Xây dựng hệ thống điều khiển nhiệt độ của lò nung

pdf 43 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng hệ thống điều khiển nhiệt độ của lò nung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng hệ thống điều khiển nhiệt độ của lò nung
1 
Mục Lục 
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................... 2 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÒ ĐIỆN TRỞ VÀ CÔNG NGHỆ NUNG ................................................. 4 
1.1. Tổng quan về lò điện trở. .................................................................................................................. 4 
1.1.1. Định nghĩa: ................................................................................................................................ 4 
1.1.2. Cấu tạo: ..................................................................................................................................... 4 
1.2. Công nghệ nung. ............................................................................................................................... 7 
1.2.1. Định nghĩa, công nghệ nung. .................................................................................................... 7 
1.2.2. Bài toán truyền nhiệt. ................................................................................................................ 8 
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ .................................................................................................... 9 
2.1. Thiết bị đo. ........................................................................................................................................ 9 
2.2. Thanh điện trở. .................................................................................................................................. 9 
2.3. Các thiết bị kết nối. ......................................................................................................................... 10 
2.4. Relay bán dẫn SSR. (SSR 40DA G3NA-240B). ............................................................................... 13 
2.5. Máy tính PC và phần mềm Matlab. ................................................................................................ 15 
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH NUNG .................................. 16 
3.1. Nhận dạng mô hình lò. ....................................................................................................................... 18 
3.2. Thiết kế bộ điều khiển..................................................................................................................... 24 
a. Phƣơng pháp Ziegler Nichol 1 ........................................................................................................ 25 
b. Phƣơng pháp Chien – Hrones – Reswich ....................................................................................... 26 
c. Phƣơng pháp Ziegler-Nichols 2 ...................................................................................................... 28 
d. Phƣơng pháp tổng hợp bằng PID tuning trên Matlab ..................................................................... 30 
e. Phƣơng pháp tối ƣu đối xứng. ......................................................................................................... 31 
3.3. Mô phỏng các bộ điều khiển. .......................................................................................................... 31 
a. Theo thông số bộ điều khiển xác định bởi phƣơng pháp Ziegler Nichol 1 .................................... 32 
b. Theo thông số xác định bới phƣơng pháp Nichols 2. ..................................................................... 33 
c. Theo thông số xác định bới PID tuning ta đƣợc đồ thị nhƣ sau:..................................................... 34 
d. Theo thông số của phƣơng pháp tối ƣu đối xứng............................................................................ 35 
e. Theo phƣơng pháp pháp Chien – Hrones – Reswich. ..................................................................... 36 
3.4. Áp dụng các bộ điều khiển vào điều khiển lò thực. ........................................................................ 40 
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................................. 43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................................. 43 
2 
LỜI MỞ ĐẦU 
Góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc, ngành công nghiệp nói chung đóng 
góp đặc biệt vào sự phát triển đó. Sự cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ giá 
thành sản phẩm đã thúc đẩy các nhà sản xuất coi việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, 
năng suất lao động nhƣ là nhiệm vụ số một của tổ chức. Muốn làm đƣợc điều này có 
một giải pháp là áp dụng Điều khiển tự động vào quá trình sản xuất nhằm đáp ứng 
những chỉ tiêu chất lƣợng cũng nhƣ giá thành sản phẩm. Việt Nam là nƣớc đang phát 
triển, vì vậy những năm tới, ngành công nghiệp luyện kim và ngành công nghiệp cán 
thép sẽ phát triển mạnh mẽ. Các ngành này đã đƣợc ứng dụng Điều khiển tự động vào 
và đã đem lại nhiều lợi ích cũng nhƣ đạt kết quả cao trong quá trình sản xuất. 
Việc ứng dụng điều khiển tự động vào trong lò nung công nghiệp là điều khiển 
quá trình gia nhiệt cho phôi nung, vật nung trong lò nung liên tục. Trong đồ án này đã 
“Xây dựng hệ thống điều khiển nhiệt độ của lò nung”. Việc xây dựng một hệ thống 
điều khiển nhiệt độ lò trên cơ sở nhiệt độ của vật nung, nghĩa là thông qua điều khiển 
nhiệt độ lò sẽ điều chỉnh nhiệt độ thực của vật nung trong quá trình gia nhiệt bám theo 
đƣờng nhiệt độ cho trƣớc theo yêu cầu công nghệ. 
