Toán 8 - Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức

doc 106 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Toán 8 - Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán 8 - Bài 1: Nhân đơn thức với đa thức
Ngày soạn: 15/08/2015
Tuần 01-Tiết thứ: 01 (PPCT)
Ngày dạy: ..../08/2015
CHƯƠNG I - PHÉP NHÂN & PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
 BÀI 1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
`
I- Mục tiêu.
01- Kiến thức: Học sinh trình bày được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
02- Kĩ năng: Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng A(B + C) = AB + AC trong đó A, B, C là các số hoặc các biểu thức đại số. 
03- Thái độ: HS tuân thủ quy tắc khi thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, cẩn thận trong tính toán.
II-Chuẩn bị.
01- GV: SGK, phấn màu, hướng dẫn cho học sinh ôn tập kiến thức cũ liên quan.
02- HS: Ôn về phép nhân đơn thức với đơn thức ở lớp 7.
III- Phương pháp. 
Luyện tập thực hành, hoạt động nhóm, thuyết trình.
IV- Tiến trình giờ dạy – Giáo dục.
01- Ổn định (01 phút).
02- Kiểm tra bài cũ (03 Phút)
Câu hỏi
Đáp án
Cho HS ôn lại KT cũ: 
Câu 1. Nhắc lại quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số xm. xn = ...?
Câu 2. Phát biểu và viết công thức nhân một số với một tổng: a(b + c) = ...? 
Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số cộng hai số mũ. xm. xn = xm+ n. 
Muốn nhân 1 số với một tổng ta nhân số đó với từng thừa số của tổng rồi cộng các tích với nhau: a(b + c) = ab + ac.
03- Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (01 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình.
2. Nội dung tiến hành:
- GV:Quy tắc trên được thực hiện trên tập hợp các số nguyên. Trên các đa thức ta cũng có các phép toán tương tự như trên và được thể hiện qua bài học “Nhân đơn thức với đa thức”.
- HS: Lớp lắng nghe và tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc (15 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm.
2. Nội dung tiến hành:
- GV:Cho hs đọc sgk và làm ?1 theo nhóm trong vòng 04’.
- HS làm việc với sgk và làm ?1. Mỗi nhóm hs viết 1 đơn thức và 1 đa thức tùy ý rồi thực hiện theo các yêu cầu của của SGK.
- GV: Theo dõi và kiểm tra việc hoạt động nhóm và giúp đỡ nếu có.
- GV: Gọi đại diện trình bày, cho các nhóm nx kết quả của nhau.
- HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại kiểm tra các kết quả của nhau.
- GV: Giới thiệu công thức tổng quát và cho HS phát biểu thành lời.
- HS: Lớp lắng nghe và ghi nhớ.
 1. Quy tắc : SGK.
VD:
Tổng quát: 
Hoạt động 3: Áp dụng – Luyện tập (23 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Cho hs tìm hiểu ví dụ làm ?2 SGk.
GV lưu ý hs khi nhân 2 số hữu tỉ thì cần rút gọn nếu được.
- HS làm việc cá nhân với sgk và làm ?2 .
 Các hs khác làm ra vở sau đó so sánh kết quả với bạn . 
- GV: Cho hs làm ?3 SGK theo nhóm trong vòng 04’ và gọi đại diện 1 nhóm trình bày ý thứ nhất.
- HS: Làm ?3 theo nhóm và cử đại diện viết biểu thức dưới dạng công thức sau đó nhân đa với đơn.
- GV: Cho các nhóm nx và gọi đại diện hai HS lên bảng tính diện tích của hình thang.
- HS: Các nhóm nx bài làm của bạn. Một đại diện khác lên tính kết quả về diện tích hình thang.
- GV: Cho hs làm bài tập 1a,b/trang 5. Hướng dẫn và lưu ý hs khi nhân đơn với đa có dấu trừ đằng trước ngoặc.
- HS: Lớp lắng nghe và lưu ý. Cá nhân làm bài tập 1a,b.
- GV: Cho hs làm bài tập 2a SGK.
- HS: Làm b/tập 2a(5)SGK. Phân Hs thành các nhóm nhỏ: 2 em một nhóm làm và thông báo kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- HS: Lớp lắng nghe và lưu ý.
2 . Áp dụng :
?2. 
