Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I – lớp 12 năm học 2015-2016

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I – lớp 12 năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I – lớp 12 năm học 2015-2016
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I – LỚP 12
Năm học 2015-2016
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế -xã hội và quốc phòng
2,5 điểm
3,0 điểm
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
- Trình bày đặc điểm địa hình khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc 
 - Trình bày đặc điểm địa hình khu vực miền núi Trường sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
 - Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam
 - Phân tích thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi. 
- Phân tích thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng.
- So sánh sự khác nhau giữa các khu vực địa hình
2,5 điểm 
3,0 điểm 
2,0 điểm
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 04
2 câu: 5,0 điểm
50 % tổng số điểm 
1 câu: 3,0 điểm
30% tổng số điểm 
1 câu: 2,0 điểm
20 % tổng số điểm 
ĐỀ XUẤT RA TỪ MA TRẬN
MÔN : ĐỊA -12
Đề 1
Câu 1: (5 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
 	a- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí lãnh thổ Việt Nam. ( 2,5 điểm)
b- Nêu đặc điểm địa hình khu vực miền núi Trường sơn Bắc và khu vực miền núi Trường Sơn Nam. ( 2,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm) 
	- Em hãy phân tích thế mạnh của khu vực đồi núi nước ta.
Câu 3: (2 điểm) 
- Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về địa hình giữa khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (5 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí lãnh thổ Việt Nam. ( 2,5 điểm)
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. (0,25 điểm )
- Tiếp giáp với nhiều nước trên đất liền và trên biển: 
 + Trên đất liền: Trung Quốc, Lào, Campuchia. (0,25 điểm )
 + Trên biển: Malaixia, Philippin, Trung Quốc, Campuchia, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Bru-nây. (0,5 điểm )
 - Hệ toạ độ địa lí : 
 + Trên đất liền: (1 điểm )
	. Điểm cực Bắc: 23023’ B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)
	. Điểm cực Nam: 8034’ B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)
	. Điểm cực Tây: 102009’ Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)
	. Điểm cực Đông: 109024’ Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà)
 + Trên biển: (0,5 điểm )
	Hệ tọa độ địa lí kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B, và khoảng kinh độ 1010Đ đến 117020’Đ tại Biển Đông
b- Nêu đặc điểm địa hình khu vực miền núi Trường sơn Bắc và khu vực miền núi Trường Sơn Nam. ( 2,5 điểm)
 + Vùng núi Trường Sơn Bắc. (1 điểm )
 - Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
 - Gồm các dãy núi song song, so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.
 - Thấp, hẹp ngang, địa thế cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa
 - Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa Trường sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: (1,5 điểm )
 - Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan từ dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ. Bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. (0,75 điểm )
 - Địa hình núi với đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc. Phía tây là các cao nguyên ba dan xếp tầng (Plây Ku, Đắk Lăk, Mơ Nông, Di Linh) tương đối bằng phẳng (độ cao từ 500 – 1000m), tạo nên bất đối xứng giữa 2 sườn đông – tây của địa hình Nam Trường Sơn.(0,75 điểm)
Câu 2: (3 điểm) Phân tích thế mạnh của khu vực đồi núi. 
	- Tập trung nhiều mỏ khoáng sản là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. (0,5 điểm )
 - Rừng và đất trồng tạo cơ sở cho phát triển lâm – nông nghiệp nhiệt đới và đa dạng hóa cây trồng. Rừng giàu về thành phần loài động, thực vật nhiệt đới. (0,5 điểm )
 + Các cao nguyên và thung lũng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. (0,5 điểm )
 + Bán bình nguyên và vùng đồi trung du thích hợp trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực. (0,5 điểm )
	- Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng lớn về thuỷ điện. (0,5 điểm )
	- Tiềm năng về du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái (0,5 điểm )
Câu 3: (2 điểm) So sánh sự khác nhau về địa hình giữa khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long	
Điểm khác 
Đồng bằng Sông Hồng 
Đồng bằng Sông Cửu Long
Nguyên nhân hình thành
Diện tích
Do phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi đắp, khai thác từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. 
15 nghìn km2 	 (0,25 điểm)
Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, mới được khai thác. 
