Tóm tắt lý thuyết và bài tập chương 3 Vật lí lớp 9 - Trần Văn Thảo

pdf 97 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1046Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt lý thuyết và bài tập chương 3 Vật lí lớp 9 - Trần Văn Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt lý thuyết và bài tập chương 3 Vật lí lớp 9 - Trần Văn Thảo
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
1 
CHƢƠNG III: QUANG HỌC 
1- Hiện tƣợng khúc xạ ánh sáng. 
- Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi 
trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. 
Trong hình vẽ: 
- SI là tia tới 
- IK là tia khúc xạ 
- PQ là mặt phân cách 
- NN’ là pháp tuyến 
- SIN

=i là góc tới 
- KIN '

=r là góc khúc xạ 
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc 
khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang 
không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. 
- Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm). 
- Góc tới 0o (tia sáng vuông góc với mặt phân cách) thì tia sáng không bị khúc xạ. 
- Khi một tia sáng truyền từ nước sang không khí nếu góc tới i lớn hơn 48030’ thì có hiện tượng 
phản xạ toàn phần. 
2- Thấu kính hội tụ: 
a) Đặc điểm của thấu kính hội tụ: 
- Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. kí hiệu trong hình vẽ: 
- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu 
điểm của thấu kính. 
- Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn so với khi 
nhìn bình thường. 
- Trong đó:  là trục chính 
 F, F’ là hai tiêu điểm 
 O là quang tâm 
 OF=OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính 
b) Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: 
(1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc 
xạ) theo phương của tia tới. 
(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. 
(3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. 
c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ: 
- Nếu d<f cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật 
- Nếu d=f không cho ảnh 
- Nêu f<d<2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật 
- Nếu d=2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật 
- Nếu d>2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. 
d) Dựng ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ: 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
2 
- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục 
chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt, 
sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh A’ của A. 
e) Công thức của thấu kính hội tụ 
- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h d
h ' d '
 
- Quan hệ giữa d, d’ và f: 1 1 1
f d d '
  nếu là ảnh ảo thì 1 1 1
f d d '
  
- Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến thấu kính 
d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính 
f là tiêu cự của thấu kính 
h là chiều cao của vật 
h’ là chiều cao của ảnh 
3- Thấu kính phân kì: 
a) Đặc điểm của thấu kính phân kì: 
- Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa kí hiệu trong vẽ hình: 
- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. 
- Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với 
khi nhìn bình thường. 
- Trong đó:  là trục chính 
 F, F’ là hai tiêu điểm 
 O là quang tâm 
 OF=OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính 
b) Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì: 
(1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. 
(2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương 
của tia tới. 
(3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính (tia này 
đặc biệt khác với thấu kính hội tụ) 
c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì: 
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và 
luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. 
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. 
- Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và 
xa thấu kính dần. 
- Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật. 
d) Dựng ảnh tạo bởi thấu kính phân kì:Tương tự như dựng ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. 
e) Công thức của thấu kính phân kì 
- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h d
h ' d '
 
