Toán 11 - Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số

doc 36 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Toán 11 - Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán 11 - Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Ngày soạn: 20/8/2016	Ngày dạy: 22-27/8/2016	Tiết: 1-2
Chương I: ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM 
	ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ
Bài 1: SỰ ĐỒNG BIẾN, NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ.
MỤC TIÊU:
Kiến thức: -Nắm được mối liên hệ giữa dấu của đạo hàm và tính đơn điệu của hàm số
 -Nắm được qui tắc xét tính đơn điệu của hàm số.
Kỹ năng: - Biết xét tính đơn điệu của một số hàm số đơn giản. 
 	 - Biết kết hợp nhiều kiến thức liên quan để giải toán.
Thái độ: Thận trọng, chính xác.
Nội dung trọng tâm của bài dạy: Giải được bài toán xét tính đơn điệu của một số hàm số.
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:
 	1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: Giáo án, SGK
	- HS: SGK, đọc trước bài học.
 2. Phương pháp: Hỏi đáp thông qua các hoạt động tương tác giữa trò – trò, thầy – trò để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu bài học. 
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
1. Năng lực chung: - Tự học nắm bắt nội dung kiến thức 
 - Biết đặt câu hỏi, tư duy giải quyết vấn đề.
 - Học sinh làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
 2. Năng lực chuyên biệt: Hiểu được kiến thức về tính đơn điệu của hàm số.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2 phút)
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: I. Tính đơn điệu của hàm số:
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 1:- Hình vẽ H1 và H2 trong SGK trang 4;
 - Kiến thức cũ về đạo hàm của hàm số.
b) Nội dung kiến thức của HĐ 1: -Định nghĩa tính đơn điệu của hàm số
 - Mối liên hệ giữa tính đơn điệu của hàm số và dấu của đạo hàm . 
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Tính đơn điệu của hàm số:
1. Nhắc lại định nghĩa:
Gv : Nhìn hình vẽ H1 và H2 - SGK trg 4.
Phát vấn:
+Hãy chỉ ra các khoảng tăng, giảm của các hàm số, trên các đoạn đã cho?
+ Nhắc lại định nghĩa tính đơn điệu của hàm số?
+ Nhắc lại phương pháp xét tính đơn điệu của hàm số đã học ở lớp dưới?
+ Ôn tập lại kiến thức cũ thông qua việc trả lời các câu hỏi phát vấn của giáo viên.
+ Ghi nhớ kiến thức.
2.Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm:
+ Ra đề bài tập: 
Cho các hàm số sau: 
y = 2x - 1 và y = x2 - 2x.
+ Xét dấu đạo hàm của mỗi hàm số và điền vào bảng tương ứng.
+ Gọi hai hs lên trình bày lời giải lên bảng
+ Có nhận xét gì về mối liên hệ giữa tính đơn điệu và dấu của đạo hàm của hai hàm số trên?
+ Rút ra nhận xét chung và cho HS lĩnh hội ĐL trang 6.
+ Giải bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
+ Hai học sinh lên bảng trình bày lời giải.
+ Rút ra mối liên hệ giữa tính đơn điệu của hàm số và dấu của đạo hàm của hàm số.
+ GV nêu định lí mở rộng và chú ý cho hs là dấu "=" xảy ra tại một số hữu hạn điểm thuộc K.
+ Ra ví dụ: Xét tính đơn điệu của hàm số y = x3.
+ Phát vấn kết quả và giải thích.
+ Ghi nhận kiến thức.
+ Giải ví dụ.
+ Trình bày kết quả và giải thích.
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 1: Hiểu được mối liên hệ giữa tính đơn điệu của hàm số và dấu của đạo hàm 
 Hoạt động 2: II. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số.
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 2: SGK
b) Nội dung kiến thức của HĐ 2: Cách giải bài toán xét tính đơn điệu của hàm số.
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
+ Từ các ví dụ trên, hãy rút ra quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số?
+ Tham khảo SGK để rút ra quy tắc.
