Tuyển chọn một số đề ôn luyện (2016 - 2017) - Trường THCS Hòa Lạc

doc 10 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1386Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển chọn một số đề ôn luyện (2016 - 2017) - Trường THCS Hòa Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển chọn một số đề ôn luyện (2016 - 2017) - Trường THCS Hòa Lạc
PHẦN 4. TUYỂN CHỌN MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN
ĐỀ 1
Bài I: (5 điểm)
Câu 1:Có hỗn hợp gồm các chất rắn Na2CO3, NaCl, CaCl2, NaHCO3. Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.	
Câu 2: Một số dụng cụ (hoặc chi tiết máy) không thể sơn hoặc tráng men để bảo vệ kim loại. Nêu ngắn gọn qui trình được thực hiện để bảo vệ kim loại đối với những dụng cụ này.
Bài II: (5 điểm)
Câu 1: Viết phương trình phản ứng để chứng minh: Metan, benzen đều có thể cho phản ứng thế ; etilen, axetilen, benzen đều có thể cho phản ứng cộng.
Câu 2: Một hidrocacbon (công thức CnH2n+2 ) ở thể khí có thể tích 224ml (đktc). Đốt cháy hoàn toàn lượng hidrocacbon này, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M tạo ra 1g kết tủa. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon.
Bài III: (5 điểm)
Câu 1:Hoà tan hoàn toàn 8,68g hỗn hợp (Fe, Mg, Zn) trong dung dịch HCl, thu được 3,584 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được bao nhiêu gam muối khan ?
Câu 2: Để tác dụng vừa đủ 8,4g hỗn hợp 3 oxit (CuO, Fe3O4, Al2O3), người ta cho từ từ V lít (đktc) hỗn hợp khí (gồm CO, H2) đi qua ống đựng hỗn hợp oxit nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn . Kết thúc phản ứng thu được một hỗn hợp gồm khí và hơi nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu 0,16g và a gam chất rắn . Tính giá trị của V và a . Cho biết Al2O3 không tham gia phản ứng .
Bài IV: (5 điểm)
Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3 , kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.
Xác định kim loại R.
Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g ; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng ? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml ?
ĐỀ 2
Câu 1 (2 điểm): Có 3 cốc đựng các chất: 
	Cốc 1: NaHCO3 và Na2CO3 
	Cốc 2: Na2CO3 và Na2SO4
	Cốc 3: NaHCO3 và Na2SO4 
Chỉ được dùng thêm 2 thuốc thử nhận ra từng cốc? Viết phương trình phản ứng.
Câu 2 (3 điểm): 
a) Thực hiện sơ đồ biến hoá và ghi rõ điều kiện phản ứng.
	C5H10 (mạch hở) ® X1 ® X2 ® X3 ® X4 ® Xiclo hecxan.
b) Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ diều kiện:
	R1 + O2 ® R2 (khí không màu, mùi hắc) 	R3 + R4 ® R5
	R2 + O2 R3 	R2 + R4 + Br2 ® R5 + R6
	H2S + R2 ® R1 + R4	R5 + Na2SO3 ® R2 + R4 + R7
Câu 3 (3 điểm): a mol kim loại M có hoá trị biến đổi tác dụng với dd H2SO4 loãng thu được a mol khí H2 và dd A . Cũng 8,4g kim loại đó tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được 5,04 lít khí không màu, mùi hắc (ĐKTC).
	a) Tìm kim loại đó?
	b) Lấy dd A ở trên cho tác dụng với dd NaOH dư được kết tủa nung kết tủa trong không khí tới khối lượng không đổi được chất rắn B. B là chất gì?
Câu 4 (3 điểm): 7,4g hỗn hợp 2 hyđrô các bon có số mol bằng nhau có cùng công thức tổng quát và có tỷ khối với H2 là 18,5 đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp rồi thu sản phẩm vào bình 1 đựng P2O5 khối lượng bình tăng thêm 12,6g và dẫn tiếp sang bình 2 chứa Ca(OH)2 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng 50g.
	Tìm CTPT và CTCT của từng chất.
Câu 5 (3 điểm): 43,6g hỗn hợp nhôm ôxit và 1 ôxit sắt tác dụng vừa đủ với 500ml dd axit HCl loãng 4M cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 2M được dd A chất rắn B . lấy B nung trong khí CO dư tới phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn C.
	a) Tìm CTPT và CTCT của ôxit sắt.
	b) Xác định m gam chất rắn C.
