Tổng hợp 20 bài toán ôn thi học sinh giỏi giai đoạn cuối

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1315Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 20 bài toán ôn thi học sinh giỏi giai đoạn cuối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp 20 bài toán ôn thi học sinh giỏi giai đoạn cuối
TỔNG HỢP
20 BÀI TOÁN ÔN THI HỌC SINH GIỎI GIAI ĐOẠN CUỐI
1: (2,5 điểm)	1. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột có màu tương tự nhau, chứa trong các lọ mất nhãn sau: CuO, Fe3O4, Ag2O, MnO2, (Fe + FeO). Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
	2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm FeS2, CuS, Na2O. Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác, ...). Hãy trình bày phương pháp và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra để điều chế FeSO4, Cu(OH)2. 
2: (2 điểm)	1. Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4, sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được gấp 3,555 lần khối lượng M đem dùng. Mặt khác, nếu dùng 0,02 mol kim loại M tác dụng H2SO4 loãng lấy dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Xác định kim loại M.    
	2. Khi thực hiện phản ứng chuyển hóa metan thành axetilen (ở 15000C và điều kiện thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm metan, axetilen và hidro. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hợp X đã đem đốt. 
3: (2 điểm)	Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí Y gồm C3H8 và hydrocacbon A mạch hở (có chứa liên kết kém bền) thu được 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
	1. Tính thể tích không khí cần dùng đủ để đốt cháy hết hỗn hợp Y (Biết các khí đều đo ở đktc và trong không khí oxi chiếm 20% thể tích).	2. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A. 
4: (2 điểm)	Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl2 và NaCl vào nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO3 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch A, khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng của chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn E. Tính phần trăm khối lượng các muối có trong hỗn hợp ban đầu. 
5: (3,5 điểm). Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H2O (lấy dư) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch T được dung dịch G và kết tủa H. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, F, T, G, H. 
6: (5,0 điểm). Cho x gam một muối halogen của một kim loại kiềm tác dụng với 250 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối). Cho khí B tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 (dư) thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại, làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 139,2 gam muối M duy nhất. 	1. Tính CM của dung dịch H2SO4 ban đầu.
2. Xác định công thức phân tử muối halogen.	3. Tính x.
7: (5,0 điểm). Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có 2 chất với thành phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02 M, thu được 2,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn).
1. Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
2. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.
3. Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
8: (1,5 điểm). 	1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a. SO2 + Mg 	b. Br2 + K2CO3 	c. KNO3 + C + S (Thuốc nổ đen) 
2. Sục khí A vào dung dịch muối Na2SO3, thu được dung dịch chứa một muối B duy nhất. Cho B tác dụng với dung dịch axit D, lại tạo ra khí A. Khi cho khí A tác dụng với dung dịch brom cũng tạo ra axit D. Tìm A, B, D và viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
9: (2,0 điểm)	1. Tìm 4 chất rắn thích hợp để khi mỗi chất tác dụng trực tiếp với dung dịch HCl sinh ra khí Cl2. Viết các phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện của các phản ứng đó (nếu có).
	2. Cho hỗn hợp bột gồm: CuCl2, AlCl3. Trình bày phương pháp hóa học, viết các phương trình phản ứng để điều chế kim loại Al, Cu riêng biệt. 
10: (2,0 điểm)	Cho dòng khí CO đi qua ống sứ đựng 31,20 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Dẫn khí B sục vào 1,00 lít dung dịch Ba(OH)2 0,15M đến khi các phản ứng kết thúc, thấy tạo thành 29,55 g kết tủa.	1. Tính khối lượng chất rắn A.