+ Ghi nhận kiến thức
+ Giáo viên ra vd 1 :Tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số: y = x3 - 3x + 1.
+ GV hướng dẫn học sinh lập BBT.
+ Gọi 1 hs lên trình bày lời giải.
+ Điều chỉnh lời giải cho hoàn chỉnh.
+ Các Hs làm bài tập được giao theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Một hs lên bảng trình bày lời giải.
+ Ghi nhận lời giải hoàn chỉnh. 
+ Ra đề Ví dụ 2 : Xét tính đơn điệu của hàm số sau:
+ Quan sát và hướng dẫn (nếu cần) học sinh giải bài tập.
+ Gọi học sinh trình bày lời giải lên bảng.
+ Hoàn chỉnh lời giải cho học sinh.
+ Giải bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Trình bày lời giải lên bảng.
+ Ghi nhận lời giải hoàn chỉnh.
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 2: Biết Cách giải bài toán xét tính đơn điệu của hàm số.
BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thônghiểu (MĐ2)
Vận dụng (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ4)
1. Định lý 
x
2. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số
x
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ , DẶN DÒ:
- Qua bài học học sinh cần nắm được các vấn đề sau:
+ Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số.
+ Ứng dụng để chứng minh BĐT.
- Bài tập về nhà:
Bài 1 SGK trang 9 (MĐ 3)
Bài 2 SGK trang 10 (MĐ 3)
Bài 5 SGK trang 10 (MĐ 4)
Ngày soạn: 20/8/2016	Ngày dạy: 22-27/8/2016	Tiết: 3
Bài Tập: SỰ ĐỒNG BIẾN, NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ.
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Củng cố định nghĩa hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng, nửa khoảng, đoạn.
 - Củng cố điều kiện đủ để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng, nửa khoảng, đoạn.
 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng thành thạo giải toán về xét tính đơn điệu của hàm số bằng đạo hàm.
 - Áp dụng được đạo hàm để giải các bài toán đơn giản. 
 3. Thái độ: Thận trọng, chính xác.
 4. Nội dung trọng tâm của bài dạy: Giải được bài toán xét tính đơn điệu của một số hàm số.
 II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:
 1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: Giáo án, SGK
	- HS: SGK, làm bài tập trong SGK trước ở nhà..
 2. Phương pháp: Hỏi đáp thông qua các hoạt động tương tác giữa trò – trò, thầy – trò để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu bài học. 
 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
1. Năng lực chung: - Tự học nắm bắt nội dung kiến thức 
 - Biết đặt câu hỏi, tư duy giải quyết vấn đề.
 - Học sinh làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
 2. Năng lực chuyên biệt: Hiểu được kiến thức về tính đơn điệu của hàm số.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2 phút)
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 1: Giáo án, SGK, vở học, vở bài tập
b) Nội dung kiến thức của HĐ 1: Định lý; Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số 
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
- Nêu nội dung kiểm tra bài cũ và gọi học sinh lên bảng trả lời. 
 1. Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K, với K là khoảng, nửa khoảng hoặc đoạn. Các em nhắc lại mối liên hệ giữa sự đồng biến, nghịch biến của hàm số trên K và dấu của đạo hàm trên K ?
2. Nêu lại qui tắc xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
- Gọi một số học sinh nhận xét bài giải của bạn theo định hướng 4 bước đã biết ở tiết 2.
- Uốn nắn sự biểu đạt của học sinh về tính toán, cách trình bày bài giải... 
- Học sinh lên bảng trả lời câu 1, 2 đúng và trình bày bài giải đã chuẩn bị ở nhà.
- Nhận xét trả lời của bạn.
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 1: Ghi nhớ kiến thức cũ
 Hoạt động 2: Chữa bài tập 2a, 2c 
 a) y = c) y = 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 2: Giáo án, SGK, vở học, vở bài tập
b) Nội dung kiến thức của HĐ 2: Giải bài toán xét tính đơn điệu của hàm số.