40 nghìn km2 (0,25 điểm)
Địa hình
Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, bị chia cắt nhiều ô. (0,25 điểm )
Địa hình thấp, khá bằng phẳng. (0,25 điểm )
Đặc điểm 
Đất trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu, các ô trũng ngập nước .Đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.(0,5 điểm )
Không có đê, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên (0,5 điểm 
ĐỀ XUẤT RA TỪ MA TRẬN
MÔN : ĐỊA -12
Đề 2
Câu 1: ( 5 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
 a- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (2,5 điểm)
 b- Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. (2,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm) 
 - Em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng.
Câu 3: (2 điểm)
- Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về địa hình giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc.
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 5 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
 a- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (2,5 điểm)
	+. Vùng đất 
 - Diện tích đất liền và hải đảo là 331 212 km2. (0,25 điểm)
 - Biên giới có hơn 4600km. Giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia. (0,25 điểm)
 - Đường bờ biển dài 3260km. (0,25 điểm)
- Nước ta có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa (Đà Nẵng) (0,25 điểm)
 	 + Vùng biển: 
- Trên biển giáp: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Bru-nây. (0,5 điểm)
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. (0,5 điểm)
 	+ Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta.(0,5 điểm )
 b- Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. (2,5 điểm)
	+ Khí hậu: Biển: Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương nên điều 	hoà hơn, lượng mưa và độ ẩm lớn. (0,5 điểm) 
	+ Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển 
	 - Địa hình ven biển rất đa dạng như: vịnh cửa sông, vũng, vịnh, đảo ven bờ, rạn 	san hô, tam giác châu thổcó nhiều giá trị về kinh tế biển và du lịch. (0,5 điểm)
 	 - Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, 	hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo(0,5 điểm)
	+ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: 
	 - Khoáng sản : Dầu khí, ti tan. Nghề làm muối rất phát triển. (0,25 điểm)
	 - Hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao. Có nguồn tài 	nguyên quí giá là các rạn san hô, đông đảo các loài sinh vật khác. (0,25 điểm)
	+ Thiên tai: Nhiều thiên tai như: bão, sạt lỡ bờ biển, cát bay, cát chảy... làm thiệt 	hại nặng nề về người và của. (0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng.
- Ý nghĩa tự nhiên:
+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. (0,25 điểm)
+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. (0,25 điểm)
	+ Do vị trí địa lí nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai. (0,25 điểm)
- Ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng
+ Về kinh tế : 
. Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế. (0,25 điểm)
. Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ. (0,25 điểm)
. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư. (0,25 điểm)	
+ Về văn hoá - xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á. (0,25 điểm)
+ Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. (0,25 điểm)
Câu 3:(2 điểm) So sánh sự khác nhau về địa hình giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc
Điểm khác
Đông Bắc
Tây Bắc
Phạm vi/ Giới hạn
Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng (0,25 điểm)
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả (0,25 điểm)
Độ cao
Núi thấp là chủ yếu (0,25 điểm)
Địa hình cao nhất nước ta (0,25 điểm)
Hướng địa hình
Theo hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn Sông gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía đông (0,25 điểm)
Địa hình có hướng Tây bắc - đông nam (0,25 điểm)
Hướng nghiêng chung của địa hình
Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. (0,25 điểm)
Hướng nghiêng: thấp dần về phía tây: 
+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng cao nhất cả nước (3143m)
+ Phía tây núi cao trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào,.
 + Ở giữa là các dãy núi thấp, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi, các thung lũng sông. (0,25 điểm)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN: ĐỊA 10 
Năm học 2015 - 2016
Chủ đề (nội dung ) mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động chính của Trái đất
- Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra hệ quả. Trình bày các hệ quả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất
- Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh những hệ quả. Trình bày các hệ quả đó.
Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam: 
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Tính ngày giờ ở các quốc gia trên thế giới.
2.5 điểm
3,0 điểm
2 điểm
Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí
- Trình bày cấu trúc của Trái Đất
- Trình bày các tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
-Trình bày các tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí.
-Trình bày các nguyên nhân thay đổi khí áp. 
-Trình bày Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới (xuất phát, hướng, thời gian hoạt động, tính chất). 
- Giải thích nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí 
- Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió
- Hoạt động gió đất. Vẽ hình minh họa gió đất. 
- Hoạt động gió biển. Vẽ hình minh họa gió biến. 
