Vấn đề cách phát âm củaa “ed” được thêm vào sau động từ thường và cách phát âm của s/es được thêm vào sau danh từ hoặc động từ thường

docx 26 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 277Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề cách phát âm củaa “ed” được thêm vào sau động từ thường và cách phát âm của s/es được thêm vào sau danh từ hoặc động từ thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề cách phát âm củaa “ed” được thêm vào sau động từ thường và cách phát âm của s/es được thêm vào sau danh từ hoặc động từ thường
TRỌNG TÂM NGỮ PHÁP 
VẤN ĐỀ CÁCH PHÁT ÂM CỦaA “ED” ĐƯỢC THÊM VÀO SAU ĐỘNG TỪ THƯỜNG VÀ CÁCH PHÁT ÂM CỦA S/ES ĐƯỢC THÊM VÀO SAU DANH TỪ HOẶC ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Cách phát âm của ED
-ED có 3 cách đọc
Đọc là /id/ khi là động từ tận cùng bằng /t/ hoặc /d/:
Eg: 	import	→	imported
	mend	→	mended
Đọc là /t/ khi là động từ tận cùng bằng /f/, /p/, /k/, /s/, /θ/, /ʃ/, /tʃ/:
Eg:	work	→	worked
	help	→	helped
Đọc là /d/ khi là động từ tận cùng bằng các âm còn lại. Cụ thể là: b, g, l, h, a, m, z, dʒ,...
Eg: 	open	→	opened
	rob	→	robbed
Cách đọc của S/ES
-S/ES có các cách đọc sau
/S/ hoặc /ES/ được phát âm là /-IZ/ khi danh từ hoặc động từ tận cùng bằng âm /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /dʒ/:
Eg: 	wash /wɒʃ/	→	washes
	raise /reIz/	→	raises
/S/ được phát âm là /S/ khi các từ tận bằng /k/, /p/, /t/, /f/
Eg: 	book	→	books
/S/ được phát âm là /Z/ khi trước nó là nguyên âm hoặc âm /b/, /d/, /g/, /l/, /m/, /n/, /r/, /v/:
Eg:	dog	→	dogs
NHẬN BIẾT CÁCH PHÁT ÂM CỦA MẪU TỰ HIỄN THỊ
C1: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các nguyên âm hiễn thị bằng các mẫu tự -ea-:
ea- được phát âm là /i:/ trong các từ sau: eat, meat, steal, neat, meal, deal, appeal, seam, sea, tea, teacher, read, reader, cheap,
ea- được phát âm là /e/ trong các từ như: health, bread, wealth, instead, dead, measure, dealth, pleasure, head, pleasant, meadow, threat, thread,
C2: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các nguyên âm hiển thị bằng mẫu tự -oo-:
oo- được phát âm là /ʊ/ khi theo sau đó là –k hay đứng trước nó là w-
Ex: look, book, bookcase, took, cook, wool, wood, wooden, woodland, 
oo- được phát âm là /u:/ khi nó theo sau bởi –t hoặc –d (ngoại trừ các từ foot, soot thì –oo- được phát âm là /ʊ/. Flood, blood thì –oo- được phát âm là /ʌ/)
oo- được phát âm là /ɔ:/ khi nó theo sau bởi –r (ngoại trừ các từ sppor, moor, boor, poor thì –oo- được phát âm là /əʊ/)
oo- được phát âm là /əʊ/ trong từ brooch
C3: Cần nắm vững sự khác nhau giửa các nguyên âm hoặc âm đôi hiễn thị bằng các mẫu tự -ou-:
Trong các từ sau đây thì –ou- được phát âm là /ɔ:/: ought, sought
Trong các từ sau đây thì –ou- được phát âm là /ʌ/: country, enough, rough, touch, tough, double, couple, young, southern
Trong các từ sau đây thì –ou- được phát âm là /aʊ/: about, bound, count, ground, hound, house, louse, mouse, pound, sound
Trong các từ sau đây thì –ou- được phát âm là /ʊ/: could, should, would 
Trong các từ sau đây thì –ou- được phát âm là /ɒ/: cough
C4: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các âm hiện thị bằng mẫu tự -c-:
c- được phát âm là /k/ trong các từ như: can, cook, cat, cancel, camp, corn, call, capital, cap, card, capture
c- được phát âm là /ʃ/ trong các từ như: musician, especially, ocean, facial, official, efficient,
c- được phát âm là /s/ trong các từ như: city, cycle, recycle, cell, century, recede, receive, 
C5: Nắm vững sự khác nhau giữa các âm hiện thị bằng mẫu tự -ch-:
ch- được phát âm là /k/ trong các từ như: chemistry, stomach, scholar, scholarship, character, school, choir, chorus, scheme, chaos, cholera,
ch- được phát âm là / tʃ/ trong các từ như: choose, watch, such, chin, cheep, chore, chop, choice, church, children, childhood,
ch- được phát âm là /ʃ/ trong các từ như: machine, schedule, chef, chemise
C6: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các âm hiện thị bằng mẫu tự -gh-:
gh- không được phát âm (âm câm) trong các từ như: sight, high, thought, though, although, height, plough, light,
gh- được phát âm là /f/ trong các từ như: rough, cough, laugh,
C7: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các âm hiện thị bằng mẫu tự -g-:
g- được phát âm là /dʒ/ khi nó đứng trước –e, -i, -y: general, gentle, village, germ, language, cottage, gymnastic, cage,
Ngoại trừ các từ: girl, get, geese, gear, geyser, giggle, gill, geisha, thì –g- được phát âm là /g/.