- Quan hệ giữa d, d’ và f: 
1 1 1
f d ' d
  
- Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến thấu kính 
d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính 
f là tiêu cự của thấu kính 
h là chiều cao của vật 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
3 
h’ là chiều cao của ảnh 
4- Máy ảnh 
* Cấu tạo: 
- Gồm hai bộ phận chính: vật kính, buồng tối. Ngoài ra trong máy ảnh còn có cửa điều chỉnh độ 
sáng và cửa sập, chỗ đặt phim. 
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ. 
* Sự tạo ảnh trên phim: 
- Ảnh trên phim của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật. 
- Để điều chỉnh ảnh rõ nét trên phim người thợ ảnh điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến 
phim. Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to 
- Công thức: h d
h ' d '
 Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến vật kính 
d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính 
h là chiều cao của vật 
h’ là chiều cao của ảnh trên phim 
5- Mắt: 
* Cấu tạo: 
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là : thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc). 
- Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh nhưng có tiêu cự thay đổi được, còn 
màng lưới như phim nhưng khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh không thay đổi được. 
* Sự tạo ảnh trên màng lƣới: 
- Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng 
lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh) 
- Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn 
vật. 
- Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu 
CV), khoảng cách từ điểm Cv đến mắt là khoảng cực viễn. Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu 
cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy tinh có tiêu cự dài nhất. 
- Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận (kí hiệu CC), 
khoảng cách từ điểm Cc đến mắt là khoảng cực cận. Khi nhìn vật ở điểm cực cận 
mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất) 
- Mắt nhìn rõ vật nếu vật ở trong khoảng từ điểm Cc đến điểm Cv. 
* Mắt cận thị: 
- Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. 
- Kính cận là kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận 
thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (CV) của mắt (tiêu cự của kính bằng 
khoảng cực viễn) 
- Mắt bị cận khi không phải điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trước màng lưới, điểm 
cực cận (Cc) và điểm cực viễn (Cv) của mắt cận gần hơn điểm cực cận và điểm cực viễn của 
mắt người bình thường. 
* Mắt lão: 
- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. 
- Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần. 
- Mắt lão khi không điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, điểm cực viễn của 
mắt lão như người bình thường. 
6- Kính lúp: 
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
4 
- Mỗi kính lúp có độ bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 
5x  kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn. 
- Giữa độ bội giác và tiêu cự f (đo bằng cm) có hệ thức: 25G
f
 