Trong quá trình điều khiển nhiệt độ lò theo yêu cầu bài toán thì ta có thể thiết kế 
các bộ điều khiển trên cơ sở các bộ điều khiển PID kinh điển. Hệ thống điều khiển lò 
nung liên tục này phải đảm bảo các yêu cầu: 
- Nhiệt độ lò đạt giá trị mong muốn. 
3 
- Thời gian nung phù hợp. 
Nội dung đồ án gồm: 
Chƣơng 1: Tổng quan về lò điện trở và công nghệ nung. 
Chƣơng 2: Giới thiệu hệ thống điều khiển lò nung trên phòng thí nghiệm. 
Chƣơng 3: Xây dựng hệ thống điều khiển nhiệt độ lò nung. 
Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của các 
thầy, cô giáo trong bộ môn Điều khiển tự động và bạn bè, đặc biệt là thầy trực tiếp 
hƣớng dẫn em, thầy giáo ThS.Nguyễn Việt Dũng đã nhiệt tình chỉ bảo. Tuy nhiên do 
thời gian và kiến thức có hạn, nên đồ án này không tránh khỏi những sai sót. Em mong 
nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn về kiến thức 
của mình. 
Hà Nội, tháng 12 năm 2016 
Nhóm sinh viên 
Vũ Hải Hoàng 
Phạm Ngọc Cƣờng 
Hồ Văn Thiện 
Nguyễn Quốc Phong 
4 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÒ ĐIỆN TRỞ VÀ CÔNG NGHỆ NUNG 
1.1. Tổng quan về lò điện trở. 
1.1.1. Định nghĩa: 
Lò điện trở là thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng; đƣợc dùng trong các 
quá trình công nghệ khác nhau nhƣ nung và nấu chảy vật liệu. 
Lò điện đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp: 
 Sản xuất thép chất lƣợng cao. 
 Nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện. 
 Nung nóng phôi trƣớc khi cán, đúc, kéo, dập. 
 Trong công nghiệp nhẹ: đƣợc dùng để sấy, mạ vật phẩm. 
 Nung các sản phẩm thuỷ tinh, gốm sứ, vật liệu chịu lửa, cách nhiệt. 
Trong đời sống sinh hoạt, lò điện cũng có nhiều ứng dụng nhƣ bình đun nƣớc, 
nung rắn, sấy nhiệt 
1.1.2. Cấu tạo: 
Cấu tạo lò điện 
1: lớp cách nhiệt 3: buồng lò 5: vỏ lò 
2: lớp chịu lửa 4: dây nung 6: vật nung 
Lò điện thƣờng có 3 phần chính là: vỏ lò, lớp lót và dây nung. 
5 
- Vỏ lò. 
Vỏ lò thƣờng là một khung cứng, vững, chịu tải trọng trong quá trình làm việc của 
lò. Vỏ lò cũng có tác dụng giữ lớp cách nhiệt và đảm bảo lò kín. 
Với các lò đốt khí, để đảm bảo an toàn vỏ lò phải hoàn toàn kín. Với các lò điện trở thông 
thƣờng, vỏ lò đủ kín để giảm hao tổn nhiệt và tránh không khí bên ngoài lùa vào. 
- Lớp lót. 
Lớp lót lò thƣờng gồm 2 phần vật liệu: chịu lửa và cách nhiệt. 
Phần vật liệu chịu lửa đƣợc xây bằng gạch tiêu chuẩn, hình dạng tuỳ theo kích 
thƣớc buồng lò. 
Phần cách nhiệt nằm giữa vỏ lò và lớp chịu lửa. Mục đích chủ yếu để giảm tổn 
thất nhiệt. Đối với đáy, phần cách nhiệt đòi hỏi phải có độ bền cơ học nhất định. 
Dây nung. 
- Dây nung là bộ phận sinh nhiệt. Do làm việc trong điều kiện nặng nề nên phải 
đảm bảo đƣợc các yêu cầu về độ bền, độ cứng, tuổi thọ, khả năng sinh nhiệt. Dây 
nung đƣợc chia làm 2 loại: dây nung kim loại và dây nung phi kim. 
1.1.3. Ƣu điểm của lò điện: 
 Có khả năng tạo ra nhiệt độ cao do nhiệt năng đƣợc tập trung trong một thể tích 
nhỏ. 
