Tin học 8 - Tiết 18 - Bài 6. Giải bài toán trên máy tính

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tin học 8 - Tiết 18 - Bài 6. Giải bài toán trên máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tin học 8 - Tiết 18 - Bài 6. Giải bài toán trên máy tính
Tuần 9	Ngày soạn: 25/09
Tiết 18	Ngày dạy:
BÀI 6. GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
I. Mục đích:
 1. Kiến thức
 - Củng cố và làm rõ hơn các khái niệm bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh , ngôn ngữ lập trình và chương trình. 
 - Giúp học sinh nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
 2. Kỹ năng:
 - Học sinh nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
 3. Thái độ
 - Rèn luyện cho HS phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học, ham hiểu biết.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, Giáo án.
 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi và ôn lại kiến thức cũ.
III. Phương pháp: 
 Hướng dẫn giảng giải, minh họa trực quan, nêu câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời.
 Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân
IV. Hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Ngôn ngữ máy là gì? Các ngôn ngữ máy khác nhau nếu muốn hiểu được nhau thì phải thông qua một chương trình nào? Nêu khái niệm về chương trình đó?
 GV: Nhận xét và ghi diem063.
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV :Đặt vấn đề: Ta biết rằng máy tính là công cụ hộ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, con người muốn máy thực hiện bài toán thì phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh mà máy có thể hiểu và thực hiện được.Vậy các bước để xây dựng một bài toán là gì?
HS: Trả lời.
Hoạt động 1: Xác định bài toán
GV : Xác định bài toán tức là gì?
Xác định INPUT và OUTPUT
GV: Trước mỗi bài toán ta cần xác định được INPUT và OUTPUT của nó nhằm lựa chọn thuật toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
* Các buớc giải bài toán
- Xác định bài toán 
- Lựa chọn và xây dựng thuật toán
-Viết chươngtrình 
- Hiệu chỉnh 
- Viết tài liệu.
Xác định bài toán
 Xác định phần INPUT và OUTPUT của bài toán. Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu một cách thích hợp .
Hoạt động 2. Lựa chọn và xây dựng thuật toán .
thuật toán .
GV : Hãy nhắc lại thuật toán là gì ?
HS: Trả lời câu hỏi 
GV: Theo em thuật toán của bài này có thể dùng để giải bài toán khác được không?
HS: Không
GV: Với mỗi bài toán có phải chỉ có một thuật toán duy nhất?
HS: Trả lời câu hỏi 
GV : Như vậy mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán nhưng cũng có thể nhiều thuật toán cùng giải một bài toán, vậy ta phải chọn thuật toán tối ưu nhất trong các thuật toán đó.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV : Thuật toán như thế nào được gọi là tối ưu?
HS: Trả lời câu hỏi 
GV : Giải thích rõ hơn về tiêu chí của một thuật toán tối ưu.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Sau khi chọn được thuật toán thích hợp, ta tìm cách diễn giải thuật toán, việc làm đó dược gọi là biểu diễn thuật toán.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Giới thiệu ví dụ (Sgk) cho HS nắm.
HS: Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 3. Viết chương trình 
GV: Trước tiên ta đi lựa chọn ngôn ngữ lập trình thích hợp. Có mấy loại ngôn ngữ lập trình, đó là những loại nào?
HS:Trả lời.
 GV: Do có nhiều ngôn ngữ dùng để viết thuật toán nên việc chọn ngôn ngữ nào là tuỳ thuộc vào bài toán, vào người viết chương trình... Song chọn ngôn ngữ nào đi chăng nữa thì khi viết chương trình phải tuân theo những quy định ngôn ngữ của đó .
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 4. Hiệu chỉnh: 
GV:Chương trình được viết không phải lúc nào cũng đảm bảo là hoàn hảo đúng
. Lựa chọn và xây dựng thuật toán :
Lựa chọn thuật toán 
 -Mỗi thuật toán chỉ giải được một bài toán,song một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải.Vậy ta phải chọn thuật toán tối ưu nhất trong những thuật toán đưa ra.
 * Thuật toán tối ưu: Là thuật toán có các tiêu chí sau :
- Dễ hiểu 
- Trình bày dễ nhìn
- Thời gian chạy nhanh 
- Tốn ít bộ nhớ 
b) Biểu diễn thuật toán 
 Là việc diễn tả thuật toán dưới một dạng nào đó.
 Ví dụ 3: Tìm UC7LN của hai số nguyên a và b. (Sgk)
3.Viết chương trình :
- Là việc lựa chọn cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình để diễn tả thuật toán trên máy .
- Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp,viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì tuân theo qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó. 
4.Hiệu chỉnh :
 Sau khi viết xong chương trình cần phải thử chương trình bằng một số Input đặc trưng. .
đắn, do đó phải thử chương trình bằng các Input đặc trưng để phát hiện sai sót.
HS: Lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 5. Viết tài liệu:
GV : Sau khi chương trình đã hoàn thiện công việc còn lại là viết tài liệu mô tả thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng chương trình.
HS: Ghi bài.
Trong quá trình thử này nếu phát hiện ra sai sót thì phải sủa lại chương trình . Quá trình này gọi là hiệu chỉnh .
5. Viết tài liệu :
 Viết mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng ...
4. Củng cố:
* Các bước giả bài toán 
B1.Xác định bài toán 
B2. Lựa chọn và xây dựng thuật toán 
B3. Viết chương trình 
B4. Hiệu chỉnh 
B5. Viết tài liệu 
5. Bài tập về nhà:	
 - Trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Đọc trước bài 7. Phần mềm máy tính và bài 8. Những ứng dụng của tin học. 
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 9.doc