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn 
hơn vật. 
7- Ánh sáng trắng và ánh sáng màu: 
- Nguồn sáng trắng: Ánh sáng Mặt trời (trừ lúc bình minh và hoàng hôn) và các đèn dây tóc 
nóng sáng (đèn pin, đèn pha ô tô). 
- Nguồn sáng màu:Có một số nguồn sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu (đèn LED, đèn Laze, 
đèn ống quảng cáo). Cũng có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm 
lọc màu. 
- Tấm lọc màu: Trong suốt (rắn, lỏng, màng mỏng) có màu. Tấm lọc màu nào thì cho màu đó đi 
qua và hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác. 
8- Sự phân tích ánh sáng trắng: 
- Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho 
chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một dĩa CD. 
- Lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác. Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng trắng 
qua lăng kính ta thu được một dải ánh sáng màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng - lục – lam 
– chàm - tím. (tuân theo định luật khúc xạ). 
- Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau. 
- Hiện tượng cầu vồng, ánh sáng màu trên váng dầu, bong bóng xà phòng cũng là hiện tượng 
phân tích ánh sáng. 
* Chú ý: Nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là 
chùm sáng đơn sắc. 
9- Sự trộn các ánh sáng màu: 
- Khi chiếu 2 hay nhiều màu vào cùng một chỗ trên màn trắng thì ở chỗ màn trắng đó là màu ta 
thu được khi trộn. 
- Trộn hai ánh sáng màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác. 
- Có nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu mới. 
- Đặc biệt, có thể trộn các ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam với nhau để được ánh sáng trắng. 
Ba màu đó là ba màu cơ bản của ánh sáng. 
+ Khi trộn các ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta được màu vàng. 
+ Khi trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lam ta được màu đỏ đen sậm. 
+ Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm. 
+ Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta cũng được ánh sáng trắng. 
10- Màu sắc các vật dƣới ánh sáng trắng và dƣới ánh sáng màu: 
- Khi nhìn một vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó từ vật đến mắt ta. 
- Vật có màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu. 
- Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác. 
- Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 
11- Tác dụng của ánh sáng: 
- Ánh sáng có các tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều đó chứng tỏ 
ánh sáng có năng lượng. 
- Trong các tác dụng trên, năng lượng áng sáng được biến đổi thành các năng lượng khác nhau. 
- Ánh sáng có tác dụng sinh học. Con người, các động vật và các loại cây xanh cần phải có ánh 
sáng để duy trì sự sống. 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
5 
- Ánh sáng có tác dụng quang điện. Ánh sáng chiếu vào pin quang điện làm cho pin phát ra 
được dòng điện. 
- Ánh sáng mang năng lượng. 
- Trong các tác dụng nêu trên, quang năng đã chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như: 
nhiệt năng, điện năng và năng lượng cần thiết cho sự sống. 
 c) Ảnh của 1 vật qua thấu kính : 
Vị trí của vật Thấu kính hội tụ (TKHT) Thấu kính phân kỳ (TKPK) 
Vật ở rất xa 
TK: 
Ảnh thật, cách TK một khoảng bằng tiêu cự 
(nằm tại tiêu điểm F’) 
Ảnh ảo, cách thấu kính một khoảng 
bằng tiêu cự (nằm tại tiêu điểm F’) 
Vật ở ngoài 
khoảng tiêu cự 
(d>f) 
- d > 2f: ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. 
- d = 2f: ảnh thật, ngược chiều, độ lớn bằng 
vật (d’ = d = 2f; h’ = h) 
- 2f > d > f: ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn 
vật. 
- Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. 
Vật ở tiêu 
điểm: 
- Ảnh thật nằm ở rất xa thấu kính. 
 (Sửa lại hình vẽ cho đúng ) 
- Ảnh ảo, cùng chiều nằm ở trung 
điểm của tiêu cự, có độ lớn bằng nửa 
độ lớn của vật. 
Vật ở trong 
khoảng tiêu cự 
(d<f) 
- Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. 
- Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
Bảng: Một số đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ (TKHT) 
Stt Khoảng cách từ Đặc điểm của ảnh 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
6 
Bảng 2: Một số đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì (TKPK) 
Stt 
Khoảng cách 
từ vật đến thấu 
kính(d) 
Đặc điểm của ảnh 
Thật hay ảo 
Cùng chiều 
hay ngược 
chiều so với 
vật 
Lớn hơn hay 
nhỏ hơn vật 
1 d<f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn 
2 d=f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn 
3 f<d<2f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn 
4 d=2f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn 
5 d>2f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn 
Qua hai bảng trên ta có thể rút ra thêm một số vấn đề sau: 
a1) Đối với thấu kính hội tụ: 
+ Ảnh ảo luôn cùng chiều và lớn hơn vật khi (d<f) và trong khoảng này ảnh lớn hơn 
vật khi vật tiến càng xa thấu kính. 
+ Ảnh thật: Luôn ngược chiều lớn hơn vật khi (f2f), 
ảnh càng nhỏ khi vật càng xa thấu kính. 
a2) Đối với thấu kính phân kì: 
+ Luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và ảnh càng lơn khi vật càng xa thấu kính. 
* Có thể dùng một công thức thấu kính sau với các quy ƣớc: 
1 1 1
'f d d
  
