Đề trắc nghiệm kiểm tra Địa lí lớp 12 phần Vùng kinh tế (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra Địa lí lớp 12 phần Vùng kinh tế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm kiểm tra Địa lí lớp 12 phần Vùng kinh tế (Có đáp án)
VÙNG KINH TẾ
ĐỀ LUYỆN SỐ 10
[]
Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta là vùng
a. Đồng bằng sông Hồng.	b. TDMN Bắc Bộ.	
c. Bắc Trung Bộ.	d. Tây Nguyên.
[]
Nguồn than khai thác ở TDMN Bắc Bộ phục vụ chủ yếu cho 
a. xuất khẩu.	b.các nhà máy luyện kim đen trong vùng.	
c. các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.	d. sinh hoạt.
[]
Quặng Apatit (Lào Cai) khai thác nhằm phục vụ cho việc sản xuất
a. thủy tinh.	b. thép.	c. vật liệu xây dựng.	d. phân lân.
[]
Việc phát triển thủy điện ở vùng TDMN Bắc Bộ sẽ là động lực cho việc
a. khai thác và chế biến khoáng sản.	b. phát triển kinh tế nông thôn miền núi.
c. phát triển giao thông các tỉnh biên giới 	d. giao lưu kinh tế với các nước láng giềng.
[]
Ở TDMN Bắc Bộ nhóm đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở
a. các cao nguyên phía Tây Bắc.	b. các cao nguyên ở Hà Giang.	
c. vùng trung du.	d. dọc theo các thung lũng sông.
[]
Điều kiện khí hậu thuận lợi để trồng cây công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới ở TDMN Bắc Bộ là
a. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.	
b. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.	
c. tính chất cận xích đạo gió mùa.	
d. tính chất cận nhiệt đới gió mùa.
[]
Ở TDMN Bắc Bộ, địa phương có thể trồng rau ôn đới, sản xuất hạt giống, trồng hoa xuất khẩu là
a. Hà Giang.	b. Sa Pa.	c. Tuyên Quang.	d. Cao Bằng.
[]
 Ngoài những thiên tai như rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông, nông nghiệp của TDMN Bắc Bộ còn gặp khó khăn khác là
a. mạng lưới công nghiệp chế biến chưa phát triển .	
b. thị trường bất ổn định.	
c. thiếu vốn đầu tư.	
d. tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc.
[]
Việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa của vùng TDMN Bắc Bộ có tác dụng hạn chế
a. tình trạng thiếu nước vào mùa đông.	b. tình trạng du canh, du cư.	
c. việc duy trì nền nông nghiệp cổ truyền.	d. việc thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.
[]
Yếu tố gây khó khăn trong việc phát triển ngành chăn nuôi ở TDMN Bắc Bộ là
 a. thiếu nguồn thức ăn tự nhiên.	b. thiếu nguồn thức ăn từ công nghiệp chế biến. 
c. công tác vận chuyển sản phẩm.	d. công nghiệp chế biến chưa phát triển.
[]
Du lịch biển-đảo của vùng TDMN Bắc Bộ tập trung mạnh nhất ở
a. quần thể Hạ Long.	b. Hải Phòng.	
c. đảo Cát Bà.	d. đảo Bạch Long Vĩ.
[]
Về mặt xã hội, vấn đề khó khăn nhất của vùng ĐBSH hiện nay là
a. dân cư đông.	b. chất lượng nguồn lao động .	
c. vấn đề việc làm.	d. tình hình gia tăng dân số.
[]
Vùng ĐBSH chưa phát huy hết thế mạnh là do
a. dân số quá đông.	b. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn nhiều.	
c. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.	d. cơ sở vật chất đã bị xuống cấp.
[]
Ở vùng ĐBSH, trong ngành trồng trọt, nhóm sản phẩm được quy hoạch để tăng tỉ trọng là
a. cây lương thực.	b. cây công nghiệp , cây thực phẩm, cây ăn quả.	
c. cây hoa màu.	d. rau ôn đới vụ đông.
[]
Trong ngành dịch vụ vùng ĐBSH có thế mạnh nhất về
a. du lịch.	b. tài chính, ngân hàng.	
c. giáo dục-đào tạo.	d. viễn thông.
[]
Vấn đề hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành mà còn
a. tạo ra nền nông nghiệp hàng hóa cho vùng.	
b. tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu knh tế theo không gian.	
c. tạo ra động lực cho sự phân công lao động mới.	
d. tạo ra hành lang kinh tế với nước bạn Lào..
[]
Đối với vùng Bắc Trung Bộ, trong công tác lâm sinh, cần quan tâm đến việc
a. bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã.	
b. giữ gìn, bảo vệ các nguồn gen quý hiếm.	
c. bảo vệ các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển trong vùng.	
d. trồng rừng phòng hộ ven biển.
[]
Ở vùng Bắc Trung Bộ, địa phương được xem là tỉnh trọng điểm về nghề cá của vùng là
a. Thanh Hóa.	b. Nghệ An.	c. Hà Tĩnh.	d. Quảng Trị.
