để HTCV là x (ngày)
Thời gian đội B làm riêng để HTCV là y (ngày)
ĐK: x,y>24
Trong 1 ngày đội A làm được 1/x (CV)
Trong 1 ngày đội B làm được 1/y (CV)
Năng xuất 1 ngày của đội A gấp rưỡi đội B
Ta có PT: (1)
Hai đội làm chung trong 24 ngày thì hoàn thành công việc. Vậy 1 ngày cả hai đội làm được (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ PT:
- HS lên bảng giải hệ PT
Đặt 1/x=a; 1/y=b
Ta có hệ PT: 
Vậy x=40 (TMĐK)
 y=60 (TMĐK)
Vậy đội A làm riêng thì HTCV trong 40 ngày
Đội B làm riêng thì HTCV trong 60 ngày
Hoạt động 4: Thực hiện ?7
- GV Thực hiện ?7 bằng cách đặt ẩn gián tiếp?
- GV yêu cầu hs hoạt động nhóm.
Năng suất
1 ngày
(CV/ngày)
Thời gian
HTCV
(Ngày)
Hai đội
x+y=1/24
24
Đội A
x(x>0)
1/x
Đội B
y(y>0)
1/y
Trả lời:
- GV em có nhận xét gì về cách giải này?
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày.
x=1/40
y=1/60
Vậy:
Đội A làm riêng thì HTCV trong 40 ngày
Đội B là riêng thì HTCV trong 60 ngày
- HS: Cách giải này chọn ẩn gián tiếp nhưng hệ PT thì lập và giải đơn giản hơn. Nhưng cần chú ý để trả lời bài toán chính xác.
- GV chú ý: Khi làm bài toán dạng làm chung, làm riêng không được cộng cột thời gian, được cộng cột năng xuất, năng xuất và thời gian của cùng 1 dòng là 2 số nghịch đảo của nhau?
Hoạt động 4: Luyện tập
- GV yêu cầu lập PT bài 32 SGK
+ Hãy lập bảng phân tích các đại lượng
+ Gọi thời gian vòi I chảy 1 mình đầy bể là x(h)
+ Thời gian vòi II chảy 1 mình đầy bể là y(h)
+ Nêu đk của ẩn?
+ Thiết lập PT?
- HS lập bảng phân tích.
Thời gian
chảy đầy bể
năng suất chảy 1 giờ
Hai vòi
24/5(h)
5/24(bể)
Vòi I
x(h)
1/x(bể)
Vòi II
y(h)
1/y(bể)
ĐK: x,y>24/5
Ta có hệ PT: 
 4. Củng cố
	- Nêu cách giải bài toán làm chung làm riêng?
	- Có thể chọn ẩn gián tiếp hay trực tiếp.
 5. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài
	- Làm bài tập 31-34 SGK, 37 - 40 SBT.
Ngày soạn: 25/01/2015
Ngày giảng: 29/01/2015
Tiết 44: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về giải bài toán bằng cách lập hệ PT thông qua một số bài tập có nội dung thực tế.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích các đại lượng t

Tài liệu đính kèm:

  • docĐẠI 9- KÌ 2.doc