Câu 6 (3 điểm): Cho 0,6 mol hỗn hợp A gồm: C3H8, C2H4, C2H2 và H2 có khối lượng 13gam: Khi cho hỗn hợp trên qua dd Br2 dư khối lượng bình tăng thêm m gam; Hỗn hợp B ra khỏi bình có thể tích là 6,72 lít (đktc) trong đó khí có khối lượng nhỏ hơn chiếm 8,33% về khối lượng.
	a) Viết các PTPƯ xảy ra?
	b) Tính phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp?
	c) Tính giá trị của m.
Câu 7 (3 điểm): Cho KMnO4 dư vào 160ml dd HCl 0,2M đun nóng thu được khí sinh ra dẫn vào 200ml dd NaOH 0,2M được dd A.
	a) Tính nồng độ CM của các chất trong A.
	b) Tính thể tích dd (NH4)2SO4 0,1M tác dụng vừa đủ với ddA trên.
----------------Hết----------------
ĐỀ 3
Câu 1: (2điểm)Viết phương trình hóa học cho dãy chuyển hóa sau ( ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng , nếu có ) :
1,CacbonCacbondioxitNatrihiđrocacbonatCanxicacbonatCanxioxit
2, CanxicacbuaAxetilenEtilenRượu EtylicAxit Axetic
Câu 2: ( 1điểm)Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon X,Y thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Nếu thêm vào A 0,05 mol hiđrocacbon Z rồi đốt cháy thì thu được 17,6 gam CO2 và 8,1 gam H2O.
Hãy xác định công thức phân tử của X, Y,Z. Biết tỉ khối của A so với He là 5,5 và trong A tỉ lệ số mol giữa X và Y là 1/1.
Câu 3: (1điểm )Nung hỗn hợp A gồm CaCO3 và CaSO3 tới phản ứng hoàn toàn thu được một chất rắn và hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2.Khối lượng của hỗn hợp khí B bằng 49,6% khối lượng của hỗn hợp A.Tính thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong A.
Câu 4:(1điểm )Cho 2 gam hỗn hợp A ( Mg, Al, Fe, Zn) tác dụng với axit HCl dư giải phóng 0,1 gam khí. Cũng 2 gam A tác dụng với Cl2 dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Tính % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp A.
Câu 5: (1điểm )Tỉ khối của hỗn hợp khí X gồm CH4 và O2 so với hiđro bằng 14,4. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn CH4 thu được hỗn hợp khí Y ( kể cả hơi nước ). Xác định tỉ khối của Y so với X. 
Câu 6: (1điểm )Trên hai đĩa cân đặt hai cốc không: cân thăng bằng. Cho 5,4 gam Al vào một cốc còn cốc kia cho vào 15,38 gam CaCO3, cân mất thăng bằng. Cần thêm bao nhiêu gam dung dịch HCl 7,3 % vào cốc đựng Al để cho cân trở lại thăng bằng.
Câu 7: (1điểm )Tính C% của một dung dịch H2SO4 nếu biết rằng khi cho một lượng dung dịch này tác dụng với lượng dư hỗn hợp Na-Mg thì lượng H2 thoát ra bằng 4,5% lượng dung dịch axit đã dùng.
Câu 8: (2 điểm)Một hỗn hợp khí A chứa C2H2 và H2 . Tỉ khối của A đối với H2 là 5. Dẫn 20,16 lít A đi nhanh qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp B đi từ từ qua bình đựng nước brom (có dư ) cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,392 lít hỗn hợp khí C ( các thể tích khí được đo ở đktc).
Tính % thể tích từng chất trong mỗi hỗn hợp A,B,C.
( Biết Mg = 24 , Al = 27 , Fe = 56 , Zn = 65 , S = 32 , Ca = 40 , C = 12 , O = 16 , H = 1 ,
 He = 4 , Cl = 35,5 ,Na = 23 , Br =80 )
....................... Hết .......................
ĐỀ 4
Câu I (2,75 điểm)
1/ Trong bốn ống nghiệm có đựng riêng biệt dung dịch loãng trong suốt của bốn chất. Biết rằng: 
 - Trong các dung dịch này có một dung dịch là axit không bay hơi; ba dung dịch còn lại là muối magie, muối bari, muối natri. 
 - Có 3 gốc axit là clorua, sunfat, cacbonat; mỗi gốc axit trên có trong thành phần ít nhất của một chất.
 a) Hãy cho biết tên từng chất tan có chứa trong mỗi dung dịch trên.
 b) Chỉ dùng các ống nghiệm, không có các dụng cụ và hoá chất khác, làm thế nào để phân biệt các dung dịch trong bốn ống nghiệm trên và viết phương trình hoá học minh hoạ.
