Vật lý 9 - Ôn tập chương 2 – Âm học

doc 5 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1743Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vật lý 9 - Ôn tập chương 2 – Âm học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lý 9 - Ôn tập chương 2 – Âm học
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – ÂM HỌC
I/ Tóm tắt kiến thức:
1) Nguồn âm:
- Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Các nguồn âm đều dao động.
- Khi gãy đàn ghi-ta: Dây đàn dao động.
- Khi thổi sáo: cột khí trong ống sáo dao động. 
- Khi thổi vào ống nghiệm: cột không khí trong ống nghiệm dao động.
- Khi ta nói: dây âm thanh dao động. (Vì khi ta nói không khí từ phổi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm các dây âm thanh dao động).
- Khi gõ trống: mặt trống dao động.
- Khi chơi đàn bầu: dây đàn và bầu đàn phát ra âm thanh.
2) Độ cao của âm (Tần số)
- Tần số ( f ): số dao động trong 1 giây. 	
Đơn vị: héc (Hz)
 f : tần số
 N: số dao động trong thời gian t
 t : thời gian thực hiện số dao động (giây)
- Dao động càng nhanh Tần số dao động càng lớn Âm phát ra càng cao (âm bổng)
 Dao động càng chậm Tần số dao động càng nhỏ Âm phát ra càng thấp (âm trầm)
nhỏ hơn 20 Hz
20 Hz – 20.000 Hz
lớn hơn 20.000 Hz
Hạ âm
Vd: Rắn(nghe bằng bụng) Cá voi; Hươu cao cổ; Voi
Người bình thường nghe được
Siêu âm
Vd: Chó; dơi; bướm đêm
(bướm hổ); bọ ngựa
3) Độ to của âm (Biên độ):
- Dao động càng mạnh Biên độ dao động càng lớn Âm phát ra càng to.
 Dao động càng yếu Biên độ dao động càng nhỏ Âm phát ra càng nhỏ.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
 + Tiếng nói chuyện bình thường: 40 dB
 + Ngưỡng đau tai: 130 dB
4) Môi trường truyền âm:
- Âm thanh truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.
- Âm thanh không truyền được trong chân không.
- Vận tốc truyền âm: Vrắn > Vlỏng > Vkhí 
 VD: Thép (6100 m/s) > nước (1500 m/s) > không khí ( 340 m/s)
5) Phản xạ âm – Tiếng vang:
- Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ.
- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra ít nhất 1/15 giây.
 + Vật phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém): phẳng, nhẵn, cứng.
 VD: gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch,
 + Vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt): ghồ ghề, xốp, mềm.
 VD: xốp, bông, len, mút, cao su xốp, nhung, dạ
- Ứng dụng phản xạ âm:
 + Về địa lý: nhà địa chất thăm dò địa chất; nhà hải dương học xác định độ sâu của biển;...
 + Động vật: dơi sử dụng phản xạ âm để tránh chướng ngại vật khi bay.
 + Trong các phòng họp, hòa nhạc, thu thanh: treo các rèm nhung, dạ để giảm tiếng vang.
6) Chống ô nhiễm tiếng ồn: 3 cách:
- Tác động vào nguồn âm. Ví dụ: treo các biển cấm như “Cấm bóp còi”, “Cấm họp chợ” tại những nơi gần bện viện, trường học.
- Phân tán âm trên đường truyền. Ví dụ: trồng nhiều cây xanh để âm thanh truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
- Ngăn không cho âm truyền đến tai. Ví dụ: xây dựng các bức tường cách âm; làm tường nhà dày bằng xốp, phủ dạ, phủ nhung,. để ngăn bớt âm truyền qua chúng; xây các bức tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
* Một số vật liệu dùng để ngăn chặn âm, làm âm truyền qua ít: tường gạch, trần bê tông, vách gỗ,
* Một số vật liệu phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) dùng để cách âm: Kính, mặt đá hoa,
II/ BÀI TẬP:
Câu 1: Tại sao khi gió lùa qua khe cửa hẹp thì có tiếng phát ra?