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
- Gọi học sinh lên bảng trình bày bài giải đã chuẩn bị ở nhà.
- Gọi một số học sinh nhận xét bài giải của bạn theo định hướng 4 bước đã biết ở tiết 2.
- Uốn nắn sự biểu đạt của học sinh về tính toán, cách trình bày bài giải... 
- Trình bày bài giải.
- Nhận xét bài giải của bạn.
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 2: kỹ năng trình bày bài toán xét tính đơn điệu của hàm số
 Hoạt động 3: (Chữa bài tập 5a SGK) Chứng minh bất đẳng thức sau:
 	tanx > x ( 0 < x < ) 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 3: Giáo án, SGK, vở bài tập
b) Nội dung kiến thức của HĐ 3: Ứng dụng tính đơn điệu để chứng minh BĐT
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo định hướng giải.
Xét hàm số g(x) = tanx - x xác định với các giá trị x Î và có: g’(x) = tan2x 
và g'(x) = 0 chỉ tại điểm x = 0 nên hàm số g đồng biến trên 
 Do đó g(x) > g(0) = 0, " x Î 
+ Thiết lập hàm số đặc trưng cho bất đẳng thức cần chứng minh.
+ Khảo sát về tính đơn điệu của hàm số đã lập ( nên lập bảng).
+ Từ kết quả thu được đưa ra kết luận về bất đẳng thức cần chứng minh. 
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 3: Biết được ứng dụng của tính đơn điệu của hàm số.
 V. BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thônghiểu (MĐ2)
Vận dụng (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ4)
1. Bài tập 2
x
2. Bài tập 5
x
 VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ , DẶN DÒ:
- Qua bài học học sinh cần nắm được các vấn đề sau:
+ Cách trình bày bài toán xét tính đơn điệu của hàm số.
+ Biết được ứng dụng tính đơn điệu để chứng minh BĐT.
 -Bài tập về nhà:
Bài 3 SGK trang 10 (MĐ 3)
Bài 4 SGK trang 10 (MĐ 3)
Ngày soạn: 28/8/2016	Ngày dạy: 29/8-3/9/2016	Tiết: 4-5
Bài 2: CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ.
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
 - Biết các khái niệm cực đại, cực tiểu; biết phân biệt các khái niệm lớn nhất, nhỏ nhất.
- Biết các điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các điều kiện đủ để tìm cực trị của hàm số
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác; tích cực hoạt động; rèn luyện tư duy lôgic.
4. Nội dung trọng tâm của bài dạy: Giải bài toán tìm cực trị của hàm số
 II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:
 1. Phương tiện, thiết bị:- GV: Giáo án, SGK
	 - HS: SGK, đọc trước bài học.
 2. Phương pháp: Hỏi đáp thông qua các hoạt động tương tác giữa trò – trò, thầy – trò để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu bài học. 
 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
1. Năng lực chung: - Tự học nắm bắt nội dung kiến thức 
 - Biết đặt câu hỏi, tư duy giải quyết vấn đề.
 - Học sinh làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
 2. Năng lực chuyên biệt: Hiểu được kiến thức về cực trị của hàm số.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2 phút)
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’): 
Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số:
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 1:Giáo án, SGK, vở học.
b) Nội dung kiến thức của HĐ 1: Giải bài toán xét tính đơn điệu của hàm số
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập
- Yêu cầu các HS còn lại giải bài tập vào vở
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
-HS nhận nhiệm vụ và thực hiện 
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 1: Ghi nhớ, củng cố lại phần kiến thức cũ đã học.
 Hoạt động 2: : 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 2: Giáo án, SGK, vở học, bảng phụ.
b) Nội dung kiến thức của HĐ 2: Khái niệm cực trị và điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
 I. Khái niệm cực trị:
+ Treo bảng phụ (H8 tr 13 SGK) và giới thiệu đây là đồ thị của hàm số trên.
H1 Dựa vào đồ thị, hãy chỉ ra các điểm tại đó hàm số có giá trị lớn nhất trên khoảng ? 