 Tốc độ nung nhanh, năng suất cao. 
 Đảm bảo nung đều, nung chính xác do dễ điều chỉnh và khống chế chế độ điện, 
chế độ nhiệt. 
 Lò đảm bảo đƣợc độ kín, giảm đƣợc tổn thất nhiệt. 
 Có khả năng cơ khí hoá, tự động hoá quá trình vận chuyển phôi trƣớc và sau khi 
nung. 
 Đảm bảo điều kiện vệ sinh: không có bụi, không có khói, ít tiếng ồn. 
6 
Với những ƣu điểm vƣợt trội so với lò nhiên liệu nên em chọn điều khiển lò 
điện. Trong thực tế, lò nung đốt nhiên liệu vẫn còn đƣợc sử dụng trong một số ngành 
công nghiệp và có những ƣu điểm riêng, phù hợp với yêu cầu đặc thù sản xuất. 
Bên cạnh ƣu điểm thì lò điện cũng có những vấn đề gặp phải. Đó là sử dụng 
năng lƣợng điện có chi phí tiêu thụ đắt và yêu cầu ngƣời vận hành, điều khiển phải có 
trình độ cao. 
1.1.4. Nguyên lý làm việc: 
 Khi dòng điện chạy qua vật dẫn có điện trở R (vật rắn hoặc chất lỏng), nó sẽ 
toả ra một nhiệt lƣợng theo định luật Jun-Lenx. Năng lƣợng nhiệt đƣợc sinh ra sẽ đốt 
nóng chính bản thân vật dẫn và gián tiếp đốt các vật nung xếp gần đó. 
Công thức tính nhiệt lƣợng toả ra theo định luật Jun-Lenx: 
Q = I
2
. R .t (J) (1.1) 
Trong đó: 
Q: nhiệt lƣợng toả ra (J). 
I: giá trị hiệu dụng của dòng điện chạy trong dây dẫn (A). 
R: điện trở dây dẫn (Ω). 
t: thời gian dòng điện chạy trong dây dẫn (s). 
Từ công thức trên ta thấ điện trở R có thể đóng vai trò là vật nung (nung trực 
tiếp) hoặc là dây nung (nung gián tiếp). Trƣờng hợp thứ nhất ít gặp vì chủ yếu để nung 
những vật có hình dạng đơn giản (tiết diện tròn, vuông, hình chữ nhật). Trƣờng hợp thứ 
hai đƣợc sử dụng phổ biến trong công nghiệp, dây nung khi phát ra nhiệt sẽ truyền 
nhiệt cho vật nung qua bức xạ, đối lƣu, dẫn nhiệt và một số quá trình truyền nhiệt phức 
tạp. 
Trong đề tài này, lò em sử dụng là lò nung gián tiếp. 
7 
1.2. Công nghệ nung. 
1.2.1. Định nghĩa, công nghệ nung. 
Quá trình nung là quá trình gia nhiệt, đảm bảo vật nung đạt tới nhiệt độ cần 
thiết, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về liên kết vật lý và cấu trúc ban đầu. 
Trong dây chuyền cán, đúc thép liên tục, phôi trƣớc khi gia công phải đạt đƣợc 
nhiệt độ cần thiết (thông thƣờng nhiệt độ phôi là 1200oC). Mục đích là tạo cho kim loại 
có đƣợc độ dẻo đồng nhất, đồng thời giữ đƣợc cơ tính vật lý trong suốt thời gian gia 
công. Trƣớc khi đƣợc đƣa ra cán, đúc phôi phải đƣợc nung trong lò nung. Quá trình 
nung phôi có ý nghĩa rất quan trọng với công nghệ gia công thép nói riêng và kim loại 
nói chung. Nó quyết định phần lớn chất lƣợng của sản phẩm, đồng thời với chế độ 
nung hợp lý sẽ tiết kiệm đƣợc nhiên liệu và tăng năng suất lao động. 
