Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)

doc 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1851Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)
TUYỂN TẬP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 9
ĐỀ 1 :
Câu 1: (4 điểm) Cho đoạn văn sau:
          Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
                                                                   (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
a) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng chính được dùng trong đoạn văn trên.
     b) Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
 Câu 2: (4 điểm)
    Viết một văn bản ngắn phân tích ý nghĩa của câu sau:
          Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quí của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn hảo hơn.
                                                          (Theo dòng -Thạch Lam)
 Câu 3: (12 điểm)
      Hãy phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm rõ ý kiến:“Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy
                     HƯỚNG DẪN CHẤM
I.YÊU CẦU CHUNG:
1. Có năng lực cảm thụ văn học, kỹ năng làm bài tốt.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, định tính chứ không định  lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng, có khả năng tư duy sáng tạo, độc lập. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
  Câu 1: (4 điểm)
    a) Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn là phép nhân hoá (mưa, mặt đất, cây) đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”. (Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả một mùa hoa thơm trái ngọt) (2 điểm)
    b)Tính liên kết của đoạn văn:
             *Liên kết về nội dung: (1 điểm)
                   -Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề đoạn văn là: Mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (liên kết chủ đề)
                   -Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (liên kết lôgíc)
            *Liên kết hình thức: (1 điểm)
                -Phép lặp: Mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
                -Phép đồng nghĩa, liên tưởng:
                   +Mưa, hạt mưa, giọt mưa
                   +Mặt đất, đất trời
                   +Cây cỏ, cây nhánh lá, mầm non, hoa thơm, trái ngọt
                -Phép thế: cây cỏ - chúng
                -Phép nối: Và
 Câu 2: (4 điểm)
         wHình thức: Học sinh viết bài văn ngắn với lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng.
         wNội dung: Bài văn ngắn cần thể hiện được các ý sau:
              -Vẻ đẹp tiềm ẩn ở mọi nơi, mọi trái tim.
                       -Tâm hồn ta nhạy cảm như một sợi dây đàn ngân rung trước những vẻ đẹp của tạo hoá, vũ trụ.
   -Sống là một con người thực sự khi ta biết chắt chiu những cái đẹp, cái cao quí của cuộc đời.
   BIỂU ĐIỂM:
          -Điểm 3- 4: Đáp ứng đúng, đủ yêu cầu về hình thức, nội dung.         
          -Điểm 2: Ý còn sơ lược; lập luận tương đối rõ; còn sai sót về dùng từ, diễn đạt.
          -Điểm 1: Kiến thức còn sơ sài, lan man.
Câu 3: (12 điểm)
    3.1) Kĩ năng:
            -Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề của tác phẩm văn học – một bài thơ.
           -Sử dụng tốt các thao tác nghị luận; phép lập luận; hành văn, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc.
     3.2) Kiến thức: Học sinh có thể có những cách trình bày riêng song phải hướng vào ý “đầy ánh sáng”. Những ý chính cần đạt:
a)Màn đêm buông xuống với hình ảnh “mặt trời xuống biển”:
                “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
Cái khối sáng đỏ rực, khổng lồ tưởng chừng bị mất đi trong bóng đêm và biển cả nhưng lại có một thứ ánh sáng mới đã lóe lên – niềm hy vọng, phấn khởi về chuyến ra khơi :
                 “Đoàn thuyền đánh lại ra khơi
                   Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”  
b)Cảnh đánh cá “đầy ánh sáng” trong đêm: Tiếng hát, không khí lao động,  chính là nguồn sáng mang đến cho đêm lao động vẻ đẹp nên thơ, tráng lệ.
    -Cảnh đêm trên biển phát sáng trong niềm hân hoan lao động:
                 “Hát rằng: cá bạc biển Đông lặn 
                  Cá thu biển Đông như đoàn thoi
                  Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.”
