Tổng ôn về: Sự điện ly, nhóm nito, nhóm cacbon

pdf 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1408Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng ôn về: Sự điện ly, nhóm nito, nhóm cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng ôn về: Sự điện ly, nhóm nito, nhóm cacbon
CHUYÊN ĐỀ: TỔNG HỢP VÔ CƠ 
Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org -“Our goal is simple: help you to reach yours” 
“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình” 
Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức 
môn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12 
Trang 
1 
TỔNG ÔN VỀ: SỰ ĐIỆN LY, NHÓM NITO, NHÓM CACBON. 
ĐỀ TỔNG HỢP– SỐ 1 
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit 
bão hoà. Khí X là: 
 A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2. 
Câu 2: Cho các chất sau: 
H3PO4, HF, C2H5OH, HClO2, Ba(OH)2, HClO3, CH3COOH, BaSO4, FeCl3, Na2CO3, HI. 
Trong các chất trên, số chất điện li mạnh là 
 A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. 
Câu 3: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư 
thì có tối đa bao nhiêu chất tan ? 
 A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. 
Câu 4: Dãy gồm các ion nào sau đây không tồn tại trong cùng một dung dịch? 
 A. K+;NO3-;Mg2+;HSO4- B. Ba2+;Cl- ;Mg2+;HCO3- 
 C. Cu2+ ;Cl-;Mg2+;SO42- D. Ba2+;Cl- ;Mg2+; HSO4- 
Câu 5: Có các nhận xét sau về N và hợp chất của nó: 
 1) N2 tương đói trơ về hoạt dộng hóa học ở điều kiện thường vì trong phân tử có một liên kết ba bền. 
 2)Khí NH3 tan tốt trong H2O tạo được dung dịch có môi trường bazơ. 
 3)HNO3 được tạo ra khi cho hỗn hợp khí (NO2 và O2) sục vào H2O. 
 4)Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa. 
 5)Khi sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng hoàn toàn thu dược kết tủa màu xanh. 
 6) Trong công nghiệp NH3 được tạo ra khi cho N2 phản ứng với H2. 
Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là: 
 A.2 B.3 C.4 D.5 
Câu 6: Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa H2S và FeCl3trong dung dịch là: 
 A. H2S + 2Fe3+ → S + 2Fe2+ + 2H+. B. Không có vì phản ứng không xảy ra. 
 C. 3H2S + 2Fe3+→ Fe2S3 + 6H+ D. 3S2- + 2Fe3+→ Fe2S3. 
Câu 7: Cho dãy các chất: 
NaHSO3, H2NCH2COONa, HCOONH4, Al(OH)3, ClNH3CH2COOH, C6H5CHO, (NH4)2CO3. 
Số chất trong dãy vừa tác dụng với axit HCl, vừa tác dụng với NaOH là: 
 A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. 
Câu 8: Trong các chất sau đây: Na2CO3, NaHCO3, NH4Cl, NaHS, Na2HPO3, CH3COONa, NaHSO4. Số muối axit là: 
 A. 6 B. 5. C. 3. D. 4. 
Câu 9:DãycácmuốiamoninàokhibịnhiệtphântạothànhkhíNH3? 
 A. NH4Cl,NH4NO3,NH4HCO3. B. NH4Cl,NH4NO3, NH4NO2. 
 C. NH4Cl,CH3COONH4, (NH4)2CO3. D. NH4NO3,NH4HCO3,(NH4)2CO3. 
Câu 10: Axit photphoric và axit nitric cùng có phản ứng với nhóm chất nào sau : 
 A. KOH, NaH2PO4, NH3. B. Na3PO4, NH3, Na2CO3. 
 C. Na2SO4, NaOH, NH3. D. NaOH, Na2CO3, NaCl. 
Câu 11: Cho chất X vào dd NaOH đun nóng thu được khí Y ; cho chất rắn X vào dung dịch HCl sau đó cho Cu vào thấy 
Cu tan ra và có khí không màu bay lên hóa nâu trong không khí. Nhiệt phân X trong điều kiện thích hợp thu được một 
oxit phi kim. Vậy X là chất nào sau đây ? 