 = 
? 3:
+ Khi x = 3 và y = 2 thì: 
Bài tập 1. Làm tính nhân.
a/ x2(5x3 – x - ) 
Bài 2. Thực hiện phép nhân, rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
a/
 Thay x = -6, y = 8 vào biểu thức ta có:
04- Củng cố (01 phút).
- GV: Nêu các kiến thức cơ bản của tiết học ?
- HS nêu các kiến thức cơ bản của tiết học.
- GV: Chốt lại kiến thức toàn bài.
- HS: Lớp lắng nghe ghi nhớ.
05- Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (01 phút).
- HD bài tập 3a: 3x(12x - 4) – 9x(4x -3) = 30 
	 3x.12x – 3x.4 – 9x.4x - 9x(-3) = 30
	 36x2 – 12x – 36x2 + 27x = 30
	 15x = 30
 x = 2
- Về nhà học bài nắm vững quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Làm bài tập 1c, 2b, 3 trang 5 trong sgk.
- Xem trước bài “ Nhân đa thức với đa thức” chuẩn bị tiết sau học. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 20/08/2015
Tuần 01 - Tiết thứ: 02 (PPCT)
Ngày dạy: ..../08/2015
BÀI 2: NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I- Mục tiêu.
01- Kiến thức: Học sinh trình bày được quy tắc nhân đa thức với đa thức.
02- Kĩ năng: Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng 
(A + B)(C + D) = AC + AD + BC + BD trong đó A,B,C là các số hoặc các biểu thức đại số.
03- Thái độ: HS tuân thủ quy tắc khi thực hiện phép nhân đa thức với đa thức, cẩn thận trong tính toán.
II- Chuẩn bị.
01- GV: SGK, phấn màu ,bảng phụ.
02- HS: Ôn và nắm chắc cách nhân đơn thức với đa thức.
III- Phương pháp. 
Luyện tập thực hành, vấn đáp.
IV- Tiến trình giờ dạy – Giáo dục. 
01- Ổn định lớp (01 phút)
02- Kiểm tra bài cũ (06 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Sửa bài tập 1c trang 5: Làm tính nhân: 
Muốn nhân 1 đơn thức với 1 đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau. 
 = 
03/ Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc (17 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập thực hành, vấn đáp 
2. Nội dung tiến hành:
- GV cho học sinh làm bài tập tương tự VD trong SGK.
- HS: Cá nhân HS lên bảng thực hiện phép nhân.
- GV nhận xét và hỏi: Để nhân hai đa thức với nhau ta làm như thế nào ?
- HS: Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV.
- GV: Chốt lại và đưa ra quy tắc.
- HS: Lớp lắng nghe và ghi nhớ quy tắc. 
- GV: Giới thiệu tích của hai đa thức là 1 đa thức, cho hs làm ?1. SGK.
- HS: Cá nhân tìm hiểu đề bài và lên bảng thực hiện.
- GV cho HS tìm cách làm khác, chú ý cho HS khi nào thì sử dụng cách thứ 2.
- HS tìm hiểu cách làm thứ 2 và chú ý khi nào thực hiện được theo cách 2.
1. Quy Tắc:
a/ VD Nhân 2 đa thức.
b/ Qui Tắc: SGK.
Tq: .
c/ Chú ý:
Ta có thể thực hiện phép nhân 2 đa thức trên theo cách sau:
Hoạt động 2: Áp dụng – Luyện tập (19 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Cho hs làm ?2 và ?3.
+ Nêu c/thức tính diện tích hcn ?
+ Thực hiện bỏ dấu ngoặc trong biểu thức. Lưu ý hs khi thay x = 2,5 thì ta viết 
vào biểu thức thì dễ tính hơn.
- HS: Cá nhân học sinh trình bày.
- GV: Yêu cầu HS giải bài tập 7 trong sgk.
- HS: Cá nhân hai đại diện lên bảng trình bày.
- GV: Cho lớp theo dõi bài làm của bạn và nx.
- HS: Lớp theo dõi bài làm của bạn xb, bổ sung nếu có.
 2. Áp dụng. 
Khi x = 5/2 và y = 1 ta có:
S = 4.(5/2)2 – 12 = 24 (m2).
Bài 7. Làm tính nhân.
a/ (x2 – 2x + 1)(x - 1) 
 = x3 – x2 – 2x2 + 2x + x – 1
 = x3 – 3x2 + 3x – 1.
b/ (x3 – 2x2 + x – 1)(5 – x)
 = 5x3 – 10x2 + 5x – 5 – x4 + 2x3 – x2 + x.