g- được phát âm là /g/ nếu nó đứng trước các mẫu tự -a, -h, -o, -u,  : ghost, ago, garbage, guess, guest,  
C8: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các âm hiện thị bằng mẫu tự -h-:
h- không được phát âm (âm câm) trong các từ như: hour, ghost, heir, honest, honesty, rhythm, honor,
h- được phát âm là /h/ trong các từ như: humid, human, hang, hungry, hot, high, hold,
C9: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các âm hiện thị bằng mẫu tự -th-:
th- được phát âm là /ð/ trong các từ như: that, this, father, mother, brother, those, these, there, then, they, them, the, their, than, therefore, though,
th- được phát âm là /θ/ trong các từ như: thank, thankful, theatre, theft, think, thin, thick, theory, thing, third, thirsty, thorough, thread, thousand, twentieth, tenth, bath, death,
th- được phát âm là /θ/ trong đại đa số các từ khi nó đứng cuối từ đó ngoại trừ các từ như: with, smooth thì -th- được phát âm là /ð/
C10: Cần nắm vững sự khác nhau giữa các âm hiện thị bằng mẫu tự -t-:
t- được phát âm hầu hết trong các từ: take, button, threaten,
t- được phát âm là /ʃ/ khi nó đứng trước -ion: translation, section, mention, 
t- được phát âm là /tʃ/ khi nó đứng trước -ure: picture, nature, mature, future, literature, lecture,
TRỌNG ÂM CỦA MỘT TỪ
Quy tắc 1:
Đa số các từ có hai âm tiết mà đặc biệt âm cuối bằng: er, ar, or, ow, ance, ent, y, en, on, thì trọng âm được đánh vào âm tiết đầu.
Các trường hợp ngoại lệ: ci’ment, i’deal, po’lice, de’sire, ju’ly, tech’nique, ma’chine, ca’nal, de’coy
Ex: ‘children, ‘current, ‘suffer
Quy tắc 2:
Những động từ tận cùng bằng –ENT thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai
Ex: pre’sent, con’sent
Quy tắc 3:
Những từ có hai âm tiết tận cùng –ENT sau đây luôn có trọng âm ở âm thứ hai dù nó là loại từ nào (danh từ, tính từ hay động từ):
Con’sent, con’tent, des’cent e’vent, la’ment
Quy tắc 4:
Những động từ sau đây tận cùng bằng –ER nhưng lại được nhấn mạnh ở âm tiết cuối:
Re’fer, con’fer, pre’fer
Quy tắc 5:
Đa số các danh từ có ba âm tiết, đặc biệt có hai âm cuối tận cùng bằng: ature, ary, erty, ity, orty, thì thường có trọng âm ở âm tiết đầu.
Ex: ‘property, ‘victory
Quy tắc 6:
Danh từ chỉ các môn học được đánh dấu trọng âm cách âm tiết cuối một âm.
Ex: bi’ology, e’conomics, ge’ography, ‘chemistry
Quy tắc 7:
Các từ tận cùng bằng: -ance, -ence, -ant, -ent, -ian, -ience, -ient, -iar, -ior, -ic, -ical, -eous, -ious, -ous, -ity, -ory, -ury, -ulary, -ive, -cial, -tial, -cion, -sion, -tion, -cious, -ics, -tious, -xious, -is thì dấu trọng âm thường rơi vào âm tiết trước các thành phần đó.
