Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc - Văn bản: Hồi trống cổ thành

docx 13 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4000Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc - Văn bản: Hồi trống cổ thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc - Văn bản: Hồi trống cổ thành
CHỦ ĐỀ: Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc
 Văn bản: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
 (Trích Tam Quốc diễn nghĩa)
 -La Quán Trung -
 Số tiết dạy : 04 tiết 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng – một biểu tượng của lòng trung nghĩa của Trương Phi, sự khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công cũng như tình anh em kết nghĩa vườn đào của họ.
- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được không khí chiến trận của tác phẩm qua đoạn trích hay và tiêu biểu – Hồi trống Cổ Thành.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tính cách nhân vật trong những tác phẩm đồ sộ thông qua nội dung của một đoạn trích.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng trung nghĩa, tính phục thiện và biết quý trọng tình anh em.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Phương tiện: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút lông.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận, trực quan.
2. Kĩ thuật dạy học: Động não, trao đổi thảo luận, trình bày 1 phút, trình bày sản phẩm	
IV. NĂNG LỰC
Bài tập khởi động : xem tranh và trả lời câu hỏiBa nhân vật trong tranh gợi ta nhớ đến ba nhân vật trong lịch sử Trung Quốc thời Tam Quốc, họ là ai ? Và họ đang làm gì ?
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc hiểu Tiểu dẫn 
2. Đọc văn bản – chú thích
3. Tìm hiểu văn bản 
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn
 GV: Em hãy đọc tiểu dẫn SGK và tìm những kiến thức tiêu biểu về tác giả và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa?
HS: Đọc tiểu dẫn, xác định những ý chính về tác giả và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa.
GV: Căn cứ vào những thông tin trong SGK và những hiểu biết về tác phẩm em hãy xác định vị trí và nội dung của đoạn trích?
HS: Trả lời nhanh.
Hoạt động 2: Đọc văn bản – chú thích
GV: Cho HS xem đoạn phim về đoạn trích và yêu cầu HS phát hiện sự khác biệt giữa văn bản và đoạn phim được xem.
HS: Trả lời nhanh
GV: Sau khi xem xong đoạn phim và đã đọc trước văn bản các em hãy xác định những sự việc chính trong đoạn trích, chú ý những sự việc này sẽ giúp ta hiểu được tính cách cả hai nhân vật là Trương Phi và Quan Công.
HS: Trao đổi theo cặp trong 1phút và đại diện trả lời tại chỗ.
GV: Trong ba sự việc trên em hãy tìm những chi tiết thật tiêu biểu về từng nhân vật Trương Phi và Quan Công để làm bật lên tính cách của hai nhân vật này. Làm việc theo nhóm trong 5 phút, trình bày sản phẩm lên bảng phụ
HS: Chia làm 4 nhóm. Nhóm 1-2 tìm nhân vật Trương Phi. Nhóm 3-4 tìm nhân vật Quan Công.
GV: Qua sự trình bày của các nhóm chúng ta có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi ở họ có điểm gì giống và khác nhau về tính cách?
HS: Trả lời nhanh
GV: Cuộc gặp gỡ ở Cổ Thành giúp ta hiểu được tính cách của Quan Công và Trương Phi thông qua việc hai huynh đệ giải quyết mối nghi ngờ của Trương Phi đối với Quan Công. Vậy theo em yếu tố nào giúp hai anh em họ hết nghi ngờ nhau? Có phải là hồi trống của Trương Phi để Quan Công kết liễu đời Sái Dương? Như vậy em hãy cho biết âm vang của tiếng trống ở Cổ Thành mang những ý nghĩa gì?
HS: trả lời nhanh.
Hoạt động 3: Tổng kết nội dung
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả: La Quán Trung (1330- 1400)
- Tên : La Bản, hiệu :Hồ Hải Tản Nhân
- Quê: Thái Nguyên (Sơn Tây – Trung Quốc)
- Con Người: Tính cách cô độc lẻ loi, thích ngao du.
- Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Bình yêu truyện... 
2. Tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa.
- Thời điểm ra đời: Thời Minh
- Dung lượng: 120 hồi.
- Nội dung: Kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngô, Ngụy, Thục.
-Ý nghĩa: Thể hiện khát vọng hòa bình thống nhất của nhân dân.
3. Đoạn trích: Hồi trống Cổ Thành
- Vị trí: trích hồi 28.
- Nội dung: kể về cuộc gặp gỡ của Quan Công và Trương Phi ở Cổ Thành ( Chém Sái Dương anh em hòa giải – Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên)
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Nhân vật Trương Phi
a. Khi Quan Công đến Cổ Thành và sai Tôn Càn vào báo tin.
 Trương Phi:“Chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc „ 
b. Quan Công và Trương Phi gặp nhau.
- Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
- Xưng hô mày tao với Quan Công.
- Không nghe lời giải thích của Quan Công, lời khuyên can của Tôn Càn và của hai chị dâu
- Mắng Quan Công là người bội nghĩa.