 A. NH4NO3. B. NH4NO2. C. (NH4)2S. D. (NH4)2SO4. 
Câu 12: Phản ứng giữa 2 chất nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: 
2H OH H O
   
 A. 2H S KOH B. HNO3 +Ca(OH)2 C. 3CH COOH NaOH D. 2 4 2H SO Mg(OH) 
Câu 13. Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch 
 A. Ag+ , Fe3+, H+, Br-, NO3-, CO32- B. Ca2+, K+, Cu2+, OH- , Cl- 
 C. Na+, NH4+, Al3+, SO42-, OH-, Cl- D. Na+, Mg2+, NH4+, Cl-; NO3- 
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình 
Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh 
ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org 
Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh) 
Trang 
2 
Câu 14: Cho các chất: NaHSO3; NaHCO3; KHS; NH4Cl; AlCl3; CH3COONH4, Al2O3, Zn, ZnO, NaHSO4. 
Số chất lưỡng tính là 
 A. 8. B. 7. C. 6. D. 5. 
Câu 15: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/lit: CH3COOH; KHSO4; CH3COONa; NaOH. Thứ tự sắp xếp các dung 
dịch theo chiều pH tăng dần là 
 A. CH3COOH; CH3COONa; KHSO4; NaOH. B. KHSO4; CH3COOH; NaOH; CH3COONa . 
 C. CH3COOH; KHSO4; CH3COONa; NaOH. D. KHSO4; CH3COOH; CH3COONa; NaOH. 
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, nguời ta thường điều chế HNO3 từ 
 A. NaNO3rắn và H2SO4 đặc. B. NaNO3 rắn và HCl đặc. 
 C. NaNO2 rắn và H2SO4 đặc. D. NH3 và O2. 
Câu 17: Cho các chất BaCl2;NaHSO3;NaHCO3;KHS;NH4Cl;AlCl3;CH3COONH4,Al2O3;Al;ZnO. Số chất lưỡng tính là: 
 A.5 B.7 C.6 D.8 
Câu 18: Dung dịch axit fomic 0,007 M có ph =3. Kết luận nào sau đây không đúng: 
 A. Khi pha loãng 10 lần dd trên thì thu được dd có pH=4. 
 B. Độ điện ly của axit fomic sẽ giảm khi thêm dd HCl. 
 C. Khi pha loãng dd trên thì độ diên ly của axit fomic tăng. 
 D. Độ điện ly của axit fomic trong dd trên là 14,29%. 
Câu 19. Các chất nào tồn tại trong một dung dịch? 
 A. Al2(SO4)3, MgCl2, Cu(NO3)2 B. CH3COONa, Mg(NO3)2, HCl 
 C. Zn(NO3)2, Pb(NO3)2, NaCl D. (NH4)2CO3, K2CO3, CuSO4 
Câu 20: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch 
HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là 
 A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. 
Câu 21: Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây mô tả đúng? 
 A. Cho dung dịch KHCO3 vào dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. 
 B. Cho AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. 
 C. Sục từ từ khí CO2 đếndư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan. 
 D. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 dư không thấy khí thoát ra. 
Câu 22: Cho dãy các chất: 
KHCO3, KHSO4, KAlO2, CH3COONH4, Al, Al(OH)3, Cr(OH)2, AgNO3, NaH2PO4. 
Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là 
 A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 
Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây khi tiến hành xong thu được dung dịch có PH < 7? 
 A. Cho 50 ml dd H2SO4 1M phản ứng với 100 ml dd Ba(OH)2 0,5M 
 B. Cho 50 ml dd KHSO4 2M phản ứng với 100 ml dd NH3 1M 
 C. Cho 50 ml dd KHSO4 2M phản ứng với 100 ml dd KOH 1M 
 D. Cho 50 ml dd H2SO4 1M phản ứng với 150 ml dd Na2CO3 1M 
Câu 24: Dung dịch X có pH  5 gồm các ion NH4+, Na+, Ba2+ và 1 anion Y. Y có thể là anion nào sau đây? 