 Khi phôi đƣợc đƣa vào lò nung sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt giữa không 
gian lò và vật nung. Trên bề mặt và trong lòng phôi xảy ra các sự biến đổi về cơ, lý 
tính. Để đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, ta cần khống chế 2 quá trình: thứ nhất là quá 
trình truyền nhiệt từ nguồn nhiệt đến bề mặt vật nung. Thứ hai là quá trình truyền nhiệt 
từ mặt ngoài vào tâm (nung 2 mặt) hoặc từ mặt trên xuống dƣới theo bề dày phôi (nung 
1 mặt). Quá trình thứ nhất phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trƣờng khí trong lò. Quá 
trình thứ hai phụ thuộc vào thời gian và tính chất của vật liệu nung. Việc can thiệp vào 
quá trình nà tƣơng đối khó bởi việc kiểm soát hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, hệ số 
truyền nhiệtcủa phôi (cụ thể là thép 1%C) không dễ dàng. Trong đề tài này, em sẽ đi 
sâu về quá trình thứ nhất, đó là thiết kế các bộ điều khiển nhiệt độ môi trƣờng lò và từ 
đó điều khiển nhiệt độ phôi. 
Khi nung vật, để chọn chế độ nung, thƣờng căn cứ vào tiêu chuẩn Biot để đánh 
giá bề dày vật. Với các vật mỏng, khi nung nhiệt độ các lớp đồng đều, có thể chọn chế 
độ nung đáp ứng nhanh. Với vật dày sẽ chọn chế độ nung sao cho nhiệt độ mặt trên và 
mặt dƣới, giữa các lớp trong vật có sự chênh lệch trong giới hạn cho phép; đảm bảo kết 
cấu vật lý, cơ học của vật. 
8 
1.2.2. Bài toán truyền nhiệt. 
Truyền nhiệt bên trong lò nung gồm 2 quá trình chính là: truyền nhiệt bên ngoài 
vật nung và truyền nhiệt trong lòng vật nung. 
Truyền nhiệt bên ngoài vật nung: 
Nhiệt truyền bên ngoài vật nung gồm 2 thành phần: nhiệt bức xạ và nhiệt đối 
lƣu. 
 Truyền nhiệt bức xạ: là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, xảy ra cả 
trong môi trƣờng chân không. Vật càng sẫm màu và bề mặt càng xù xì thì hấp thụ bức 
xạ nhiệt càng cao. 
 Truyền nhiệt đối lưu: là sự truyền nhiệt do chuyển động của các dòng chất lỏng 
hay chất khí giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau. 
Truyền nhiệt trong lòng vật nung: 
Dẫn nhiệt: nhiệt trong vật chỉ đƣợc truyền theo phƣơng bề dày của vật từ trên 
xuống dƣới.. Nhiệt truyền tới bao gồm: nhiệt giữ lại làm nóng tại lớp đó, nhiệt truyền 
cho lớp dƣới. 
9 
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ 
2.1. Thiết bị đo. 
Để đo nhiệt độ buồng lò và vật nung ta sử dụng cặp nhiệt điện loại Crômen- 
Alumen tiết diện 0,5mm (XA và K). Crômen- Alumen là loại cặp nhiệt điện sử dụng 
phổ biến trong công nghiệp. Thành phần hóa học của cặp nhiệt điện XA là: dây 
dƣơng Crômen, dây âm Alumen là hợp kim 94%Ni + 2%Al + 2.5%Mn + 1%SiO + 
0.5Fe. Giới hạn đo nhiệt độ của cặp nhiệt điện này ở chế độ dài hạn là 1100°C và ở 
chế độ ngắn hạn là 1300°C. Đặc tính đầu ra của cặp nhiệt điện có thể coi là tuyến 
tính, độ nhạy trung bình có thể lấy bằng = 0.041 mV/oC, E(100) = 4,1 mV; E(500) = 
20,65 mV; E(1000) = 41,32 mV. 
Sai số đo: khi t ≤ 300 oC; ΔE = ± ,1 mV. 
 Khi t ≥ 300 oC; nhiệt độ đƣợc tính theo công thức: E =[0,16 + 2.10-4(t-300)] 
mV. 
2.2. Thanh điện trở. 
Ta sử dụng thanh điện trở bằng vật liệu phi kim cacborun(SiC). Các thanh 
cacborun chỉ khác nhau về cấu trúc cũng nhƣ phƣơng pháp chế tạo. Cacborun chịu 
đƣợc nhiệt độ 1350 ÷1450oC nên đảm bảo cho yêu cầu bài toán nung vật tối đa đến 
1200
o
C. 