 = – x4 + 7x3 – 11x2 + 6x – 5. 
04- Củng cố (01 phút).
- GV: Nêu các kiến thức cơ bản của tiết học ?
- HS nêu các kiến thức cơ bản của tiết học.
- GV: Chốt lại kiến thức toàn bài.
- HS: Lớp lắng nghe ghi nhớ.
05- Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (02 phút).
- Về nhà học bài nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức.
- Làm bài tập 7b và bài 8 trang 8 sgk. Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm.
Kí duyệt tuần 01
Thứ 6 ngày 21 tháng 08 năm 2015
Ngày soạn: 20/08/2015
Tuần 02 - Tiết thứ: 03 (PPCT)
Ngày dạy: ..../08/2015
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu.
01- Kiến thức: Nhắc lại được quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
02- Kĩ năng: Thực hiện được phép nhân đa thức với đa thức trên.
03- Thái độ: Nghiêm túc và ý thức hợp tác tích cực trong các hoạt động.
II- Chuẩn bị.
01- GV: Bảng phụ, SGK, phấn màu
02- HS: Ôn về phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
III- Phương pháp.
Luyện tập thực hành, vấn đáp.
VI- Tiến trình giờ dạy Giáo dục.
01/ Ổn định lớp (01 phút)
02/ Kiểm tra bài cũ (05 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ? Sửa bài 8b trang 8 sgk.
Muốn nhân 1 đa thức với 1 đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
	8b/ (x2 – xy + y2) (x + y) = x3 - x2y + xy2 + x2y – xy2 – y3 = x3 + y3. 
03/ Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Luyện tập bài 10 (13 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Cho 2 học sinh, mỗi em làm một câu của bài tập 10 trong sgk.
- HS: Cá nhân hai HS lần lượt lên bảng trình bày.
 - GV: Cho cả lớp cùng thực hiện ở vở nháp. GV đi kiểm tra bài làm của HS. Cho lớp nx và thống nhất.
- HS: Cả lớp cùng thực hiện ở vở nháp, sau đó nx bài làm của bạn. 
Bài 10 trang 8
a/ (x2 - 2x + 3)() 
= - 5.x2 + 5.2x – 5.3
= - 5x2 + 10x – 15
= - 6x2 + - 15.
b/ (x2 – 2xy + y2) (x – y) 
= x3 – 2x2y + xy2 – x2y + 2xy2 – y3 = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3. 
Hoạt động 2: Luyện tập bài 11 (09 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh phương pháp để c/m một biểu thức có giá trị không phụ thuộc vào biến.
- HS: Lớp lắng nghe và tìm hiểu.
- GV: Gọi một đại diện lên bảng chứng minh.
- HS: Cá nhân một đại diện trình bày.
- GV: Cho lớp theo dõi và nx.
- HS: Lớp theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Bài 11 trang 8
(x – 5) (2x + 3) – 2x(x – 3) + x + 7
= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7 
= - 8.
Sau khi rút gọn biểu thức ta được -8 nên giá trị biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến .
Hoạt động 3: Luyện tập bài 12 (09 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV gọi 1 HS lên bảng nhân các đa thức rồi rút gọn đa thức, sau đó thay giá trị của x vào tính giá trị của biểu thức.
- GV: Cho lớp theo dõi và nx.
- HS: Lớp theo dõi bài làm của bạn và nhận xét. 
Bài 12 trang 8
(x2 – 5) (x + 3) + (x + 4)(x – x2)
= x3 + 3x2 – 5x -15 + x2 – x3 + 4x – 4x2 
= - x – 15.
Giá trị của biểu thức khi:
a/ x = 0 là -15 
b/ x = 1 là -16
c/ x = - 15 là 0
d/ x = 0,15 là – 15,15. 
Hoạt động 4: Luyện tập bài 14 (07 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Vấn đáp.
2. Nội dung tiến hành:
- GV giới thiệu bài tập 14 trong sgk.
- HS: Cá nhân tìm hiểu đề bài tập.
- GV: Tìm dạng tổng quát của 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp ?
- HS: Cá nhân trình bày.
- GV: Dựa vào đề bài hãy lập ra biểu thức tóan học ? (Là một phương trình)
- HS: Cá nhân trình bày.