H2 Dựa vào đồ thị, hãy chỉ ra các điểm tại đó hàm số có giá trị nhỏ nhất trên khoảng ? 
+ Cho HS khác nhận xét sau đó GV chính xác hoá câu trả lời và giới thiệu điểm đó là cực đại (cực tiểu).
+ Cho học sinh phát biểu nội dung định nghĩa ở SGK, đồng thời GV giới thiệu chú ý 1. và 2.
+ Từ H8, GV kẻ tiếp tuyến tại các điểm cực trị và dẫn dắt đến chú ý 3. và nhấn mạnh: nếu thì không phải là điểm cực trị.
- HS quan sát, suy nghĩ
- Trả lời theo câu hỏi gợi mở của GV
II. Điều kiện đủ để hàm số có cực trị:
+ Yêu cầu HS xem lại đồ thị ở bảng phụ và bảng biến thiên ở phần KTBC (Khi đã được chính xác hoá).
H1 Nêu mối liên hệ giữa tồn tại cực trị và dấu của đạo hàm?
+ Cho HS nhận xét và GV chính xác hoá kiến thức, từ đó dẫn dắt đến nội dung định lí 1 SGK.
+ Phát biểu.
+ Lắng nghe.
+ Trả lời.
+ Nhận xét.
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 2: Nắm được khái niệm cực trị và nội dung định lý 1 về điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
 Hoạt động 3: 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 3: Giáo án, SGK, vở học, bảng phụ.
b) Nội dung kiến thức của HĐ 3: Quy tắc tìm cực trị:
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
III-Quy tắc tìm cực trị:
+Yêu cầu HS nêu các bước tìm cực trị của hàm số từ định lí 1
+GV treo bảng phụ ghi quy tắc I
+GV yêu cầu HS đọc vd 2 SGK và hướng dẫn HS theo 4 bước của quy tắc I.
+Yêu cầu HS tính thêm y”(-1), y”(1) ở vd 2 
+Phát vấn: Quan hệ giữa đạo hàm cấp hai với cực trị của hàm số?
+GV thuyết trình và treo bảng phụ ghi định lí 2, quy tắc II
+HS trả lời
+ HS tính vào vở nháp
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+Yêu cầu HS vận dụng quy tắc II để tìm cực trị của hàm số trong vd 4 SGK trang 17
+Phát vấn: Khi nào nên dùng quy tắc I, khi nào nên dùng quy tắc II ?
+Đối với hàm số không có đạo hàm cấp 1 (và do đó không có đạo hàm cấp 2) thì không thể dùng quy tắc II. Riêng đối với h/số lg giác nên sử dụng quy tắc II để tìm các cực trị
+HS giải
+HS trả lời
+Yêu cầu HS hoạt động nhóm. Nhóm nào giải xong
 trước lên bảng trình bày lời giải
*Ví dụ: 
Tìm các điểm cực trị của hàm số
 f(x) = x – sin2x
+HS thực hiện hoạt động nhóm
Kết luận:x = ( k) là các điểm cực tiểu của hàm số
x = -( k) là các điểm cực đại của hàm số
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ3: Biết tìm cực trị của hàm số theo 2 quy tắc
 V. BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
 Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
1. Khái niệm cực trị
x
2. Định lý
x
3. Quy tắc tìm cực trị
x
VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ , DẶN DÒ:
- Nắm vững nội dung 2 định lý và các quy tắc I, II tìm cực trị của hàm số 
- Bài tập về nhà: Bài 1, 2 SGK trang 18 (MĐ 3)
Ngày soạn: 28/8/2016	Ngày dạy: 29/8-3/9/2016	Tiết: 6
Bài tập: CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ.
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:Khắc sâu khái niệm cực đại ,cực tiểu của hàm số và các quy tắc tìm cực trị của hàm số
 2. Kỹ năng: -Vận dụng thành thạo các quy tắc để tìm cực trị của hàm số 
-Sử dụng thành thạo các điều kiện đủ để giải các bài toán liên quan đến cực trị của hàm số 
 3. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia hoạt động
 4. Nội dung trọng tâm của bài dạy: Giải bài toán cực trị.
 II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:
 1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: Giáo án, SGK
	- HS: SGK, đọc trước bài học.