Điện trở suất của cacborun lớn hơn nhiều so với kim loại vì vậy các thanh 
cacborun thƣờng có tiết diện lớn. Khi tăng nhiệt độ khi nung cacborun có đặc tính là 
giòn dễ gẫy nên phải sấy và nâng nhiệt từ từ. Khi làm việc, thanh nung bị già hoá. Do 
các thanh nung khác nhau thì bị già hoá khác nhau nên không đấu nối tiếp các thanh. 
Thanh cacbonrun thƣờng có dạng ống, tiết diện hai đầu lớn hơn tiết diện thân để 
hạn chế toả nhiệt ở hai đầu. 
Các thông số của thanh cacborun mã hiệu: KHM-8x180: 
- Chiều dài toàn thanh: 400 mm. 
10 
- Đƣờng kính hai đầu: 14 mm 
- Điện trở toàn thanh ở trạng thái nóng: 1,8 ÷3,6 Ω 
2.3. Các thiết bị kết nối. 
PCI 1716L và PCLD 8710 là 2 card của hãng Advantech, đƣợc dùng để kết nối 
điều khiển với relay bán dẫn. 
2.3.1. PCLD 8710. 
PCLD 8710 là thiết bị đầu-cuối, tạo kết nối thuận tiện và tin cậy cho PCI 1716, 
1716L. Các card này đều có các đầu nối 68-pin SCSI-II. 
Mạch PCLD 8710 có tích hợp sẵn các mạch cảm biến, cho phép đo trực tiếp 
nhiệt từ các đầu dò cặp nhiệt điện. Có thể hiệu chỉnh bù sai lệch, tuyến tính hoá bằng 
phần mềm riêng. 
Tính năng của PCLD 8710: 
- Là thiết bị đầu cuối cho PCI 1716, 1716L với kết nối 68-pin SCSI-II. 
- On-board CJC (Cold Junction Compensation), mạch đo trực tiếp từ cặp nhiệt 
điện. 
- Có sẵn không gian thiết kế các mạch lọc thông thấp, sụt áp hay điện trở shunt. 
- Tạo kết nối đáng tin cậy, khâu trung gian giữa bộ điều khiển và cơ cấu chấp hành. 
Board Layout 
11 
- CN1: 68-pin kết nối SCSI-II, cho kết nối với PCI-1710 /PCI-1710HG. 
- CN2: kết nối 2 chân cho đầu ra cho tín hiệu số. 
- CN3: kết nối 2 chân cho đầu vào cho tín hiệu số. 
- VR1: biến trở để điều chỉnh đầu dò cảm biến CJC. 
- JP0, 1: Jumpers cho thiết lập các chế độ CJC. 
Đầu ra CJC (kênh 0): 
Bằng việc thiết lập JP0 hay JP1 mà ta có thể chọn các chế độ CJC, chế độ đơn 
(single-ended) hay các chế độ khác (differential connections). 
Cách cài đặt các Jumpers nhƣ sau: 
Các chế độ của Jumpers 
12 
Trƣớc khi sử dụng, việc hiệu chỉnh và kiểm tra rất quan trọng. Để sử dụng chế 
độ CJC, cần phải thực hiện các bƣớc sau: 
- Kết nối một cảm biến nhiệt độ với PCLD 8710. 
- PCI 1716/1716L. 
- Một chƣơng trình có thể đọc dữ liệu từ card PCI (Advantech cung cấp chƣơng 
trình CJCCAL.EXE cho phép hiệu chỉnh PCLD 8710 một cách dễ dàng). 
- Một nhiệt kế số. 
- Thiết lập các Jumpers: 
- Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế số. 
- Sử dụng công thức tính điện áp hiệu chỉnh: Vt = 10(mV/oK) x T(oK) 
Trong đó: 
Vt: điện áp hiệu chỉnh. 
T: nhiệt độ đo đƣợc từ nhiệt kế số (oK) 
- Sử dụng CJCCAL.EXE đọc giá trị điện áp ra của PCLD 8710 từ chân AI0 của 
PCI. 
- Hiệu chỉnh điện áp đầu ra của VR1 cho đến khi bằng với giá trị điện áp tính 
tƣơng ứng với nhiệt độ đo đƣợc. 
Sơ đồ nối chân PCLD 8710. 