Ngoại trừ các trường hợp sau: ‘politics, ‘politic, ‘Catholic, a’rithmetic, ‘lunatic, ‘television
 Ex: popu’lation, mathe’matics, de’cision, a’bility, fa’miliar, lib’rarian, a’ttendance, ex’pensive, ‘special
Quy tắc 8:
Danh từ tận cùng bằng :-ate, -ite, -ude, -ute thì trọng âm cách âm tiết cuối một âm.
Ex: ‘appetite, ‘consulate, ‘institute
Quy tắc 9:
Đa số động từ có hai âm tiết thì trọng âm được đánh vào âm tiết thứ hai.
Ex: a’ffect, com’bine, dis’pose, en’large, sub’mit
Quy tắc 10:
Động từ có hai âm tiết thì trọng âm được đánh vào âm tiết đầu nếu động từ đó có âm tiết cuối là một tiếp vị ngữ và tận cùng bằng: -er, -ern, -en, -ie, -ish, -ow, -y
Ngoại trừ: a’llow
Ex: ‘study, ‘enter, ‘finish, ‘open
Quy tắc 11:
Động từ tận cùng bằng: -ate, -ude, -fy, -ply, -ize, -ise thì trọng âm được đánh cách âm tiết cuối hai vần, nhưng nếu chỉ có hai âm tiết thì trọng âm được đánh vào âm tiết cuối.
Các trường hợp đặc biệt: ‘migrate, con’tribute, a’ttribute, in’filtrate, de’hydrate
Ex: app’ly, ‘multiply, con’clude, ‘decorate, con’solidate
Quy tắc 12:
Những hậu tố sau không có trọng âm, nghĩa là từ gốc được nhấn âm nào thì từ chuyển hóa được nhấn âm đó.
Noun + ess/ist/ship/dom/hood
Verb + ment/ance/er/or/ar/al/y/age/ing/son
Adjective/noun + en/ize/fy
Noun + y/ly/ful/less/ous/ious/al/ish/like
Verb + able/ible
Quy tắc 13:
Các hậu tố -ee, -eer, -ese, -oo, -ette, -self, -esque thì trọng âm thường rơi vào âm tiết chứa hậu tố đó.
Các trường hợp ngoại lệ: ‘coffee, co’mmittee
Ex: ciga’rette, Chi’nese, engi’neer
Quy tắc 14:
Những vần đây luôn luôn có trọng âm, nghĩa là trọng âm luôn được đánh dấu vào các âm này: ‘cur, ‘ect. ‘dict, ‘fer, ‘mit, ‘pel, ‘press, ‘rupt, ‘sist, ‘tain, ‘test, ‘tract, ‘vent, ‘vert
Các trường hợp ngoại lệ: ‘insect, ‘suffer, ‘offer
Ex: e’ffect, pre’vent, a’vert
CÁC THÌ
THE SIMPLE PRESENT TENSE (THÌ HIỆN TẠI ĐƠN)
Công thức
Affirmative form (thể khẳng định)
Chủ ngữ (với động từ “to be”)
S + to be (am/is/are) +
Eg: We are tired.
Chủ ngữ số ít (với động từ thường)
S + V-s/es + O
Eg: He wants to be a teacher in the future.
Chủ ngữ số nhiều (với động từ thường)
S + V-bare infinitive + O
Eg: They drive carefully.
Interrogative form (thể nghi vấn)
Với động từ “to be”
To be (am/is/are) + S + O?
Eg: Is she a doctor?
Với động từ thường:
Chủ ngữ số ít:
Does + S + V-bare infinitive + O?
Eg: Does your father work in the Ho Chi Minh city? 
Chủ ngữ số nhiều:
Do + S + V-bare infinitive + O?
Eg: Do the men work hard all day?
Negative form (thể phủ định)
Với động từ “to be” (am/is/are):
S + to be (am/is/are) + not + O
Eg: Mai is not a nurse.
Với động từ thường:
Chủ ngữ số ít:
S + doesn’t + V-bare infinitive + O
Eg: She doesn’t drink coffee.
Chủ ngữ số nhiều:
S + don’t + V-bare infinitive + O
Eg: Tuan and Binh don’t like going fishing.