 2. Phương pháp: Gợi mở, nêu vấn đề, diễn giải
 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
 1. Năng lực chung: - Tự học nắm bắt nội dung kiến thức 
 - Biết đặt câu hỏi, tư duy giải quyết vấn đề.
 - Học sinh làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
 2. Năng lực chuyên biệt: Hiểu được kiến thức về cực trị của hàm số.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2 phút)
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ:(5’)
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 1:Giáo án, SGK, vở bài tập
b) Nội dung kiến thức của HĐ 1:Câu hỏi:Nêu các quy tắc để tìm cực trị của hàm số
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
-GV đặt câu hỏi và gọi tên HS lên bảng trả lời
- Gv nhận xét và chi điểm.
HS con lại lắng nghe câu trả lời của bạn và nêu nhận xét
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 1: Ghi nhớ kiến thức đã học
 Hoạt động 2: : 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 2:Giáo án, SGK, vở bài tập
b) Nội dung kiến thức của HĐ 2: Sử dụng qui tắc để tìm cực trị của hàm số
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
GV yêu cầu HS giải bài tập sau:
1. Áp dụng quy tắc I, tìm các điểm cực trị của hàm số sau:
a) b) 
c) 
-GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải
-GV gọi HS nhận xét bài giải của bạn
-GV nhận xét đánh giá và cho điểm
-HS giải vào vở
-HS lên bảng trình bày
-HS nhận xét
Đáp án: a) CĐ: (–3; 71); CT: (2; –54)
b) CĐ: (–1; –2); CT: (1; 2)
c) CT: 
 GV yêu cầu HS giải bài tập sau theo nhóm:
2. Áp dụng quy tắc II, tìm các điểm cực trị của hàm số sau:
a) 
b) 
-GV mời 1 HS đại diện nhóm lên bảng trình bày bài giải
-GV gọi HS nhóm khác nhận xét bài giải của bạn
-GV nhận xét đánh giá và cho điểm
-HS giải bài tập
-HS lên bảng trình bày
-HS nhận xét
Đáp án: a) CĐ: 
 CT: 
b) CĐ: x = –1; CT: x = 1
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 2: Cách trình bày bài toán tìm cực trị của hàm số.
 V. BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
Nội dung
Nhận biết 
(MĐ1)
Thông hiểu 
(MĐ 2)
Vận dụng 
(MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
1. Bài tập 1
x
2. Bài tập 2
x
 VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ , DẶN DÒ:
- Cách giải bài toán tìm cực trị của hàm số.
- Bài tập về nhà: Bài 4 SGK trang 18 (MĐ 4)
 Bài 6 SGK trang 18 (MĐ 4)
Ngày soạn: 4/9/2016	Ngày dạy: 5-9/9/2016	Tiết: 7
Bài 3: GIÁ TRỊ LỚN NHẤT GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nắm được ĐN, phương pháp tìm gtln, nn của hs trên khoảng, nữa khoảng, đoạn.
2. Kỹ năng: -Tính được gtln, nn của hs trên khoảng, nữa khoảng, đoạn.
Vận dụng vào việc giải và biện luận pt, bpt chứa tham số.
3. Thái độ: -Rèn luyện tư duy logic, tư duy lý luận.
Tích cực, chủ động nắm kiến thức, tham gia xây dựng bài.
4. Nội dung trọng tâm của bài dạy: Cách giải bài toán tìm GTLN, GTNN của hàm số.
 II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP:
 1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: Giáo án, SGK
	- HS: SGK, đọc trước bài học.
 2. Phương pháp: Hỏi đáp thông qua các hoạt động tương tác giữa trò – trò, thầy – trò để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu bài học. 