[]
Loại khoáng sản chỉ có ở vùng Bắc Trung Bộ là
a. Apatit.	b. đất hiếm.	c. crôm.	d. Bôxit.
[]
Trong vùng Bắc Trung Bộ của khẩu quốc tế quan trọng nhất là
a. Nậm Cắn.	b. Cầu Treo.	c. Cha Lo.	d. Lao Bảo.
[]
Các cảng biển lớn của vùng Bắc Trung Bộ là Nghi Sơn, Vũng Áng và 
a. Cửa Lò.	b. Đồng Hới.	c.Thuận An.	d. Chân Mây.
[]
Địa phương nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có huyện đảo?
a. Bình Thuận.	b. Quảng Ngãi.	c. Khánh Hòa.	d. Bình Định.
[]
Những địa phương ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ít mưa, khô hạn kéo dài là
a. Bình Định và Phú Yên.	b. Ninh Thuận và Khánh Hòa.	
c. Ninh Thuận và Bình Thuận.	d. Quảng Ngãi và Bình Thuận.
[]
Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ biện pháp thủy lợi tốt nhất là
a. trồng rừng.	b. xây dựng các hồ chứa nước.	
c. đắp đê ngăn mặn.	d. hạn chế làm thủy điện.
[]
Được xem là màu mỡ nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 
a. đồng bằng Quảng Nam.	b. đồng bằng Tuy Hòa.	
c. đồng bằng Bình Định.	d. đồng bằng Khánh Hòa.
[]
Ở bờ biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nuôi trồng thủy sản dựa vào
a. các vụng, đầm phá.	b. các rạn san hô.	
c. các đảo ven bờ.	d. các bãi triều ngập nước ven biển.
[] 
Vùng có điều kiện thuận lợi nhất nước ta để xây dựng cảng nước sâu là
a. Bắc Trung Bộ.	b. Duyên hải Nam Trng Bộ.	
c. TDMN Bắc Bộ.	d. Đông Nam Bộ.
[]
Về đường biển, trong tương lai, cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta sẽ là
a. cảng Đà Nẵng.	b. cụm cảng Vân Phong.	
c. cảng Cam Ranh.	d. cảng Thị Vải.
[]
Loại khoáng sản chỉ có duy nhất ở Tây Nguyên là
a. Sét cao lanh.	b. đá vôi.	c. Bô xit.	d. đá hoa cương.
[]
Đối với đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã tạo ra
a. sức thu hút lao động từ nhiều nơi.	b. tập quán sản xuất mới.	
c. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.	d. diện mạo nông thôn mới ở Tây Nguyên.
[]
Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ phải gắn liền với việc
a. bảo vệ môi trường.	b. đào tạo nguồn lao động kỹ thuật.	
c. thu hút các nguồn đầu tư.	d. xây dựng cơ sở hạ tầng.
[]
Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có ba vấn đề quan trọng đó là: vấn đề thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng và
a. đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản.	b. bảo vệ vốn rừng.	
c. khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.	d. chống xói mòn, thoái hóa đất.
[]
Trong quá trình khai thác và chế biến dầu mỏ, vùng Đông Nam Bộ cần chú ý đến 
a. thị trường tiêu thụ sản phẩm	b. công nghệ khai thác và chế biến.	
c. vấn đề ô nhiễm môi trường.	d. tiềm năng du lịch của vùng.
[]
Tài nguyên quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long là
a. nước.	b. đất.	c. khí hậu.	d. sinh vật.
[]
Nguồn tài nguyên rừng của Đồng bằng sông Cửu Long gần đây giảm sút là do
a. khai thác bừa bãi.	
b. chuyển đổi mục đích sản xuất trong nông nghiệp và cháy rừng.
c. nước biển dâng, nhiều diện tích rừng bị ngập. 
d. sự phân bố lại dân cư. 
[]
Việc phát triển đánh bắt xa bờ ngoài việc giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn
a. tạo điều kiện cho ngư dân làm giàu chính đáng .	
b. giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta.
c. góp phần bảo vệ nguồn hải sản ven bờ. 
d. góp phần khai thác tổng hợp kinh tế biển-đảo. 
[]
Xét về mặt kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phải là vùng có tỉ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và
a. đem lại hiệu quả kinh tế cao.	
b. phải đảm bảo về vấn đề môi trường.
c. có thể hổ trợ cho các vùng khác. 
d. có khả năng thu hút vốn đầu tư. 
[]
Xét về mặt xã hội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là vùng có
a. nhiều ngành công nghiệp mang tính truyền thống.	
b. nguồn lao động đông, chất lượng vào loại hàng đầu.
c. mạng lưới giao thông vận tải hoàn thiện. 
d. nền sản xuất hàng hóa sớm phát triển . 
[]
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
a. rừng, biển và thủy năng.	
b. biển, rừng và khoáng sản.
c. thủy năng và đất trồng và biển. 
d. khoáng sản, biển và thủy năng. 
[]
Nhận xét nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
a. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.	
b. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tiềm lực kinh tế mạnh nhất.
c. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có trình độ phát triển kinh tế cao nhất. 
d. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng GDP đứng thứ nhì. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KTRA_VUNG_KT.doc