- GV: Thực hiện phép nhân đa thức để 
tìm a ? Gọi một đại diện trình bày.
- HS: Đại diện một HS trình bày.
Bài 14 trang 9
Gọi 3 số liên tiếp chẵn có dạng:
2a, 2a + 2, 2a + 4 với ta có:
Vậy 3 số đó là: 46, 48, 50.
04- Củng cố (01 phút).
- GV: Nêu các kiến thức cơ bản của tiết học ?
- HS nêu các kiến thức cơ bản của tiết học.
- GV: Chốt lại kiến thức toàn bài.
- HS: Lớp lắng nghe ghi nhớ.
05- Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (01 phút).
- Xem các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập 12c,d , 15 SGK.
- Xem trước bài 3.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 22/08/2015
Tuần 02 - Tiết thứ: 04 (PPCT)
Ngày dạy: ..../08/2015
BÀI 3: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I/ Mục tiêu.
01- Kiến thức: HS viết lại được và phát biểu được thành lời các HĐT . 
02- Kĩ năng: Học sinh hiểu và vận dụng được các hằng đẳng thức đáng nhớ:trong đó A,B là các số hoặc các biểu thức đại số.
03- Thái độ: Tuân thủ các HĐT trong tính toán và tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị.
01/ GV: SGK, phấn màu, bảng phụ bài 18 trang 11.
02/ HS: Nắm chắc cách nhân đa thức với đa thức, máy tính bỏ túi.
III- Phương pháp.
Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập và thực hành.
VI- Tiến trình giờ dạy – Giáo dục.
01- Ổn định lớp (01 phút)
02- Kiểm tra bài cũ (05 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Thực hiện phép nhân đa thức: 
a/ ( x + y ) ( x + y) ; 
b/ ( x – y ) ( x – y)
a/ ( x + y ) ( x + y) = x2 + xy + xy + y2
 	 = x2 + 2xy + y2.
b/ ( x – y ) ( x – y) = x2 – xy – xy + y2
	 = x2 – 2xy + y2.	
03- Giảng bài mới
GV cho HS cùng tính: 29.31 = ? 
- Sau khi HS tính, giáo viên kết luận: Dù học sinh có dùng máy tính cũng không tính nhanh bằng giáo viên. Đó là bí quyết Dùng hằng đẳng thức.
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu HĐT thứ nhất (13 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Vấn đáp, hoạt động nhóm.
2. Nội dung tiến hành:
- GV giới thiệu nếu thay bài tập a phần KT bài cũ x,y bằng a, b đó chính là ?1 SGK, công thức này còn được minh họa bởi diện tích các hình vuông và hình chữ nhật ở hình 1. 
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- GV: Với A,B là các biểu thức ta cũng có:
- Hs ghi hằng đẳng thức vào vở.
- GV: Phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời ? (?2). 
- HS: Cá nhân một HS trả lời.
- GV: Thực hiện phần áp dụng ở mục 1 theo nhóm trong vòng 03’ rồi gv gọi đại diện trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày.
1/ Bình phương của một tổng:
Áp dụng:
a/ (x + 1)2 = x2 + 2x + 12
 = x2 + 2x + 1
b / x2 + 4x + 4 = (x)2 + 2.x.2 + (2)2
 = (x + 2)2
c/ 512 = ( 50 + 1)2
 = 502 + 2.50.1 + 12
 = 2500 + 100 + 1
 = 2601
d/ 3012 = (300 + 1)2
 = 3002 + 2.300.1 +12
 = 90000 + 600 + 1
 = 90601
Hoạt động 2: Tìm hiểu HĐT thứ hai (13 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Vấn đáp, hoạt động nhóm.
2. Nội dung tiến hành:
- GV cho lớp tính (a + (-b))2
(?3).
- HS: Cá nhân thực hiện.
- GV: (a + (-b))2 = (a - b)2 
= a2 – 2ab + b2. 
Nếu thay A= a, b = B ta có hđth nào ?
- HS: Cá nhân trả lời.
- GV: Phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời ? (?4).
- HS: Cá nhân phát biểu HĐT thành lời.
- GV: Thực hiện phần áp dụng ở mục 2 theo nhóm trong 3’ rồi trình bày.
- HS làm phần áp dụng ở mục 2 theo nhóm trong vòng 03’ và cử đại diện trình bày. 