       (Phân tích các hình ảnh thơ: cá bạc, muôn luồng sáng)
    -Không khí khẩn trương, sôi nổi là nguồn sáng chan hòa mặt biển. “Mây cao”, “biển bằng”  bàng bạc ánh trăng. Tay lái con thuyền gắn với gió, cánh buồm thành “buồm trăng”. Con người lao động như tỏa sáng trong tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả:
              “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
                Lướt giữa mây cao với biển bằng,
                Ra đậu dặm xa  dò bụng biển
                Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
   -Khung cảnh thiên nhiên tràn đầy ánh sáng: ánh sáng của trăng, của sao tạo nên vẻ đẹp lung linh sắc màu của các loài cá:
              “Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
               Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
               Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
               Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.” 
c)Cảnh đêm chấm dứt và ánh sáng mặt trời lúc bình minh hiện lên cùng với ánh sáng thắng lợi từ thành quả lao động của đoàn thuyền đánh cá sau chuyến ra khơi:
              “Mặt trời đội biển nhô màu mới,
                Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
      (Phân tích hình ảnh thơ: mặt trời, mắt cá huy hoàng)
 d)Khẳng định: Niềm vui lao động xây dựng cuộc sống mới với ý thức làm chủ - làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống - chính là ánh sáng rực rỡ nhất của một bài thơ “đầy ánh sáng” - “Đoàn thuyền đánh cá”.
   BIỂU ĐIỂM:
        wĐiểm 10-12: Bài làm đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên, có suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc, sáng tạo, có cảm xúc chân thành. Có nhiều phát hiện về điểm “đầy ánh sáng”. Lời văn sáng sủa, sinh động, không mắc các lỗi diễn đạt thông thường.
       wĐiểm 7- 9: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể có một vài sai sót nhỏ nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Diễn đạt lưu loát, có thể mắc 3 lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý.
       wĐiểm 4- 6: Bài làm đạt khoảng ½ yêu cầu trên.Về nội dung có thể hơi sơ lược nhưng phải có đủ các ý chính, có chú ý phân tích, bình luận nhưng mới được nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá 6 lỗi thông thường. Cũng cho 4 -6 điểm khi nội dung đạt mức khá nhưng diễn đạt nhiều sai sót dẫn đến không rõ ý.
      wĐiểm 1- 3: Nội dung quá sơ sài, diễn đạt quá kém dẫn đến không thể hiện được nội dung.
      wĐiểm 00: Bài làm lạc đề.
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 
ĐỀ 2 :
Câu 1 (8,0 điểm):
       “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm” (R. Ta - gor).
       Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (12,0 điểm):          
       “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng”.
                                 (“Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9 - tập 2)
Hãy làm rõđiều đó trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải (Ngữ văn 9 – tập 2).
  HƯỚNG DẪN CHẤM
 I. Hướng dẫn chung
    - Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
         - Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, chiết đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những thang điểm chính, giám khảo bàn bạc thống nhất trong việc chi tiết hóa điểm số.
 II.  Những yêu cầu cụ thể
Câu 1.(8,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục.
*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài.
1. Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói: (3,0 điểm)
         a. Giải thích nghĩa đen ( 0,5 điểm): ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng bóng đêm. Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người cầm đèn soi sáng trong đêm .
         b. Ý nghĩa biểu tượng (2,5 điểm):
         - Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc đời mang lại. Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh lặng thầm bền bỉ.
         → Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri ân những người làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm thầm, khó thấy.
2. Suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý kiến: (5,0 điểm)
 Học sinh được tự do nêu những ý kiến của mình trên cơ sở những định hướng cơ bản sau:
     -   Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.
-   Khẳng định ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục của nó (Nhắc nhở, hướng con người đến với lối sống ân nghĩa) .
-   Bàn bạc mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn (có thể nêu ra hai mặt của vấn đề để bàn luận: Lối sống tri ân và lối sống bội bạc, vô tình).
Câu 2. (12,0 điểm)
 * Yêu cầu về kĩ năng :
  - Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận văn học.
  - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục.
  - Có kĩ năng cảm thụ về tác phẩm văn học.
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Giảỉ thích nhận định: (4,0 điểm)
Ý kiến trên là sự khẳng định các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương.
         - Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, là nơi nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu sắc nhất, những cảm xúc chân thành nhất, những khát vọng mãnh liệt nhất về con người và cuộc sống.