 A. NO3- B. CH3COO- C. SO42- D. CO32- 
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Ở cùng điều kiện, photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng. 
 B. Photphorit và apatit là hai khoáng vật chứa photpho. 
 C. Photpho phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nóng. 
 D. Photpho thể hiện tính khử trong phản ứng với oxi. 
Câu 26: Cho các phát biểu sau: 
(a). Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon. 
(b). Trong phản ứng với nhôm, cacbon đóng vai trò là chất khử. 
(c). Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc. 
(d). Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được CuO và Fe3O4. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
 A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. 
CHUYÊN ĐỀ: TỔNG HỢP VÔ CƠ 
Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org -“Our goal is simple: help you to reach yours” 
“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình” 
Luyện thi & bồi dưỡng kiến thức 
môn Hóa học: Từ lớp 8 đến lớp 12 
Trang 
3 
Câu 27: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? 
a) AgNO3 + Na3PO4 b) NaOH + NH4Cl  
c) KNO3 + Na2SO4 d) NaOH + NaH2PO4 
 A. (d). B. (b). C. (c). D. (a). 
Câu 28: Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi các phản ứng kết thúc. 
 A. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4. 
 B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. 
 C. Cho từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. 
 D. Cho từ từ đến dư Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3. 
Câu 29: X là một loại phân bón hoá học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X 
vào dung dịch H2SO4 loảng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra. X là 
 A. NaNO3. B. (NH4)2SO4. C. (NH2)2CO. D. NH4NO3. 
Câu 30: Đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Ba(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. 
Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất (Giả sử nước bay hơi không đáng 
kể)? 
 A. Ba(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2. C. NH4HCO3. D. NaHCO3. 
Câu 31: Cho các chất sau: Al, ZnO, CH3COONH4, KHSO4, H2NCH2COOH, H2NCH2COONa, KHCO3, Pb(OH)2, 
ClH3NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH. Số chất có tính lưỡng tính là: 
 A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 
Câu 32: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3 ,ZnO ,Sn(OH)2, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, KHSO4, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3. Số 
chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là 
 A. 7. B. 9 C. 10 D. 8 
Câu 33: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính? 
 A. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2. 
 B. H2O, Zn(OH)2, HOOC-COONa, H2NCH2COOH, NaHCO3. 
 C. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO. 
 D. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH. 
Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng: Ca(OH)2 + H3PO4 (dư)  X + H2O. X là 
 A. Ca3(PO4)2 và CaHPO4 B. Ca(H2PO4)2 
 C. Ca3(PO4)2 D. CaHPO4 
Câu 35: Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,04 mol Mg2+ ; 0,09 mol HCO3- ; Cl- và SO42-. Trong số 
các chất sau: Na2CO3, BaCO3, NaOH, K3PO4, Ca(OH)2, HCl, số chất có thể làm mềm nước trong cốc 
 A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 
Câu 36. Hỗn hợp nào khi hòa tan vào nước thu được dung dịch axit mạnh? 
 A. Al2O3 và Na2O B. N2O4 và O2 C. Cl2 và O2 D. SO2 và HF 
Câu 37. Mỗi phân tử và ion trong dãy nào vừa có tính axit, vừa có tính bazơ 
 A. HSO4, Al2O3, HCO3, H2O, CaO B.NH4+, HCO3, CO32-, CH3COO. 
 C. HCO3, Al2O3, Al3+, BaO. D.Zn(OH)2, Al(OH)3, HCO3, H2O. 
Câu 38. Dung dịch NaOH và dung dịch CH3COONa có cùng nồng độ mol/l. Giá trị pH của hai dung dịch tương ứng là x 
và y. Quan hệ giữa x và y là (giả sử cứ 100 ion CH3COO- thì có 1 ion thủy phân). 
 A. y = 100x B. y = 2x C. y = x+2 D. y = x-2 
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai: 
 A. Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3. 