2. Bình phương của một hiệu:
 Áp dụng:
a/ (x - 1)2 = x2 – 2.x.1 + 12
 = x2 - 2x + 1
b/ (2x – 3y)2 
 = (2x)2 – 2.2x.3y + (3y) 
 = 4x2 – 12xy + 9y2
c/ 992 = (100 – 1)2 
 = 1002 – 2.100.1 + (-1)2
 = 10000 – 200 + 1
 = 9801
Hoạt động 3: Tìm hiểu HĐT thứ ba (11 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập và thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Thực hiện ?5 SGK . 
- HS: Cá nhân làm bài ?5.
- GV: Thay A= a, B= b có hđt nào ?
- HS: Cá nhân trả lời.
- GV: Phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời ? (?6).
- HS: Cá nhân phát biểu HĐT thành lời.
- GV: Cho HS thực hiện phần áp dụng ở mục 3.
- GV: Cho HS làm ?7 SGK.
Qua bài tập này ta lưu ý hs đẳng thức.
- HS: Cá nhân HS tìm hiểu đề bài và nhận xét.
3. Hiệu 2 bình phương:
Áp dụng:
a/ (x +1)(x- 1) = x2 – 12
 = x2 -1
b/ (x – 2y)(x + 2y) = x2 –(2y)2
 = x2 – 4y2
c/ 56 . 64 = (60 – 4)(60 + 4)
 = 602 – 42
 = 3600 – 16
 = 3584 
04- Củng cố (01 phút).
- GV: Nêu các kiến thức cơ bản của tiết học ?
- HS nêu các kiến thức cơ bản của tiết học.
- GV: Chốt lại kiến thức toàn bài.
- HS: Lớp lắng nghe ghi nhớ.
05- Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (02 phút).
- Thuộc các hằng đẳng thức.
- Làm các bài tập 16,18,24 trong sgk tiết sau luyện tập. 
HD: + Bài 16 chú ý xét xem nó thuộc hđth nào từ đó áp dụng .
 + Bài 18 dựa vào 2 hđth . Để tìm ra A, B.
V. Rút kinh nghiệm.
Thứ 7 ngày ...tháng 08 năm 2015
Kí duyệt tuần 02
Ngày soạn: 16/08/2015
Tuần 03 - Tiết thứ: 05 (PPCT)
Ngày dạy: ..../08/2015
 LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu.
01- Kiến thức: HS viết lại được các HĐT 
02- Kĩ năng: HS vận dụng các hằng đẳng thức: 
03- Thái độ: Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong KT.
II- Chuẩn bị.
01- GV: SGK, phấn màu.
02-HS: Ôn các hdt bình phương của một tông, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
III- Phương pháp.
Luyện tập và thực hành, vấn đáp, hoạt động nhóm.
VI- Tiến trình giờ dạy – Giáo dục.
01- Ổn định lớp (01 phút).
02- Kiểm tra bài cũ (06 phút).
Câu hỏi
Đáp án
Viết các HĐT: Bình phương một tổng, bình phương 1 hiệu, hiệu hai bình phương ?
Áp dụng: Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau: x2 + 2xy + 4y2 = (x + 2y)2.
Áp dụng: 
x2 + 2xy + 4y2 = (x + 2y)2.
Sai vì .
03/ Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Luyện tập bài 16 (10 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập và thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV gọi 4HS lên bảng giải bài tập 16 sgk trang 11.
- HS: Cá nhân tìm hiểu sgk và lần lượt 4 đại diện trình bày.
- GV: Cho lớp theo dõi và nx, bổ sung nếu có.
- HS: Lớp theo dõi và nx bài làm của bạn.
Bài 16 
a/ x2 + 2x + 1 = (x + 1)2.
b/ 9x2 + y2 + 6xy = (3x + y)2.
c/ 25a2 + 4b2 – 20ab = (5a - 2b)2.
d/ x2 – x + = .
Hoạt động 2: Luyện tập dạng tính nhanh (08 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Vấn đáp.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Cho HS tìm hiểu đề bài tập 22.
- HS: Cá nhân tìm hiểu đề bài tập.
- GV: Muốn tính nhanh các bình phương ta làm như thế nào ?
- HS: Cá nhân suy nghĩ và trả lời.
- GV: Có thể áp dụng các hằng đẳng thức nào ?
- HS: Cá nhân suy nghĩ và trả lời.