- TKHT: f > 0 
- TKPK: f < 0 
- Ảnh thật: d’ > 0 
- Ảnh ảo: d’ < 0 
- Vật thật: d > 0 
- Vật ảo: d < 0 (trong trường hợp chùm sáng hội tự) 
BÀI TẬP 
vật đến thấu 
kính(d) 
Thật hay ảo 
Cùng chiều hay 
ngược chiều so 
với vật 
Lớn hơn hay 
nhỏ hơn vật? 
1 
Vật ở rất xa 
thấu kính 
Thật Ngược chiều Nhỏ hơn 
2 d>2f Thật Ngược chiều Nhỏ hơn 
3 d=2f Thật Ngược chiều Bằng 
4 d<f Ảo Cùng chiều Lớn hơn 
5 f<d<2f Thật Ngược chiều Lớn hơn 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
7 
 Bài 1 : Dựng ảnh của vật sáng AB trong mỗi hình sau 
Bài 2 : Đặt một vật sáng AB, có dạng một mũi tên cao 0,5cm, vuông góc với trục 
chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm 
a. Hãy dựng ảnh A’B’của vật AB theo đúng tỉ lệ xích. 
b. Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’ 
 Bài 3 : Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có 
tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 
6cm, AB có chiều cao h = 4cm. 
Hãy dựng ảnh A’B’ của AB rồi tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao 
của ảnh 
 Bài 4. 
Cho đường đi của một tia sáng qua thấu kính L như hình 2.3. Hỏi L là thấu kính gì ? 
vì sao ? 
Bài 5 
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f = 12cm. 
Điểm A nằm trên trục chính. Xét 2 trường hợp AB cách TK một khoảng OA(1) = 
36cm và OA(2) = 8cm. 
a/Vẽ ảnh trong 2 trường hợp. 
b/Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao 
của ảnh trong 2 trường hợp, biết AB cao 1cm 
Bài tập 6 
Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính một 
khoảng OA= 8cm, A nằm trên trục chính. Xét 2 trường hợp TKHT và TKPK . 
a/Vẽ ảnh trong 2 trường hợp. 
b/Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kinh và chiều cao 
của ảnh trong 2 trường hợp, biết AB cao 6mm 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
8 
Bài tập 7 
Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm. Máy ảnh được hướng 
để chụp ảnh một vật cao 40cm, đặt cách máy 1,2m. 
a/ Hãy dựng ảnh của vật trên phim (không cần đúng tỉ lê). 
b/ Dựa vào hình vẽ để tính độ cao của ảnh trên phim. 
Bài 8 
Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của TKHT, 
cách thấu kinh 16cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12cm. 
a/Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. 
b/ Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao 
nhiêu lần vật. 
Bài 9:Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt một vật AB trước thấu kính, cho AB vuông 
góc với trục chính, cách thấu kính một khoảng OA > f. 
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật. 
b) Đặt OA = d, OA’= d’. Chứng minh hai công thức: 
' ' ' 1 1 1
à
f '
A B d
v
AB d d d
   
Bài 10:Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt một vật AB trước thấu kính, cho AB vuông 
góc với trục chính, cách thấu kính một khoảng OA < f. 
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật. 
b) Đặt OA = d, OA’= d’. Chứng minh hai công thức: 
' ' ' 1 1 1
à
f '
A B d
v
AB d d d
   
Bài 11:Một thấu kính phân kì, có tiêu cự f. một vật sáng AB đặt trước thấu kính, trên trục 
chính và vuông góc với thấu kính, cách thấu kính một khoảng OA=d. 
a) Vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính. 
b) Gọi d’=OA’ là khoảng cách từ thấu kính đến ảnh A’B’. Chứng minh hai công thức: 
' ' ' 1 1 1
à
f '
A B d
v
AB d d d
   