Câu 2: Khi đi qua một đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải là âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không?
Câu 3: Tại sao khi để ấm nước trên cao rót vào cốc thì nghe âm thanh phát ra, còn để ấm dưới sát bề mặt cốc thì không có âm phát ra?
Câu 4: Tại sao khi có gió nhẹ mặt hồ gợn sóng lăn tăn (dao động) ta lại không nghe thấy tiếng?
Câu 5: Tại sao khi bơm lốp xe người thợ lại lấy búa hoặc thanh sắt gõ vào lốp.
Câu 6: Khi ta vỗ tay: Nếu hai bàn tay khum lại sẽ phát ra âm trầm còn nếu xòe ra thì tay lại phát ra âm cao hơn. Tại sao?
Câu 7: Hãy giải thích tại sao khi ta sờ vào mặt trống và nếu thấy mặt trống còn rung thì còn nghe tiếng trống, và nếu mặt trống hết rung thì ta không còn nghe tiếng trống nữa?
Câu 8: Tại sao khi khát nước, uống nước vào thì giọng sẽ thay đổi ?
Câu 9: Tại sao chúng ta có thể nghe được âm do cánh con ruồi, con muỗi bay tạo ra mà không nghe được âm do cánh con chim bay tạo ra?
Câu 10: Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ: “Thùng rỗng kêu to”.
Câu 11: Một người khẳng định: khi ông ta nghe tiếng sao diều có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng những kiến thức vật lý, hãy giải thích và cho biết lời khẳng định trên đúng hay sai?
Câu 12: Trong võ thuật cổ truyền có truyền thuyết về loại võ công “sư tử hống”. Người luyện được loại võ này có thể hét to làm đám đông choáng váng đầu óc và có thể bị thương nặng hoặc chết. Theo em điều này có đúng không? Vì sao?
Câu 13: Để đo vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, người ta dùng cái ống sắt dài 68m. Dùng búa gõ nhẹ một cái vào một đầu của ống, thì đầu kia nghe được hai tiếng gõ, tiếng nọ cách tiếng kia 0,188 giây.
a)Hãy giải thích tại sao ở đầu kia nghe được 2 tiếng gõ.
b) Tìm vận tốc âm thanh truyền trong sắt, biết vận tốc âm thanh truyền trong không khí là 340 m/s.
Câu 14: Tại sao khi xem phim nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy miệng các diễn viên mấp máy sau đó mới nghe tiếng nói của họ.
Câu 15: Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, để phát hiện xe tăng địch từ xa các chiến sĩ ta thường áp tai xuống mặt đất. Tại sao?
Câu 16: Một người nhìn thấy một người gõ trống, sau 2s mới nghe thấy tiếng trống. Hỏi người đó đứng cách chỗ đánh trống bao xa?
Câu 17: Một người đứng cạnh ống kim loại. Khi gõ vào đầu kia của ống, người đó nghe hai âm cách nhau 0,5s. Tính chiều dài của ống kim loại. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, vận tốc truyền âm trong kim loại là 610m/s
Câu 18: Một người đứng cách bờ tường một khoảng nào đó, sau khi phát ra một tín hiệu âm thanh sau 1s nghe tiếng vọng lại. Hãy tính khoảng cách từ người đó đến bức tường.
Câu 19: Một người nhìn thấy máy bay bay trước mặt mình sau 1,5s mới nghe thấy tiếng máy bay đó. Tính vận tốc của máy bay?
Câu 20: Hai nguồn âm lần lượt thực hiện được 6300 dao động trong thời gian 1,5 phút và 12000 dao động trong 2 phút. Hỏi âm do nguồn nào phát ra cao hơn? Tại sao?
Câu 21: Giải thích vì sao những ngôi nhà ở mặt phố người ta thường lắp cửa kính và cửa hai lớp ở các cửa ra vào?
Câu 22: Tại sao những nơi công cộng các trạm điện thoại thường làm bằng buồng kính?

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_HE_17_QUANG_TRUNG.doc