- GV: Gọi 1 HS có học lực khá trở lên để lên bảng.
- HS: Cá nhân lên bảng thực hiện.
- GV: Cho lớp theo dõi và nx bài làm của bạn. 
- HS: Lớp theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Bài 22(12)
a/ 
b/ 
c/ 
Hoạt động 3: Luyện tập bài 24 (13 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm.
2. Nội dung tiến hành:
- GV cho HS nghiên cứu bài 24 trong sgk.
- HS: Cá nhân HS tìm hiểu đề bài.
- GV: Chia lớp thành các nhóm 4 em cùng giải bài tập 24 trong vòng 04’ rồi trình bày lời giải của các nhóm.
- HS: Thảo luận nhóm trong vòng 04’ và cử đại diện trình bày. 
- GV: Chốt lại phương pháp giải BT nay.
- HS: Lớp lắng nghe và lưu ý.
Bài tập 24/12
49x2 - 70x +25 = (7x - 5)2 (1)
a) x = 5 thay vào (1) ta được:
 (7.5 – 5)2 = 900
b) x = 1/7 thay vào (1)
ta được: (7. 1/7 - 5)2 = 16. 
Hoạt động 4: Luyện tập bài 23 (05 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Luyện tập và thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Cho lớp tìm hiểu đề bài tập 23.
- HS: Cá nhân HS tìm hiểu đề bài.
- GV: Muốn c/m một đẳng thức ta thực hiện như thế nào ?
- HS: Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
- GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
* Áp dụng tính : ( a + b)2 biết 
a + b = 7 và b = 12 
- HS: Cá nhân HS lên bảng thực hiện.
Bài 23/12 CMR
(a+b)2 = (a-b)2 + 4ab
VP:= a2 - 2ab + b2 + 4ab
= a2 + 2ab + b2
= (a+b)2
Vậy VT = VP đẳng thức được chứng minh. Áp dụng tính.
(a - b)2 = 72 - 4.12 = 1
04- Củng cố (01 phút).
- GV: Nêu các kiến thức cơ bản của tiết học ?
- HS nêu các kiến thức cơ bản của tiết học.
- GV: Chốt lại kiến thức toàn bài.
- HS: Lớp lắng nghe ghi nhớ.
05- Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (02 phút).
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài tập 21 và bài 25cho HS khá.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 17/08/2015
Tuần 03 - Tiết thứ: 06 (PPCT)
Ngày dạy: ..../08/2015
BÀI 4,5: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tt)
I- Mục tiêu.
01- Kiến thức: HS viết lại được và phát biểu được thành lời các HĐT (AB)3 = A33A2B + 3AB2 B3; A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2); A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
02- Kĩ năng: HS hiểu và vận dụng được các hằng đẳng thức: (A B)3 = A3 3A2B + 3AB2 B3; A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2); A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) trong đó A, B là các số hoặc các biểu thức đại số.
03- Thái độ: Tuân thủ các HĐT trong tính toán và có ý thức cẩn thận trong tính toán.
II- Chuẩn bị.
01- GV: Phấn màu, thước thẳng.
02- HS: Ôn lại các hằng đẳng thức đã học. Đọc bài trước ở nhà. 
III- Phương pháp.
Đàm thoại, luyện tập và thực hành.
VI- Tiến trình giờ dạy – Giáo dục.
01- Ổn định (01 phút)
02- Kiểm tra bài cũ 
03- Giảng bài mới
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. tìm hiểu HĐT lập phương của 1 tổng (11 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, luyện tập và thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Cho HS thực hiện ?1-SGK.
- HS: Cá nhân HS tìm hiểu đề bài tập và trình bày.
- GV: Nếu thay A= a, B = b thì ta có HĐT nào ?
- HS: Cá nhân học sinh trả lời.
- GV: Phát biểu HĐT trên thành lời ? Yêu cầu hai HS lên bảng giải hai câu áp dụng. 
- HS: Cá nhân học sinh phát biểu HĐT thành lời và hai đại diện khác lên bảng giải bài tập.
 4/ Lập phương của một hiệu:
Áp dụng:
a/ (x + 1)3 
b/ (2x + y)3 
Hoạt động 2. tìm hiểu HĐT lập phương của 1 hiệu (11 phút)
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, luyện tập và thực hành.
2. Nội dung tiến hành:
- GV: Cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI_SO_8_KI_I.doc