2.3.2. PCI 1716L. 
PCI 1716L là một card có độ phân giải cao trong dòng PCI. Đƣợc thiết kế cho 
các tính năng đặc biệt, hoàn chỉnh cho việc thu thập và kiểm soát dữ liệu. Chức năng 
250KS/s, chuyển đổi A/D 16 bit. PCI 1716L cung cấp 8 kênh vào A/D khác nhau, 2 
kênh đầu ra D/A 16 bit, 16 kênh vào-ra số và một kênh counter 16 bit 10MHz. 
PCI 1716L hỗ trợ bus chủ DMA cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao. Bằng 
việc thiết lập một khối nhớ riêng mà 1716L có thể truyền dữ liệu mà không cần CPU 
13 
của máy tính. Cho phép thực hiện tất cả các chức năng trên I/O đòng thời với tốc độ 
cao mà không làm mất dữ liệu. 
PCI 1716L có một vùng nhớ đệm FIFO (First In First Out) trên bo mạch. Nó có 
thể lƣu trữ 1K mẫu A/D. Đâ là một tính năng quan trọng để chuyển dữ liệu nhanh hơn 
và hiệu suất dự đoán nhiều hơn cho các hệ thống Windows. 
2.4. Relay bán dẫn SSR. (SSR 40DA G3NA-240B). 
SSR (Solid State Rela ) là rơ-le sử dụng vật liệu bán dẫn để đóng mở dòng điện, 
không có tiếp điểm cơ khí nhƣ rơ-le điện từ. 
SSR làm việc theo nguyên tắc điều khiển góc pha, ví dụ nhƣ điều khiển điện áp 
theo sóng hình sin phụ thuộc vào tín hiệu đầu vào (0-40 mA/5-24 VDC). Thích hợp 
cho điều khiển nhiệt, đèn, quạt. Ở đề tài này tín hiệu điểu khiển là xung PWM. 
Cấu tạo: 
SSR có cấu tạo gồm 1 coupling và một hoặc nhiều MOSFET. Coupling có vai 
trò cách l dòng điện điều khiển nhỏ với dòng tải lớn. Khi có dòng điện nhỏ thì một 
đèn LED sẽ phát quang và đối diện nó là một DIOT thu quang. Diot nhận ánh sáng và 
kích hoạt dòng qua các MOSFET giáp lƣng với nó, cho phép dòng tải chạy qua mạch. 
 Cấu tạo bên trong SSR 
14 
 Sơ đồ kết nối điều khiển SSR 
Thông số: 
2.4.1. Dòng điện: 40A. 
2.4.2. Nếu có tản nhiệt: 0.1 – 40 A( 40°C ) 
2.4.3. Nếu không có tản nhiệt: 0.1 – 6A 
2.4.4. Điện áp vào: 5- 24VDC. 
2.4.5. Phạm vi hoạt động: 4- 32VDC 
2.4.6. Điện áp ra: 24- 240VAC. 
2.4.7. Phạm vi tải điện áp: 19 – 264 VAC. 
Ưu điểm của SSR: 
2.4.8. Đóng ngắt nhanh. 
2.4.9. Dòng và điện áp điều khiển nhỏ. 
2.4.10. Tuổi thọ dài do không có phần cơ khí chuyển động nên không bị bào mòn. 
2.4.11. Không có tia lửa điện. 
2.4.12. Kích thƣớc nhỏ gọn, dễ dàng kết nối. 
Nhược điểm: 
2.4.13. Khi đóng mạch sinh nhiều nhiệt và có nhiễu điện. Đặc tính Von/Ampe 
không tuyến tính. 
2.4.14. Có hiện tƣợng đóng mạch giả do sự chuyển điện áp nhất thời. Có thiên hƣớng 
ngắn mạch khi bị hƣ hỏng. 
2.5. Máy tính PC và phần mềm Matlab. 
15 
Ở đây máy tính PC chứa phần mềm Matlab đóng vai trò là nơi xây dựng các 
khối điều khiển cũng nhƣ mô phỏng, hiển thị, giám sát đối tƣợng. 
Các thông số chung của máy tính PC: 
- CPU 2.5Hz 
- Ram 3G 
- Hề điều hành Win7 
- Cài phần mềm Matlab 2013b 
- Một chƣơng trình có thể đọc dữ liệu từ card PCI (Advantech cung cấp chƣơng 
trình CJCCAL.EXE cho phép hiệu chỉnh PCLD 8710 một cách dễ dàng). 
Phần mềm Matlab 
Matlab là p

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDieu_Khien_Lo_Dien_Tro.pdf