	2. Chia A thành hai phần bằng nhau. Hòa tan phần một bằng dung dịch HCl dư, để cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,56 lít khí H2. Hòa tan hết phần hai bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 2,24 lít khí SO2. Hãy tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu. 
11: (2,0 điểm).	Một hỗn hợp A gồm bốn hidrocacbon mạch hở. Khi cho m gam hỗn hợp A tác dụng với 175 ml dung dịch Br2 0,200 M thì vừa đủ và còn lại hỗn hợp B gồm hai hidrocacbon có phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được 3,136 lít khí CO2 và 4,572 g nước. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp A thu được 4,928 lít khí CO2 và 6,012 g nước. Biết rằng trong hỗn hợp hai chất phản ứng với dung dịch brom thì hidrocacbon có khối lượng mol nhỏ hơn chiếm dưới 90% về số mol. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo của các chất có trong hỗn hợp A. 
12: 1. Từ các nguyên liệu chính gồm: quặng apatit Ca5F(PO4)3, sắt pirit FeS2, không khí và nước. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: a) Superphotphat đơn.	b) Superphotphat kép
2. Cho A và B là 2 hợp chất hữu cơ đơn chức (chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 74. A phản ứng
được với cả Na và NaOH, còn B phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng mol nhỏ hơn 74. Hãy viết công thức cấu tạo đúng của A, B và viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
13: (2,0 điểm). Cho 23,22 gam hỗn hợp G gồm Cu, Fe, Zn, Al vào cốc chứa dung dịch NaOH dư thấy còn lại 7,52 gam chất rắn không tan và thu được 7,84 lít khí (đktc). Lọc lấy phần chất rắn không tan rồi hoà tan rồi hoà tan hết nó vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, các phản ứng đều tạo ra khí NO, tổng thể tích NO là 2,688 lít (đktc). Giả thiết các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%, xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp G.
14: (2,0 điểm). Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần thật đều nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định % m của Fe trong L và CM của dung dịch M.
15: (2,5 điểm) Nhỏ từ từ dung dịch chỉ chứa chất tan KOH cho đến dư vào lần lượt từng ống nghiệm có chứa các dung dịch (riêng biệt) sau: HCl (có hòa tan một giọt phenolphtalein); MgSO4; Al(NO3)3; FeCl3; Ca(HCO3)2. Giải thích hiện tượng thu được, viết phương trình phản ứng hóa học minh họa.
16: (2,5 điểm) Cho 37,95gam hỗn hợp bột X (gồm MgCO3 và RCO3) vào cốc chứa 125,0gam dung dịch H2SO4 a% (loãng). Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y; chất rắn Z và 2,8lít (ở đktc) khí CO2. Cô cạn dung dịch Y được 6,0gam muối khan, còn nung chất rắn Z tới khối lượng không đổi chỉ thu được 30,95gam chất rắn T và V lít (ở 5460 C; 2,0 atm) khí CO2.
a. Tính: a (%); khối lượng (gam) chất rắn Z và V (lít)?
b. Xác định kim loại R, biết trong X số mol của RCO3 gấp 1,5 lần số mol MgCO3.
17: (3,0 điểm) Chia 800ml dung dịch hỗn hợp A gồm FeCl3 0,1M và HCl 0,075M thành hai phần (A1 và A2) bằng nhau.
a. Cho từ từ dung dịch NaOH 0,75M vào A1 cho đến khi vừa kết tủa hết lượng sắt (III) có trong A1 thì thấy dùng hết V (ml) và thu được dung dịch B. Tính V (ml) và nồng độ mol dung dịch B?
b. Cho m (gam) kim loại Mg vào A2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,344gam chất rắn D và 336ml khí H2 (ở đktc). Tính m (gam)?
18: (4,0 điểm) Một dãy chất gồm nhiều Hiđrocacbon được biểu diễn bởi công thức chung là CnH2n + 2 (n≥1 và n Î Z). Hãy cho biết thành phần phần trăm theo khối lượng của Hiđro trong các chất biến đổi như thế nào (tăng hay giảm trong giới hạn nào) khi số nguyên tử Cacbon (giá trị n) tăng dần?
19:(2,0 điểm) 	Hoà tan 4 gam hỗn hợp Fe và một kim loại hoá trị 2 vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hoá trị 2 cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M. Tìm kim loại hoá trị 2 .
20: 1. Thế nào là độ tan ? Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí. Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa. 
2. Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100oC . Đun nóng dung dịch này cho đến khi có 17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20oC. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh. Biết rằng độ tan của CuSO4 ở 20oC và 100oC lần lượt là 20,7g và 75,4 g.

Tài liệu đính kèm:

  • doc20_bai_HSG_truoc_khi_thi.doc