Bài 12 : Vật AB đặt cách thấu kính hội tụ một đoạn 30cm.Ảnh A1B1 là ảnh thật. Dời vật 
đến vị trí khác, ảnh của vật là ảnh ảo cách thấu kính 20cm. Hai ảnh có cùng độ lớn. Tính 
tiêu cự của thấu kính. 
B'
’ 
A A2 
,F 
A’ 
B 
B2 
I 
F’ A1 
B1 
O 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
9 
Bài 13. Hãy vẽ tiếp đường đi của các tia sáng a,b,c ở hình 1.1a 
Chú ý: Bài 
14. Cho điểm sáng S và thấu kính hội tụ như hình 1.2a. Hãy dựng ảnh S1 của S tạo bởi thấu 
kính 
Bài 15. Cho vật sáng AB ( AB  ; B  ) và thấu kính hội tụ như hình 1.3a 
. Hãy dựng ảnh của vật AB 
Bài 16. Hãy vẽ tiếp đường đi của các tia sáng 1b, 2b, 3b ở hình 1.4ê. 
Bài 17. Cho vật sáng AB ( AB  ; B  ) và thấu kính hội tụ như hình 1.5.a. 
Hãy dựng ảnh của vật AB 
Bài 18. Vẽ tiếp đường đi của tia sáng a trong hình 1.6a 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
10 
Bài 19. Cho vật sáng AB và thấu kính hội tụ như hình 1.7. ) ( A và B  ). Dựng 
ảnh của vật AB 
Bài 20. Cho thấu kính hội tụ và điểm sáng S thuộc trục chính  như hình 1.8a. Hãy 
dựng ảnh S1 của S tạo bởi thấu kính trên 
Bài 21: Cho vật sáng AB và ảnh A1B1 tạo lởi thấu kính L như hình 2.1.a. 
Hỏi: A1B1 là ảnh gì? Thấu kính L là thấu kính gì? Vì sao? 
 Bài 22. Cho trục chính  của thấu kính L; S1 là ảnh của S tạo bởi thấu kính L. như 
hình 2.2.a. Hỏi S1 là ảnh gì? Thấu kính L là thấu kính gì? Tại sao? 
Nhận xét: 
Ở hình 2.2 a ta không thấy S1 cùng chiều hay ngược 
chiều với S, cũng không thấy S1 lớn hơn hay nhỏ hơn S 
Bài 23. 
Trong một phòng dài L và cao là H có treo một gương phẳng trên tường. Một người đứng cách 
gương một khoảng bằng l để nhìn gương. Độ cao nhỏ nhất của gương là bao nhiêu để người đó 
nhìn thấy cả bức tường sau lưng mình. 
 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 Tóm tắt lý thuyết và bài tập vật lý lớp 9 
Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo DĐ: 0934040564 
11 
Bài 24. Hai điểm sáng S1 và S2 nằm trên trục chính và ở hai bên thấu kính hội tụ cách thấu kính lần 
lượt 9cm và 18cm. Khi đó ảnh của S1 và S2 qua thấu kính trùng nhau. Vẽ hình giải thích sự tạo ảnh 
trên và từ hình vẽ tính tiêu cự của thấu kính. 
Bài 25: : Cho mét hÖ thÊu kÝnh héi tô, g-¬ng 
ph¼ng nh- h×nh vÏ 3. ThÊu kÝnh héi tô cã tiªu cù f. G-¬ng ®Æt c¸ch thÊu kÝnh mét kho¶ng b»ng 
2
3
f, mÆt ph¶n x¹ quay vÒ phÝa thÊu kÝnh. Trªn trôc chÝnh cña thÊu kÝnh ®Æt mét ®iÓm s¸ng S. B»ng 
phÐp vÏ h×nh häc h·y x¸c ®Þnh vÞ trÝ ®Æt S ®Ó mét tia s¸ng bÊt k× xuÊt ph¸t tõ S qua thÊu kÝnh ph¶n 
x¹ trªn g-¬ng råi cuèi cïng khóc x¹ qua thÊu kÝnh lu«n song song víi trôc chÝnh. 
Bài 26: Mét ®iÓm s¸ng ®Æt c¸ch mµn mét kho¶ng 2 m gi÷a ®iÓm s¸ng vµ mµn ng-êi ta ®Æt mét 
®Üa ch¾n s¸ng h×nh trßn sao cho ®Üa song song víi mµn vµ ®iÓm s¸ng n»m trªn trôc cña ®Üa: 
a/. T×m ®-êng kÝch bãng ®en in trªn mµn biÕt ®-êng kÝch cña ®Üa d= 20 cm vµ ®Üa c¸ch ®iÓm 
s¸ng 50 cm . 
b/. CÇn di chuyÓn ®i· theo ph-¬ng vu«ng gãc víi mµn mét ®o¹n bao nhiªu theo chiÒu nµo ®Ó 
®-êng kÝnh bãng ®en gi¶m ®i mét nöa. 
c/. BiÕt ®Üa di chuyÓn ®Òu víi vËn tèc v= 2m/s . t×m tèc ®é thay ®æi ®-êng kÝnh cña bãng ®en. 
d/. Gi÷ nguyªn vÞ trÝ ®Üa vµ mµn nh- c©u b, thay ®iÓm s¸ng b»ng vËt s¸ng h×nh cÇu ®-êng kÝnh 
d1= 8 cm. T×m vÞ trÝ ®Æt vËt s¸ng

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBT_LY_9_PHAN_QUANG_HOC_Thay_Thao.pdf