2/ a) Polime là gì ?
 b) Viết phương trình hoá học của phản ứng:
 + Trùng hợp các phân tử etilen tạo ra polietilen.
 + Tạo ra tinh bột (hoặc xenlulozơ ) trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
Câu II (1,25 điểm)
 44 g hỗn hợp muối NaHSO3 và NaHCO3 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp khí A và 35,5 g muối Na2SO4 duy nhất. Trộn hỗn hợp khí A với oxi thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hiđro là 21. Dẫn hỗn hợp khí B đi qua xúc tác V2O5 ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí C gồm 4 chất có tỉ khối so với hiđro là 22,252. Viết các phương trình hoá học và tìm thành phần phần trăm về thể tích của SO3 trong hỗn hợp khí C.
Câu III (1,25 điểm)
 Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng 9,6 g được chia làm hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl, khuấy đều. Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp sản phẩm được làm bay hơi một cách cẩn thận, thu được 8,1 g chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl đã dùng ở trên trong điều kiện như lần trước. Sau khi kết thúc phản ứng lại làm bay hơi hỗn hợp sản phẩm như trên, lần này thu được 9,2 g chất rắn khan.
 a) Viết các phương trình hoá học. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
 b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp M.
Câu IV (1,5 điểm)
 A là chất rắn khan. Cho m gam A vào dung dịch HCl 10%, khuấy đều được dung dịch B, ở đây không thấy tạo kết tủa hoặc chất bay hơi. Trong dung dịch B, nồng độ HCl là 6,1%. Cho NaOH vào dung dịch B để trung hoà hoàn toàn axit được dung dịch C. Cô cạn, làm bay hơi hết nước trong dung dịch C người ta thu được duy nhất muối NaCl khan có khối lượng 16,03 g. A có thể là chất nào? Tìm m.
Câu V ( 1,5 điểm)
 Hiđrocacbon B có công thức CxH 2x + 2 ( với x: nguyên; x³ 1), có tính chất hoá học tương tự CH4.
 a) Hỗn hợp khí X gồm B và H2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 4 : 1, đốt cháy hoàn toàn 12,2 g hỗn hợp này thu được 23,4 g H2O. Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon trên.
 b) Hỗn hợp khí Y gồm B, C2H4 , H2 có thể tích 11,2 lít (đktc) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 18 g H2O.
 + Hỗn hợp khí Y nặng hay nhẹ hơn khí CH4?
 + Dẫn hỗn hợp khí Y qua xúc tác Ni nung nóng, sau phản ứng thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí Z, hỗn hợp này không làm mất màu dung dịch brom. Xác định thành phần phần trăm về thể tích của C2H4 trong Y. 
Câu VI ( 1,75 điểm)
 Có hỗn hợp gồm rượu Ca H 2a + 1OH, axit hữu cơ Cb H 2b + 1COOH ( với a,b: nguyên; a ³ 1; b ³ 0) được chia làm ba phần bằng nhau:
 - Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy bình nặng thêm 34,6 g trong đó có 30 g kết tủa. Dung dịch thu được sau khi lọc kết tủa đem đun nóng lại thấy tạo ra 10 g kết tủa.
 - Phần 2: Để trung hoà axit hữu cơ người ta phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M.
 - Phần 3: Đem đun nóng có mặt H2SO4 đặc thu được q gam este, cho biết hiệu suất của phản ứng là 75%.
 a) Viết các phương trình hoá học. Tìm công thức của rượu và axit hữu cơ trên.
 b) Tìm q. 
ĐỀ 5
Câu 1: (2điểm)
Viết phương trình hóa học cho dãy chuyển hóa sau ( ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng , nếu có ) :
1, Nhôm cloruaNhôm hidroxitNhôm oxit NhômNatri aluminat
Men giấm
 Men rượu
2, Tinh BộtA B D Etylaxetat
Câu 2: (1điểm)
 Chỉ bằng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch sau đây đựng trong các lọ mất nhãn: 
MgCl2, FeCl3, AlCl3, NaCl.
Câu 3: (1,5điểm)
 Hai cốc đựng dung dịch HCl trên hai đĩa cân A,B cân ở trạng thái cân bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc A và 4,787 gam M2CO3 ( M là kim loại kiềm ) vào cốc B. Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn cân trở lại vị trí thăng bằng. Xác định công thức M2CO3?
Câu 4: (1điểm )
 Đốt cháy 4,5 gam chất hữu cơ thu được 6,6 gam khí CO2 và 2,7 gam H2O. Biết khối lượng mol chất hữu cơ là 60 gam. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ.
Câu 5: (2điểm)
1, Thêm 200 gam nước vào dung dịch chứa 40 gam CuSO4 thì thấy nồng độ của nó giảm đi 10%. Xác định nồng độ % của dung dịch ban đầu.