         - Tác phẩm vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng:
Tác phẩm là cầu nối giữa nhà văn với bạn đọc. Nhà văn tự quan sát thế giới hiện thực, rồi từ đó tái hiện, tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. Đến lượt mình, tác phẩm lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, với mọi người, tạo ra sự đồng cảm, đồng điệu, tiếng nói tri âm, tri kỉ giữa tác giả với các thế hệ bạn đọc.
2. Làm rõ vấn đề trên trong tác phẩm: “ Mùa xuân nho nhỏ” (8,0 điểm)
Học sinh bám vào những chi tiết nghệ thuật đặc sắc và hoàn cảnh ra đời của bài thơ để làm rõ những nội dung sau:
         - “Mùa xuân nho nhỏ”là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải: tiếng nói của một tâm hồn nghệ sỹ tinh tế, nhạy cảm, yêu say mê vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời; tiếng nói của một con người yêu, gắn bó sâu nặng với cuộc đời, với quê hương đất nước.
         - Bài thơ là tiếng lòng náo nức, là khát vọng mãnh liệt, là ước nguyện chân thành được dâng hiến những gì đẹp đẽ nhất cuộc đời mình cho quê hương, cho cuộc đời chung.
         - Với sự chân thành của cảm xúc, sự tinh tế, giàu sức biểu cảm của ngôn từ và hình ảnh, “Mùa xuân nho nhỏ” đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả để rồi trở thành tiếng hát của muôn người, tiếng hát của lý tưởng sống cao đẹp, cái “Tôi” riêng của người nghệ sỹ đã hòa vào cái “Ta” chung của cuộc đời, làm thức dậy trong mỗi con người ý thức về một lẽ sống đẹp.
          →  “Mùa xuân nho nhỏ” là sự kết tinh, chắt lọc của tâm hồn thơ Thanh Hải, một tiếng nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường mà có sức lay động, mà làm xao xuyến lòng người.
Lời thơ cất cánh từ cảm xúc, tình cảm riêng của cái “Tôi” trữ tình đã có sức tác động mạnh mẽ đến tâm hồn tình cảm mỗi con người ./.
ĐỀ 3 :
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (2011- 2012)
MÔN NGỮ VĂN 9.
Thời gian:  120 phút (không kể giao đề)
 A. NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1(2 điểm): Trong câu ca dao sau:
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
 Như dứng đống lửa như ngồi đống than.
a, Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì? Giải thích nghĩa?
b, Phân tích cái hay của câu thơ do biện pháp tu từ đem lại.
Câu 2 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề gia đình) có sử dụng lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
Câu 3(2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn  Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 4(4 điểm): Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Câu 5(10 điểm): Trường em có nhiều tấm gương vượt khó học tốt. Em hãy viết bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trên, có trình bày suy nghĩ của em.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(2 điểm):
a, Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
- Giải nghĩa: Trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ trở đi trở lại trong lòng con người, không thể nguôi yên. (1điểm)
b, Câu ca dao trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh: trạng thái mơ hồ, trừu tượng, được đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ  dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm. (1điểm)
Câu 2(2 điểm):
            - Viết đúng chủ đề. (1điểm)
            - Có sử dụng lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. (1điểm)
Câu 3(2 điểm): Học sinh nêu được hai tình huống:
- Tình huống 1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm rong xa cách nhưng thật trớ trêu bé Thu không nhận ra cha, (0,5đ) đến lúc em  nhận và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi.(0,5đ)
- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình cảm của tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con (0,5đ) nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. (0,5đ)
Câu 4(4 điểm):
1.Giá trị nội dung: (1,5 điểm)
a, Giá trị hiện thực:Tố cáo một xã hội bất công tàn bạo, chà đạp quyền sống của con người.
- Thế lực của quan lại
- Thế lực của bọn côn đồ, lưu manh
- Thế lực của đồng tiền
b, Giá trị nhân đạo:
- Tiếng nói thương cảm trước số phận con người
- Tiếng nói ủng hộ, ca ngợi quyền tự do, công lý, tình yêu, hạnh phúc
2. Giá trị nghệ thuật: (1,5 điểm)
Thành tựu văn học trên các phương diện:
- Ngôn ngữ và thể loại: kết hợp ngôn ngữ bác học và bình dân nhuần nhuyễn; thể thơ lục bát đạt tới độ tinh diệu.