Cách dùng
B1. –Diễn tả sự việc hoặc hiện tượng tồn trong thời gian vô định 
Eg: We like living in a countryside: Chúng tôi thích sống ở vùng quê.
B2. –Diễn tả một chân lý.
Eg: Two and two is four: Hai với hai là bốn.
B3. –Diễn tả một thói quen, tập quán của con người, sự việc.
Eg: I work late at night: Tôi làm việc muộn vào ban đêm.
Chú ý:
Một số trạng từ chỉ thời gian thường thường được dùng trong thì này là: always, sometimes, often, never, rarely, usually, every day, every week, every year
THE PRESENT CONTINUOUS TENSE (THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN)
Công thức
S + TO BE (AM/IS/ARE) + V-ING
Cách dùng
B1. –Diễn tả hành động đang được diễn ra tại lúc nói
Eg: I’m watching TV now: Bây giờ tôi đang xem TV.
B2. –Diễn tả một dự định đã được sắp xếp
Eg: She is visiting him tomorrow: Cô ta dự định đến thăm anh ta vào ngày mai.
Chú ý:
Một số trạng từ chỉ thời gian thường được dùng trong thì này: now, at present, at the moment
THE PRESENT PERFECT TENSE (THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH)
Công thức
S + HAS/HAVE + VIII/V-ED
Cách dùng
B1. –Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn ở hiện tại và trong cả tương lai.
Eg: They have lived here for 12 years. Họ đã sống ở đây 12 năm rồi.
B2: –Diễn tả hành động đã qua nhưng vừa mới qua .
Eg: She has just finished homework. Cô ấy vừa hoàn thành bài tập về nhà.
B3: -Diễn tả hành động đã sày ra nhưng không xác định rõ thời gian, diễn tả một sự từng trải.
Eg: We have been to Ha Noi Capital before: Trước đây chúng tôi đã đến thủ đô Hà Nội.
Chú ý:
Một số diễn ngữ thường dùng trong thì này: never, already, just, yet, since, for, recently, so far, up to now, ...
*Cách dùng của SINCE, FOR
Since + Mốc thời gian/thì quá khứ đơn
For + khoảng thời gian
Eg: We have worked here since 2015
Eg: They have lived in Da nang since they graduated from university.
Eg: He has been ill for 5 years. 
THE PRESENT PERFECT CONTINUOUS (THIÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN)
Công thức
S + HAS/HAVE + BEEN + V-ING
Cách dùng
Dùng để diễn tả đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn kéo dài đến tương lai, một sự việc đã xảy ra và để lại hậu quả.
Eg: I have been learning English for 5 years.
Eg: You look exhausted. Have you been running?
PRESENT PERFECT CONTINUOUS (THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN)
Công thức
S+ HAVE/HAS + BEEN+ V-ING
Cách dùng
B1: -Dùng để nói về sự việc đã kết thúc nhưng chúng ta vẫn còn thấy ảnh hưởng hay dấu vết về nó.
Eg: I've got a stiff neck. I've been working too long on computer.
B2: -Dùng để nói về các sự việc xảy ra ở quá khứ và vẫn chưa kết thúc ở hiện tại.
Eg: I've been waiting for him for 30 minutes and he still hasn't arrived.
B3: -Dùng để chỉ sự việc đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và vẫn còn tiếp tục ở hiện tại.
Eg: She's been writing to her regularly for a couple of years.
THE SIMPLE PAST TENSE (THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN) 
Công thức
S + V-ED/VII
Cách dùng
Dùng để diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ và đã chấm dứt trong quá khứ.
Eg: I visited him yesterday.
Chú ý:
Một số diễn ngữ thường xuất hiện trong thì này: yesterday, last week, last year
*Cách thêm “ED”
Những từ tận cùng bằng “E” ta chỉ them “D”.
+ love	→	loved
+ like	→	liked
Đổi “Y” → “I” trước khi them “ED” đối với những động từ tận cùng bằng “Y” trong trường hợp trước nó là một phụ âm.
+ try	→	tried
Những động từ một vần, tận cùng bằng một phụ âm có một nguyên âm trước nó, ta phải nhân đôi phụ âm đó trước khi thêm “ED”. 
+ fit	→	 fitted
+ beg	→	begged
THE PAST CONTINUOUS TENSE (THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN)
Công thức
S + WAS/WERE + V-ING
Cách dùng
Diễn tả hành động được tiếp diễn tại một thời điểm xác định trong quá khứ.
Eg: What was she doing at 8:00 last night?