2, Cho KMnO4 dư vào 160 ml dung dịch HCl 0,2 M đun nóng thu được khí X. Dẫn khí X vào 200 ml dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch A. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch A.Giả thiết thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Câu 6: (2,5điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen thu 3,08 gam CO2. Mặt khác khi cho 1,344 lít hỗn hợp đó (đktc) qua dung dịch brom dư thấy có 12 gam brom phản ứng.
1, Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong 0,96 gam hỗn hợp X.
2, Đốt cháy hoàn toàn 1,92 gam hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?
( Cho: S = 32 , Ca = 40 , C = 12 , O = 16 , H = 1,
Cu = 64, Li = 7, Rb = 85,5 , Cs=133, K= 39 , Cl = 35,5 , Na = 23 , Br =80 )
....................... Hết .......................
Đề 6.
Câu 1.(4 điểm)
1. Cho bốn chất: NaCl, H2O, MnO2, H2SO4 và những thiết bị cần thiết. Hãy nêu hai phương pháp điều chế Cl2 và viết các phương trình hóa học. 
2. Từ quặng apatit (thành phần chính là Ca3(PO4)2) và H2SO4 đặc, hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế supephotphat đơn và supephotphat kép.
3. Hãy nêu phương pháp loại bỏ khí có lẫn trong khí khác và viết các phương trình hóa học minh họa: 
a. CO có lẫn trong CO2.	 	b. SO2 có lẫn trong C2H4. 
c. SO3 có lẫn trong SO2.	d. SO2 có lẫn trong CO2.
4. Cho biết độ tan của chất A trong nước ở 100C là 15 gam còn ở 900C là 50 gam. Hỏi khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa A ở 900C xuống 100C thì có bao nhiêu gam chất rắn A thoát ra.
Câu 2. (4 điểm)
1. Viết công thức cấu tạo các chất có công thức phân tử là C3H4BrCl.
2. Từ tinh bột, các chất vô cơ cần thiết và các điều kiện có đủ, hãy viết các phương trình hóa học điều chế các chất sau: etyl axetat; PE; PVC; brombenzen.
3. Một hợp chất hữu cơ B chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi phân tích a gam B thấy tổng khối lượng cacbon và hiđro trong B là 0,92 gam. Để đốt cháy hoàn toàn a gam B cần dùng vừa đủ một lượng O2 điều chế được bằng cách nhiệt phân hoàn toàn 26,86 gam KMnO4. Toàn bộ sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng thêm 3,8 gam. 
a. Tính a và xác định công thức phân tử của B.
b. Viết công thức cấu tạo của B, biết rằng B có chứa vòng benzen và B tác dụng được với Na.
Câu 3. (4 điểm)
1. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết mỗi dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học (nếu có). 
2. C là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, D là dung dịch KOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch C với 300 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch E. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300ml dung dịch C với 200 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch F.
Xác định x, y, biết rằng 100 ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3.
Câu 4. (4 điểm) 
1. Thêm rất từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch Na2CO3 1M thu được dung dịch G và giải phóng V lít khí CO2 (ở đktc). Cho thêm nước vôi trong vào dung dịch G tới dư thu được m gam kết tủa trắng. Tính giá trị của m và V ?
2. Cho 8,4 gam Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được khí SO2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 26,4 gam muối khan.
a. Tính khối lượng H2SO4 đã phản ứng.
b. Cho toàn bộ lượng khí SO2 thu được ở trên tác dụng với 275 ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch Y.
Câu 5. (4 điểm)
Hỗn hợp Z chứa 3 axit cacboxylic: A là CnH2n + 1COOH, B là CmH2m + 1COOH và D là CaH2a - 1COOH (với n, m, a: nguyên dương và m = n + 1). Cho 74 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 101,5 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam Z thu được 11,2 lít CO2 (đktc).
a. Xác định công thức cấu tạo của A, B và D.
b. Tính % khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp Z.
c. Hãy nêu tính chất hoá học của axit D và viết phương trình hoá học minh hoạ.
Cho: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; P = 31; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Al = 27; Ca = 40; Fe =56; Mn = 55. 
Đề 7
Câu 1 (1,5 điểm):
Trình bày sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học .
Bằng những hiểu biết về mol, thể tích mol, khối lượng mol hãy xây dựng biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B, của khí A đối với không khí (coi không khí chỉ gồm O2 và N2, trong đó O2 chiếm 20% về thể tích ).