 B. Supephotphat kép chỉ có Ca(H2PO4)2. 
 C. Chất lượng của phân lân được đánh giá theo % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần 
của nó. 
 D. Trong supephotphat đơn thì CaSO4 có tác dụng kích thích cây trồng hấp thu phân lân tốt hơn. 
Câu 40: Cho các chất sau: 
Na2CO3,(NH4)2CO3 ,NaHCO3 ,Na2HPO3 , Na2HPO4 ,Al,Zn,Al(OH) 3 ,Pb(OH)2 , NaHSO4. 
Số chất lưỡng tính trong dãy là: 
 A.5 B.7 C.6 D.8 
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình 
Biên soạn – giảng dạy: Thầy Ngô Xuân Quỳnh 
ĐT: 0979.817.885 – E_mail: admin@hoahoc.org 
Facebook.com/hoahoc.org (Ngô Xuân Quỳnh) 
Trang 
4 
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A.Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+). 
B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3 
 C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK 
 D. Phân urê có công thức là (NH2)2O 
Câu 42: Phản ứng nào sau đây có PT ion rút gọn: HCO3- + OH- → CO32- + H2O 
 A. 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O 
 B. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O 
 C. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O 
 D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O 
Câu 43: Cho các chất: 
Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. 
Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl, và dung dịch NaOH là 
 A. 4. B. 7. C. 6. D. 5. 
Câu 44: Cho các hóa chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, KNO3, NH4H2PO4. 
Khi sử dụng các hóa chất này làm phân đạm, hóa chất nào có hàm lượng đạm cao nhất? 
 A. NH4Cl B. NH4H2PO4 C. KNO3 D. (NH4)2SO4 
Câu 45: Cho các chất sau đây, có bao nhiêu chất là chất điện li mạnh: 
AgCl, CaCl2, CuCl2, KHCO3, CaCO3, C6H6, C2H5OH, K2Cr2O7 
CH3COONa, NH4NO3, ClNH3-CH2COOH, Axit benzoic. 
 A. 10 B. 9. C. 8. D. 7. 
Câu 46: Có các chất: Al; NaHCO3, NH4NO3, Cr(OH)3; BaCl2; Na2HPO3 ; H2N-CH2-COOH ;NH2CH2COOCH3. Có bao 
nhiêu chất vừa tác dụng với HCl,vừa tác dụng với NaOH? 
 A.6 B.7 C.4 D.5 
Câu 47: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác chất X tác dụng với axit HCl 
tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong,vừa làm mất màu dung dịch brom. Chất X không tác dụng với dung dịch 
BaCl2. Vậy chất X có thể là: 
 A. NH4HCO3 B.(NH4)2CO3 C.(NH4)2SO3 D.NH4HSO3 
Câu 48. Cho 5 phản ứng: 
 (1) 
2 2
Fe 2HCl FeCl H   
 (2)  4 4 2 4 3 222NaOH NH SO Na SO 2NH 2H O    
 (3) 
2 2 3 3
BaCl Na CO BaCO 2NaCl   
 (4)    3 2 4 42 22NH 2H O Fe OH NH SO   
 (5) 
2 3 3 2 3 2
3Na CO 2AlCl 3H O 2Al(OH) 3CO 6NaCl     
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit-bazơ là: 
 A. (3),(4),(5) B. (2),(4),(5) C. (2),(4) D. (1),(2),(4) 
Câu 49. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, Pb(OH)2, Al, ZnO, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. 
Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: 
 A.6 B.7 C.5 D.4 
Câu 50. Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NaOH, FeCl3 có cùng nồng độ mol/l và có các giá trị pH tương ứng pH1, pH2, 
pH3. Sự sắp xếp nào đúng với trình tự tăng dần của pH: 
 A. pH3<pH2<pH1 B. pH1<pH3<pH2 
 C. pH1<pH2<pH3 D. pH3<pH1<pH2 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTong_on_ly_thuyet_ve_Su_Dien_Ly_Nhom_Nito_va_Nhom_Cacbon_De_Bai.pdf