Diễn tả hành động diễn ra trong một khoảng thời gian xác định trong quá khứ.
Eg: They were reading a book from 14:00 to 16:00 yesterday evening.
Diễn tả một hành động xảy ra trước và kéo dài hơn so với một hành động khác xảy ra trong quá khứ.
Eg: While she was cooking, the phone rang.
Diễn tả hành động đang diến tiến đồng thời với hành động khác đang cùng diễn tiến.
Eg: While I was studying, my mother was having a bath.
Chú ý:
Có hai liên từ thường đi với thì này:
WHILE + PAST CONTINUOUS,
WHEN + PAST SIMPLE.
THE PAST PERFECT (THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH)
Công thức
S + HAD + VIII/V-ED
Cách dùng
Diễn tả một hành động xảy ra trước và chấm dứt trước so với một hành động khác xảy ra sau và chấm dứt sau trong quá khứ.
Eg: When I arrived at the airport, the plane had taken off.
Chú ý:
Các liên từ thường được dùng trong thì này:
AFTER + PAST PERFECT, SIMPLE PAST
BEFORE + SIMPLE PAST, PAST PERFECT
WHEN + SIMPLE PAST, PAST PERFECT
THE PAST PERFECT CONTINUOUS (THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN)
Công thức
S + HAD BEEN + V-ING
Cách dùng
Diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong Quá khứ (nhấn mạnh tính tiếp diễn)
Eg: I had been thinking about that before you mentioned it
Diễn đạt một hành động kéo dài liên tục đến một hành động khác trong Quá khứ
Eg: We had been making chicken soup, so the kitchen was still hot and steamy when she came in.
THE SIMPLE FUTURE (THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN)
Công thức
S + WILL/SHALL + V-NGUYÊN MẪU
Cách dùng
Diễn tả hành động sự việc sẽ diễn ra trong tương lai.
Eg: They will go swimming tomorrow.
Chú ý:
Một số diễn ngữ chỉ thời gian thường dùng trong thì này: tomorrow, next week, next month 
THE NEAR FUTURE (THÌ TƯƠNG LAI GẦN)
Công thức
S + be going to + V-NGUYÊN MẪU
Cách dùng
Diễn tả dự định cho tương lai và dự định đó đã có sự suy xét cẩn thận.
Eg: We are going to for a walk.
THE FUTURE PERFECT (THÌ TƯƠNG LAI HOÀN THÀNH)
Công thức
S + WILL/SHALL + HAVE + VIII/V-ED
Cách dùng
Diễn tả hành động sẽ được hoản thành trước so với một hành động khác bắt đầu.
Eg: By the time she comes, I shall have gone out.
Diễn tả hành động hoàn thành trước một thời gian nhất định trong tương lai.
Eg: By the end of this month, I will have finished the English course.
THE FUTURE PERFECT CONTINUOUS.
Công thức
S + WILL HAVE BEEN + VING
Cách dùng
Dùng để diễn tả 1 hành động sẽ hoàn thành vào một thời điểm cho trước ở tương lai, trước khi hành động, sự việc khác xảy ra.
Eg: I’ll have finished my work by noon.
Dùng để diễn tả một hành động bắt đầu từ quá khứ và kéo dài đến 1 thời điểm cho trước ở tương lai, và vẫn chưa hoàn thành.
Eg: By November, we’ll have been living in this house for 10 years.
 ֍ Chú ý: Từ “shall” chỉ dùng cho chủ ngữ ngôi thứ nhất (I, We).
USED TO : Đã từng
“Used to” được dùng để diễn tả một thói quen hoặc một trạng thái trong quá khứ mà không còn lưu ở hiện tại.
Form (Hình thức)
Examples (Ví dụ)
Affirmative form (Thể khẳng định)
S + used to + V-bare infinitive
When I was a little boy, I used to go fishing:
Khi tôi còn lả một cậu bé, tôi thường đi câu cá.
Negative form (Thể phụ định)
S + didn’t use to + V-bare infinitive
I didn’t used to go fishing when I was a little boy:
Tôi chưa tửng đi câu cá khi tôi còn là một cậu bé?
Interrogative form (Thể nghi vấn)
Did + S + use to + V-bare infinitive?
Did they use to help you with your homework?
Họ đã từng giúp đỡ bạn làm bài tập về nhà phải không?
