Tin học 8 - Tiết 15: Bài tập

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tin học 8 - Tiết 15: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tin học 8 - Tiết 15: Bài tập
Tuần 8	Ngày soạn: 20/09
Tiết 15	Ngày dạy:
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
 - Chỉ ra được Input và Output của mỗi bài toán đưa ra.
 - Biết cách biểu diễn thuật toán bằng liệt kê từng bước và bằng sơ đồ khối.
 - Xác định được tính chất của thuật toán trong một số bài toán.
 - Biết cách thay đổi biến trong các bài toán.
2. Kỹ năng
 - Tập làm quen với kỷ năng tư duy với thuật toán của bài toán
 - Làm quen dần với cách tư duy về biến, thay đổi biến trong một số bài toán
3. Thái độ
 - Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
 - Có thái độ học tập nghiêm túc. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, Giáo án.
 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi và ôn lại kiến thức cũ.
III. Phương pháp: 
 Hướng dẫn giảng giải, minh họa trực quan, nêu câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời.
 Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân
III. Hoạt động dạy - học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Bài toán
GV: Giới thiệu bài toán và yêu cầu HS xác định bài toán.
HS:Đọc đề và xác định bài toán.
GV: Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố thuật toán tìm Max
GV: Giới thiệu bài toán và yêu cầu HS xác định bài toán tìm Min của một dãy số nguyên.
HS:Đọc đề và xác định bài toán.
GV: Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Nêu ý tưởng của thuật toán và cho học sinh dựa vào thuật toán tìn Max để viết thuật toán cho bài này.
1. Bài toán
 VD: Bài toán vừa gà vừa chó gồm 36 con, có 100 chân. hỏi có bao nhiêu gà và bao nhiêu chó? Em hãy xác định Input và Output của bài toán?
 Xác định bài toán:
 Input: Gà + chó =36 con, 100 chân
 Output: Số gà và số chó
Bài4: Tìm Min của một dãy số nguyên
 - Ý tưởng: Khởi tạo Min=a1, lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với Min, nếu ai<Min thì Min nhận giá trị mới là ai.
HS: Nêu ý tưởng dựa vào thuật toán tìm Max đã học.
GV: Yêu cầu HS trình bày thuật toán tìm Min viết dưới dạng liệt kê.
HS: Trình bày thuật toán.
GV: Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 3: Củng cố thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi.
GV: Nêu ý tưởng, phân tích, cho ví dụ liên hệ thực tế áp dụng thuật toán bằng tráo đổi để viết thuật toán.
HS: Viết thuật toán bằng cả hai cách
GV:Nhận xét, bổ sung
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 7 và xác định bài toán.
HS: Đọc đề bài tập 7 và xác định bài toán.
GV: Nêu ý tưởng của bài toán, khai báo một biến đếm để đếm số lượng số 0, ban đầu gán biến đếm = 0. khi ai = 0 thì tăng biến đếm lên 1 qua lệnh gán dem ¬ dem+1
HS: Nêu ý tưởng của bài toán.
GV: Dựa vào thuật toán tìm kiếm tuần tự để thực hiện thuật toán trên.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét.
 - Thuật toán:
 *Cách liệt kê:
B1: Nhập N và dãy a1...aN
B2: Min ¬ a1, i ¬ 2
B3: Nếu i ¬ N thì đưa giá trị Min rồi kết thúc
B4:
 B4.1: Nếu ai < Min thì Min < ai
 B4.2 : i ¬ i+1 rồi quay lại bước 3
 * Sơ đồ khối:
 Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước bé hơn số sau thì đổi chỗ chúng cho nhau. việc đó lặp cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xẩy ra 
 Thuật toán:
 - Cách liệt kê
Bước 1: Nhập N, và dãy a1, a2,..., aN;
Bước 2: M ¬ N;
Bước 3: Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc;
Bước 4: M ¬ M – 1, i ¬ 0;
Bước 5: i ¬ i + 1;
Bước 6: Nếu i > M thì quay lại bước 3;
Bước 7: Nếu ai< ai+1 thì đổi chỗ ai và ai+1 cho nhau;
Bước 8: Quay lại bước 5.
Sơ đồi khối:
Bài 7: Kiểm tra xem trong dãy số nguyên có bao nhiêu số hạng có giá trị bằng 0.
Bài 7: Kiểm tra xem trong dãy số nguyên có bao nhiêu số hạng có giá trị bằng 0.
- Xác định bài toán:
 + Input: dãy A gồm N số nguyên
 + Output: TB có bao nhiêu số hạng bằng 0
- Thuật toán:
 Cách liệt kê:
B1: Nhập N, các số hạng a1...aN
B2: i ¬1; dem ¬ 0
B3: nếu ai=0 thì dem ¬ dem+1, sang B4
B4: i ¬ i+1
B5: Nếu i>N thì thông báo giá trị dem, kết thúc
 B6: quay lại B3
4. Củng cố:
 - Hiểu ý tưởng thuật toán
 - Trình bày thuật toán bằng 2 cách
 - Mô phỏng được hoạt động của thuật toán
 5. Bài về nhà:
- Hiểu ý tưởng thuật toán, ôn tập các thuật toán đã được học. Chuẩn bị trước nội dung bài 5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8.doc