 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
 1. Năng lực chung: - Tự học nắm bắt nội dung kiến thức 
 - Biết đặt câu hỏi, tư duy giải quyết vấn đề.
 - Học sinh làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
 2. Năng lực chuyên biệt: Hiểu được kiến thức về GTLN,GTNN của hàm số.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2 phút)
Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: .Kiểm tra bài cũ
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 1: Giáo án, SGK, vở ghi.
b) Nội dung kiến thức của HĐ 1: Tìm cực trị của hàm số.
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
GV gọi 1 HS lên bảng giải bài tập:
Cho hs y = x3 – 3x.
Tìm cực trị của hs.
Tính y(0); y(3) và so sánh với các cực trị vừa tìm được.
GV nhận xét, đánh giá
-HS lên bảng giải
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 1: Củng cố kiến thức cũ đã học.
 Hoạt động 2: 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 2:Giáo án, SGK, vở ghi.
b) Nội dung kiến thức của HĐ 2: Định nghĩa GTLN, GTNN của hàm số
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
I. Định nghĩa: 
- GV yêu cầu HS quan sát BBT (ở bài tập kiểm tra bài cũ) và trả lời các câu hỏi :
+ 2 có phải là gtln của hs trên [0;3]
+ Tìm 
- Gv dẫn dắt đến khái niệm GTLN, GTNN của hàm số
- GV nhấn mạnh cách viết đúng kí hiệu GTLN, GTNN.
HS quan sát , trả lời câu hỏi
HS hiểu ĐN về GTLN, GTNN của hàm số 
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 2: Hiểu định nghĩa GTLN, GTNN của hàm số.
 Hoạt động 3: 
a) Chuẩn bị của GV và HS cho HĐ 3: Giáo án, SGK, vở ghi
b) Nội dung kiến thức của HĐ 3:Cách tính GTLN, GTNN của hàm số trên một đoạn, khoảng và nửa khoảng
c) Hoạt động của GV-HS:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
II. Cách tính GTLN, GTNN của hàm số trên một đoạn:
- GV giới thiệu định lí SGK trang 20
- GV nêu quy tắc tìm GTLN, GTNN của hàm số trên đoạn [a;b]
-GV chia nhóm để thực hiện VD: Tìm GTLN, GTNN của hàm số trên đoạn: 
a) [–1; 2]	b) [–1; 0]
- GV chọn 2 HS đại diện 2 nhóm lên trình bày cách giải.
-Gv nhận xét đánh giá hoàn chỉnh bài giải.
-HS đọc hiểu nội dung định lí SGK
- HS giải vd
- HS trình bày.
-Chú ý: Để tìm GTLN, GTNN của hàm số trên một khoảng, nửa khoảng, ta lập bảng biến thiên và dựa vào BBT để tìm.
-GV yêu cầu HS lập BBT của hàm số 
Từ đó suy ra GTNN của hàm số trên TXĐ?
- HS thực hiện yêu cầu
d) Năng lực hình thành cho HS sau khi kết thúc HĐ 3: Biết cách tính GTLN, GTNN của hàm số trên một đoạn, khoảng và nửa khoảng.
 V. BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
Nội dung
Nhận biết 
(MĐ1)
Thông hiểu 
(MĐ 2)
Vận dụng 
(MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
1. Định nghĩa
x
2. Quy tắc tìm GTLN, GTNN
x
 VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ , DẶN DÒ:
-Nắm vững quy tắc tìm GTLN, GTNN của hàm số
- Bài tập về nhà:
Bài 1 SGK trang 23 (MĐ 3)
 Bài 4 SGK trang 24 (MĐ 3)
Ngày soạn: 4/9/2016	Ngày dạy: 5-9/9/2016	Tiết: 8
Bài Tập: GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm phương pháp tìm gtln, nn của hs trên khoảng, nữa khoảng, đoạn.
2. Kỹ năng: -Tính được gtln, nn của hs trên khoảng, nữa khoảng, đoạn.
Vận dụng và

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_12_20162017.doc