Get used to = to be used to = to be accustomed to + noun/ V-ing: 
Chúng ta dùng cấu trúc trên để diễn tả một thói quen hay một sự thích nghi ở hiện tại.
Eg: She gets used to working at night: Cô ấy quen làm việc vào ban đêm rồi.
CÂU TƯỜNG THUẬT (REPORTED SPEECH)
Câu tường thuật (câu gián tiếp) là câu thuật lại một lời nói trực tiếp do người khác phát biểu.
Eg: They said that it was a beautiful city: Họ nói rằng nó là một thành phố đẹp.
+ Khi muốn chuyển đổi một câu trực tiếp sang câu tường thuật gián tiếp ta cần phải:
Giữ nguyên động từ tường thuật “say” hoặc đổi “say to” sang “tell” hoặc các động từ tường thuật khác sao cho phù hợp với câu tường thuật (ask, wonder, require)
Eg: He said: “I’m a doctor”.
→ He said he was a doctor.
They said to me: “He can swim very well”
→ They told me he could swim very well.
 Bỏ dấu “ ” thành “that” (that có thể được lược bỏ và bỏ dấu ngoặc kép)
Chuyển đổi các đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu cho phù hợp với ngữ cành trong câu tường thuật gián tiếp.
Eg: She said: “They are careless drivers”.
→ She said that they were careless drivers.
Phải tuân thủ các quy luật về sự hòa hợp các thì của động từ như sau
Direct speech
Reported speech
Simple present
→
Past simple
Present continuous
→
Past continuous
Present perfect
→
Past perfect
Simple past
→
Past perfect
Past continuous
→
Past perfect continuous
Present perfect continuous
→
Past perfect continuous
Eg: He said: “You look tired”.
→ He said I look tired.
Phải chuyển đổi các từ chỉ vị trí, nơi trốn và thời gian theo quy luật sau
this
→
that
tomorrow
→
the next day
these
→
those
the following day
here
→
there
the day after
now
→
then
yesterday
→
the previous day
ago
→
before
the day before
today
→
that day
next week
→
the following week
tonight
→
that night
last week
→
the previous week
the week before
Eg: They said: “We will visit you tomorrow”.
→ They said that they would visit me the following day.
Các động từ khiếm khuyết được thay đổi theo quy luật
should 
→
should
needn't
→
didn't have to
will
→
would
can
→
could
may
→
might
must
→
had to
Eg: She said to me: “I must go now”.
→ She said to me she had to go then.
Chú ý: Khi động từ tường thuật (say, tell...) ở thì hiện tại đơn, chúng ta không cần phải thực hiện theo quy luật sự hỏa hợp của động từ như trên.
Eg: He says: “She is a nurse”.
→ He says that she is a nurse.
Chúng ta không cần tuân theo qui luật sự hòa hợp của động từ như trên khi câu trực tiếp phát biểu là một sự kiện hiển nhiên
Eg: They said: “The sun raises in the east”.
→ They said that the sun raises in the east.
Khi muốn đổi câu trực tiếp là một câu hỏi sang câu tường thuật gián tiếp, chúng ta cần phải
Thực hiện các quy luật hòa hợp của động từ cũng như chuyển đổi các đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và các từ chỉ nơi chốn, thời gian, như khi đổi câu phát biểu trực tiếp sang câu gián tiếp.
Đổi động từ tường thuật “say, tell” sang “ask, require” hoặc “wonder”.
Dùng “whether” hay “if” để bắt đầu câu gián tiếp khi câu hỏi trực tiếp không bắt đầu bằng từ để hỏi. Và từ “that” cũng được lược bỏ.
Khi câu trực tiếp là một câu hỏi có từ để hỏi như: what, why, how, , chúng ta chúng ta sử dụng lại từ để hỏi ấy và chuyển câu hỏi trực tiếp là một câu hỏi trực tiếp là một câu hỏi sang câu gián tiếp ở dạng câu khẳng định và tất nhiên dấu chấm hỏi (?) cũng được lược bỏ.
Eg: He said: “Do you swim well?”
→ He asked me if I swam well.
	They said to him: “Where is she now?”
→ They asked him where she was then.
 Khi đổi một câu nói trực tiếp dạng mệnh lệnh, ta cần phải:
Đổi động từ tường thuật say, tell thành ask, command, request, order, 
Động từ ở mệnh đề cách trong câu trực tiếp được đổi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan_de_cach_phat_am_cuaa_ed_duoc_them_vao_sau_dong_tu_thuong.docx