- Nghệ thuật tự sự: sự giản dị, thâm trầm trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn kể chuyện với biểu cảm, miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách miêu tả tâm lý,
Câu 5: (10 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Biết lấy dẫn chứng từ thực tế cho cân đối và đảm bảo yêu cầu sau:
* Nội dung:
A. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu sự việc học sinh vượt khó học tốt.
B. Thân bài: (7 điểm)
+ Giới thiệu khái quát học sinh vượt khó ở trường em (hoặc lớp em):
- Hoàn cảnh gia đình, bố mẹ anh chị em
- Cuộc sống kinh tế gia đình, sự tham gia đóng góp của bạn đó đối với kinh tế gia đình, đảm bảo cuộc sống gia đình
- Các anh chị  em đều được đi học
+ Về việc học của bạn học sinh:
- Vừa học, vừa giúp cha mẹ công việc nhà và ngoài đồngSau đó tới tối mới có thời gian học bài.
- Đến lớp đoàn kết, có tinh thần xây dựng bài, tham gia tốt các hoạt động của trường, lớp.
+ Nguyên nhân:
- Có ý thức cao về việc học tập.
- Thương cha mẹ, cố gắng học tập cho cha mẹ vui lòng, để sau này có cơ hội giúp cha mẹ thoát nghèo
+ Kết quả:
- Nhiều năm đạt học sinh giỏi toàn trường.
- Tham dự các kì thi học sinh giỏi
C. Kết bài: (1điểm)
            Noi gương vượt khó học tốt ở bạn              
*Hình thức: (1 điểm): Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng ngữ pháp, kết cấu, chính tả.
 ĐỀ 4 :
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút
Câu 1 (2 điểm):
            Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
                        ( Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, 2005)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)
Câu 2 (3 điểm):
            “Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế... Nhưng từ hôm ấy cháu sống thậthạnh phúc.”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa,  Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)
            Trong đoạn văn trên, anh thanh niên có nói: " Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc." Em có suy nghĩ gì về hạnh phúc được gợi ra từ lời nói của anh thanh niên?
Câu 3 (5 điểm):
            Có ý kiến cho rằng: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc đời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
            Em hiếu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm rõ điều đó.
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn:  Ngữ văn lớp 9 (Đề số 1)
A. Yêu cầu chung:
            - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
            - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
            Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0.25 điểm và không làm tròn số.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: 2 điểm
a, Yêu cầu về kỹ năng:
- Trên cơ sở có sự hiểu biết về đoạn thơ, qua việc chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc,  HS viết thành bài văn cảm thụ ngắn có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình ảnh "cánh buồm ".
- Kết hợp bình, cảm thụ về nội dung và nghệ thuật.
- Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.
b, Yêu cầu về kiến thức:
             HS có thể có các cách làm bài khác nhau, nhưng cơ bản phải trình bày được những ý sau:
             - Điểm chung trong cách thể hiện vẻ đẹp của cánh buồm: Đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều được so sánh (trong thơ Tế Hanh), hoặc so sánh ngầm (ẩn dụ) (trong thơ Huy Cận) với những hình ảnh hoặc khái niệm trừu tượng. (0.5 điểm.)
-         Điểm riêng:
* Trong thơ Tế Hanh:
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh được Tế Hanh sử dụng thành công trong câu: "Cánh buồm giương to... thâu góp gió". Nhà thơ so sánh: "Cánh buồm" với "mảnh hồn làng". -> một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với quê hương làng xóm. (0.25 điểm)
+ Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và kỳ vĩ, là linh hồn của quê hương -> Sự trìu mến thiêng liêng, những hy vọng mưu sinh  của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm -> Sự tinh tế của nhà thơ. (0.5 điểm.)
* Trong thơ Huy Cận:
+ Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng" được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. ( Thực: Từ xa nhìn lại, trên biển, thuyền đi vào ánh sáng của vầng trăng> Lãng mạn: Vầng trăng trở thành cánh buồm) (0.25 điểm.)
+ Ý thơ lạ, sáng tạo -> Đánh cá đêm vất vả và nguy hiểm trở nên nhẹ nhàng và thơ mộng. - Sự hoà hợp con người với thiên nhiên. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen_tap_cac_de_thi_HSG_van_9.doc