2.5 điểm
3,0 điểm
2 điểm
5điểm
3điểm
2điểm
Tổng số điểm :10
Tổng số câu: 3
5 điểm
3điểm
2 điểm
ĐỀ XUẨT RA TỪ MA TRẬN
MÔN: ĐỊA - 10
ĐỀ 1
Câu 1: (5điểm) 
a- Trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể khi Trái Đất tự quay quanh trục. (2,5 điểm) 
b- Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí. (2,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
- Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió. 
Câu 3: điểm (2điểm)
- Trình bày hoạt động của gió biển, do đâu gió biển được hình thành? Vẽ hình minh họa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (5điểm) 
a- Trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể khi Trái Đất tự quay quanh trục. (2,5 điểm) 
 + Ở bán cầu Bắc: vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. (1,25 điểm) 
 + Nguyên nhân: do TĐ tự quay quanh trục từ Tây sang Đông đã sinh ra một lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TĐ (lực Côriôlit) (1,25 điểm) 
b- Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí. (2,5 điểm)
 a.Vĩ độ địa lý: Càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt càng lớn. (0,5 điểm)
 b. Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa. Đại dương có biện độ nhiệt nhỏ lục địa có biên độ nhiệt năm lớn. (1,0 điểm)
 c. Phân bố theo địa hình. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và huớng phơi của sườn núi. (1,0 điểm)
Câu 2: (3 điểm) Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió. 
- Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao, áp thấp xen kẽ và đối xứng qua `đai áp thấp xích đạo. (1,5 điểm)
- Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí sap thấp sinh ra gió. (1,5 điểm)
Câu 3: điểm (2điểm) Trình bày hoạt động của gió biển, do đâu gió biển được hình thành? Vẽ hình minh họa.
- Gió biển thổi từ biển vào đất liền ban ngày. (0,25 điểm)
- Gió biển được hình thành do sự nhiệt khác nhau giữa biển và đất liền. (0,5 điểm)
- Vẽ hình minh họa: Lục địa, đại dương. (0,25 điểm)
	Mặt Trời. (0,5 điểm)
	Hướng gió từ biển vào đất liền. (0,5 điểm)
ĐỀ XUẨT RA TỪ MA TRẬN
MÔN: ĐỊA - 10
ĐỀ 2
Câu 1: ( 5 điểm) 
 a- Trình bày các loại giờ trên Trái Đất khi Trái Đất tự quay quanh trục. (2,5 điểm) 
	 b- Nêu các nguyên nhân làm khí áp thay đổi. (2,5 điểm)
 Câu 2: (3 điểm)
	- Giải thích nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí.
Câu 3: (2điểm)
 - Trình bày hoạt động của gió đất, do đâu gió đất được hình thành? Vẽ hình minh họa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 5 điểm) 
a- Trình bày các loại giờ trên Trái Đất khi Trái Đất tự quay quanh trục. (2,5 điểm) 
	+ Giờ địa phương: Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác 	nhau.(0,5điểm) 
	+ Giờ múi: Người ta chia bề mặt TĐ ra làm 24 múi giờ. Các địa phương nằm trong 	cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. (1,0 điểm) 
	+ Giờ quốc tế (GMT): Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế. (1,0 điểm) 
b- Nêu các nguyên nhân làm khí áp thay đổi. (2,5 điểm)
+ Độ cao: Khí áp giảm khi lên cao vì càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén nhỏ.(0,75 điểm)
+ Nhiệt độ: 
Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi. Khí sáp giảm. (0,5 điểm). 
Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng lên nên khí áp tăng.(0,5 điểm)
+ Độ ẩm: Khí áp giảm khi không khí chứa nhiều hơi nước (độ ẩm không khí tăng) (0,75 điểm) 
Câu 2: (3 điểm) Giải thích nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí.
 Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề TĐ sau khi hấp thụ bức xạ MT, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.
Câu 3: (2điểm) Trình bày hoạt động của gió đất, do đâu gió đất được hình thành? Vẽ hình minh họa.
- Gió đất thổi từ đất liền ra biển vào ban đêm. (0,25 điểm)
- Gió đất được hình thành do sự nhiệt khác nhau giữa biển và đất liền. (0,5 điểm)
- Vẽ hình minh họa: Lục địa, đại dương. (0,25 điểm)
	Mặt Trăng. (0,5 điểm)
	Hướng gió từ đất liền ra biển . (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Dia 12-10 (Huong).doc