Tổng hợp các kiến thức cần nhớ Toán Lớp 3

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp các kiến thức cần nhớ Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp các kiến thức cần nhớ Toán Lớp 3
TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ LỚP 3
Số tự nhiên
Các số tự nhiên là các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5,6..
- Số 0 là số tự nhiên bé nhất.
- Số liền sau của một số tự nhiên a là a+1. Mỗi số tự nhiên đều có duy nhất một số liền sau.
- Số liền trước của một a là a-1. Mỗi số tự nhiên đều có duy nhất một số liền trước.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau một đơn vi, giữa hai số tự nhiên liên tiếp không có số tự nhiên nào cả.
Trong hệ thập phân, người ta dùng mười chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5,6, 7, 8, 9 để viết các số tự nhiên trong hệ thập phân.
Cứ 10 đơn vị ở một hàng nào đó lập thành một đơn vị ở hàng trên liền trước nó. 
1 chục= 10 đơn vị
1 trăm = 10 chục
1 nghìn =10 trăm.
Hai đơn vị ở hai hàng liền nhau kém nhau 10 lần.
Phân tích cấu tạo thập phân của số tự nhiên:
Các số chẵn là các số tự nhiên có số cuối là 0; 2; 4; 6; 8
Các cố lẻ là các số tự nhiên có số cuối là 1; 2; 5; 7; 9
Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị. 
Các phép tính
Phép cộng: 
Tổng quát: a + b = c
Tính chất
+ Trong một tổng khi thay đổi vị trí các số hạng thì tổng không đổi: a + b = b +a
+ Muốn cộng ba số hạng ta có thể công số thứ với tổng của số hạng thứ hai và số hạng thứ ba hoặc lấy tổng của số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai cộng với số hạng thứ ba.
a + b + c = a + (b + c) = (a + b) + c
+ Bất kỳ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó: a + 0 = 0 + a = a
Tìm số chưa biết trong một tổng: lấy tổng trừ đi số hạng đã biết:
 x + b = c	 a + x = c
	x = c – b	x= c-a
Phép trừ
Tổng quát: a - b = c
Tính chất
+ Muốn trừ đi một tổng, ta có thể lấy số đó trừ đi số hạng thứ nhất rồi trừ đi số hạng thứ hai của tổng hoặc lấy số đó trừ đi số hạng thứ hai rồi trừ đi số hạng thứ nhất của tổng: 
a – (b + c) = a – b – c = a – c - b
+ Muốn trừ đi một hiệu, ta có thể lấy số đó cộng với số trừ rồi trừ đi số bị trừ :
a – (b – c) = a + c - b 
+ Bất kỳ số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó: a - 0 = a
Tìm số 
+ Tìm số bị trừ chưa biết: lấy hiệu cộng với số trừ
 x - b = c	
 x = c + b
+ Tìm số trừ chưa biết: lấy hiệu cộng với số trừ
 a - x = c	
 x = a - c
Phép nhân
Tổng quát: a × b = c
 (thừa số) × (thừa số) = tích
Tính chất
+ Trong một tích khi thay đổi vị trí các thừa số thì tích không đổi: a × b = b × a
+ Muốn nhân ba thừa số: Ta có thể nhân tích của thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai rồi nhân với thừa số thứ ba hoặc nhân thừa số thứ nhất với tích của thừa số thứ hai và thừa số thứ ba.
a ×b × c = (a ×b) × c = a ×(b × c)
+ Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng rồi cộng các kết quả lại
a × (b + c) = a ×b + a× c 
+ Muốn nhân một số với một hiệu ta có thể nhân số đó với số bị trừ, rồi trừ đi đi tích của số đó với số trừ : 	a × (b - c) = a ×b - a× c 
+ Bất kỳ số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó: 	a × 1 = a
+ Bất kỳ số nào nhân với 0 cũng bằng 0: 	a × 0 = a
+ Muốn nhân một số với 10, 100  ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó một, hai,.  chữ số 0.
Tìm thừa số chưa biết trong một tích : Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
 x × b = c	
 x = c : b
 a × x = c	
 x = c : a
Phép chia
Tổng quát: a : b = c
 (số bị chia) : (số chia) = thương
Tính chất
+ Muốn chia một số cho một tích ta có thể lấy số đó chia cho một số hạng của tích, rồi lấy kết quả chia cho thừa số còn lại: a : (b × c) = (a : b ): c = a : (b : c) 
+ Bất kỳ số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó: 	a : 1 = a
+ Số 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0: 	0 : a = 0
+ Không thể chia cho 0
Tìm số chưa biết 
Tìm số bị chia chưa biết: ta lấy thương nhân với số chia 
 x : b = c	
 x = c × b
Tìm số chia chưa biết: ta lấy số bị chia chia cho thương 
 a : x = c	
 x = a : c
Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức
Biểu thức
 Các biểu thức: a + b =c, a – b = c; a × b = c ; a : b = c , trong đó c là giá trị của biểu thức
Thứ tự thực hiện các phép tính
+ Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia thì thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
+ Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà có phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì theo thứ tự ta thực hiện các phép nhân, chia rồi sau đó các phép cộng trừ.
Giải toán có lời
Toán về so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị: Lấy số lớn trừ đi số bé
Toán về tăng một số cho trước lên một số lần: Ta lấy số đó nhân với số lần
Toán về giảm một số cho trước xuống một số lần: Ta lấy số đó chia cho số lần
Toán tìm một phần mấy của một số: Ta lấy số đó chia cho số phấn (khác 0)
Toán về so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu lần:
Toán sử dụng hai phép toán nhân, chia có liên quan đến việc rút về đơn vị
Hình học-đo lường
Hình học
Đường gấp khúc: Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn AB, BC, CD
Cạnh, góc
Tam giác ABC có: 3 cạnh: AB, BC, AC
3 góc: Góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C
Tamứ giác ABCD có: 4 cạnh: AB, BC, CD, AD
4 góc: Góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C, góc đỉnh D
Góc vuông, góc không vuông
Góc không vuông
Góc không vuông
Đo lường
Đo độ dài:
+ Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp hơn kém nhau 10 lần:
1m = 1 dm	1 dm = 10 cm	1 cm = 10mm
+ Để đo độ dài một khoảng cách lớn ta dùng đơn vị km: 1km =1000m
Đo khối lượng: 1 trong những đơn vị đo khối lượng là kg: 1kg = 1000g
Đo thời gian:1 năm =12 tháng, 
1 tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày hoặc 29 ngày (năm nhuận)
1 tuần lễ = 7 ngày; 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ =60 phút
Đo dung tich: đơn vị thông thường để đo dung tích là lít (l)

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_cac_kien_thuc_can_nho_toan_lop_3.doc