Người ta có thể sản xuất cồn đốt từ gỗ, sản xuất nhựa PVC và nhựa PE từ các nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. Viết các phương trình phản ứng mô tả các quá trình đó .
Câu 2 ( 1,5 điểm):
Trong công nghiệp người ta sản xuất vôi như thế nào? phân tích những ưu thế vượt trội của lò nung vôi công nghiệp so với lò nung vôi thủ công . 
Gang và thép có gì giống nhau ? Trong công nghiệp người ta sản xuất gang và thép như thế nào ? Hãy nêu nguy cơ về ô nhiễm môi trường và phương án chống ô nhiễm môi trường ở những khu dân cư gần nơi sản xuất gang, thép .
Nước Gia-ven có tác dụng tẩy màu, sát trùng, nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống. Hãy đề xuất một phương án sản xuất nước Gia-ven trong công nghiệp. Giải thích nguyên nhân gây ra tính tẩy màu sát trùng của nước Gia-ven.
Câu 3 (1,5 điểm): 
So sánh tính chất hoá học của Benzen với những Hiđrôcacbon đã học. Giải thích?
Trên bao bì của một loại phân bón NPK có ghi kí hiệu: 20.10.10. Hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu đó?
 Phân biệt dầu mỏ với dầu ăn ? Nêu những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ. Bằng cách nào có thể làm tăng sản lượng xăng trong quá trình chế biến dầu mỏ? Viết phương trình hoá học để minh hoạ .
Câu 4 (1,5 điểm):
 Hợp chất A được tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667%khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4, còn hạt nhân nguyên tử R có n’ = p’ (trong đó n , p , n’, p’ là số nơtron và số proton tương ứng của M và R). Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử A bằng 84 và a + b = 4. Tìm công thức phân tử của A.
Câu 5 (2,0 điểm):
 Cho 5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Zn và Al vào 220ml dung dịch HNO3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với Hiđrô là 16,75, dung dịch A và 2,013 gam kim loại .
a. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 ban đầu .
Câu 6 (2,0 điểm):
 a/ Hỗn hợp A gồm hai Hiđrôcacbon mạch hở CxH2x và CyH2y. Khi dẫn 3,36 lít khí Aqua bình đựng nước Brôm dư thì khối lượng bình nặng thêm 7 gam. Cho hỗn hợp gồm 6,72 lít A và 3,36 lít Hiđrô đi qua Ni nung nóng thì được hỗn hợp khí B. Tính tỉ khối của B so với Etan. Biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn .
 b/ Hỗn hợp Y gồm một Hiđrôcacbon mạch hở B và H2 nặng bằng 1/2 khí mêtan. Nung nóng hỗn hợp khí Y có Ni làm xúc tác để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí Z nặng bằng 1/2 khí ôxi. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của B và tính phần trăm thể tích của các khí trong hỗn hợp Y và Z . 
 ========= Hết ========== 
Đề 8.
Câu 1:
1. Thế nào là độ tan ? Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí. Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa.
2. Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100oC . Đun nóng dung dịch này cho đến khi có 17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20oC. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh. Biết rằng độ tan của CuSO4 ở 20oC và 100oC lần lượt là 20,7g và 75,4 g.
Câu 2:
Các công thức C2H6O, C3H8O và C3H6O2 là công thức phân tử của 5 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B, C, D, E trong đó :
	- Tác dụng với Na chỉ có A và E.
	- Tác dụng với dung dịch NaOH có B, D và E.
	- D tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được F mà F tác dụng với A lại tạo C.
1. Xác định CTPT của A, B, C, D và E. Viết các CTCT của chúng .
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3:
	1. Dẫn hỗn hợp khí gồm C2H2, CO2 và SO2 cho qua dung dịch X chữa một chất tan thấy có Y duy nhất thoát ra. Hỏi chất tan trong dung dịch X có tính chất gì ? Dùng hai chất có tính chất khác nhau để viết ptpư minh họa.
	2. Hỗn hợp Z gồm hai hiđrocacbon điều kiện thường ở thể khí và có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 3,52 gam CO2 và 1,62 gam H2O . Tìm CTPT của hai hiđrocacbon biết trong hỗn hợp Z chúng có số mol bằng nhau.
Câu 4:
	Dung dịch A chứa H2SO4, FeSO4 và MSO4, dung dịch B chứa NaOH 0,5M và BaCl2.
	Để trung hòa 200ml dung dịch A cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch B. 
	Mặt khác khi cho 200ml dung dịch A tác dụng với 300ml dung dịch B thì thu được dung dịch C và 21,07g kết tủa D gồm một muối và hai hiđroxit. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen_chon_mot_so_de_on_luyen.doc