- Nói với hai chị dâu: Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?“
c. Khi Sái Dương xuất hiện và Quan Công chém đầu Sái Dương.
- Chưa tin hẳn bắt một tên lính của Tào Tháo hỏi rõ về chuyện ở hứa đô.
- Biết rõ chuyện Trương Phi rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường“
=> Trương phi là người nóng nảy, lỗ mãn, tin vào việc làm không tin lời nói, trung nghĩa, cẩn trọng và biết phục thiện.
2. Nhân vật Quan Công.
 a. Khi Quan Công đến Cổ Thành và sai Tôn Càn vào báo tin.
Biết tin Trương Phi ở Cổ Thành, Quan công vô cùng mừng rỡ liền sai Tôn Càn vào thành báo tin.
b. Quan Công và Trương Phi gặp nhau.
- Mừng rỡ, giao long đao cho Châu Thương, tế ngựa lại đón.
- Không đánh trả, né mũi mâu của Trương Phi.
-Vẫn xưng hô huynh đệ, cố giải thích cho Trương Phi hiểu sự tình.
c. Khi Sái Dương xuất hiện và Quan Công chém đầu Sái Dương.
- Dùng hành động để chứng minh lòng trung nghĩa“Xem ta chém đầu tên tướng ấy để tỏ lòng thực của ta!“
- Chưa dứt một hồi trống, đầu sái Dương đã lăn dưới đất“ 
=> Quan Công là người trọng tình nghĩa huynh đệ, điềm đạm, trung nghĩa, tài ba.
3. Âm vang hồi trống Cổ Thành.
- Hồi trống của sự thách thức, nghi ngờ.
- Hồi trống của sự minh oan đoàn tụ.
- Hồi trống biểu trưng cho lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng.
- Tạo nên không khí chiến trận hào hùng.
III. Tổng kết 
-Hồi trống cổ thành khắc họa thành công tích cách nhân vật qua ngôn ngôn ngữ cử chỉ, hành động, đồng thời xây dựng được những chi tiết bất ngờ thú vị.
-Hồi trồng cổ thành là hồi trống minh oan và đoàn tụ. Kết nghĩa anh em bạn bè phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới bền vững.
II. TÍCH HỢP TIẾNG VIỆT
 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới
Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:
Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?
Trương Phi hầm hầm quát:
Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?
Quan Công nói:
Ta thế nào là bội nghĩa?
Trương Phi nói:
Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày!
Câu 1: Em hãy cho biết trong đoạn trích trên gồm có những nhân vật nào và mối quan hệ của họ.
 Trả lời:
 - Trong đoạn trích trên gồm có các nhân vật: Quan Công, Trương Phi.Giữa họ có mối quan hệ
anh em kết nghĩa .
Câu 2: Và họ đã gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh ra sao?
Hoàn cảnh giao tiếp
+ Rộng: Xã hội phong kiến
+ Hẹp: ở Cổ Thành, trong sự hiểu lầm giữa Trương Phi và Quan Công.
Câu 3: Nội dung giao tiếp giữa họ là gì?
Trả lời: Trương Phi cho rằng Quan Công đã bội nghĩa hàn Tào. Quan Công chưa rõ cớ sự và hành động của Trương Phi.
Câu 4: Mục đích của hoạt động giao tiếp trên là gì?
Trả lời: Mục đích của hoạt động giao tiếp trên thấy được thái độ giận dữ của Trương Phi đối với Quan Công và thái độ ôn tồn nhã nhặn của Quan Công
Câu 5: Hoạt động giao tiếp trên được thực hiện bằng phương tiện và cách thức gì?
Trả lời: Hoạt động giao tiếp trên được thực hiện bằng ngôn ngữ - lời nói
Câu 6: Các nhân tố trên chi phối như thế nào về cách sử dụng ngôn ngữ của Trương Phi và Quan Công
Trả lời: Do là anh em kết nghĩa sống dưới chế độ phong kiến nên họ gọi nhau là huynh đệ. Do hiểu lầm và giận dữ nên khi giao tiếp Trương Phi Xưng mày – tao với Quan Công. Còn Quan Công chưa hiểu cớ sự, thái độ ôn tồn vẫn gọi hiền đệ xưng ta
Câu 7: Từ những hiểu biết trên em hãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp và chúng được thực hiện bằng những phương tiện và cách thức nào? Mục đích của hoạt động giao tiếp dùng để làm gì? Và có mấy nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp
 Trả lời: 
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói, dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động.
Có năm nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp:Nhân vật giao tiếp , hoàn cảnh giao tiếp , nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức và phương tiện giao tiếp. 
Bài tập 2: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
 Đọc lại đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi phía dưới
Câu1: Em hãy cho biết đoạn trích trên tái hiện lại điều gì?
Trả lời: Đoạn trích trên tái hiện lại cuộc nói chuyện giữa Quan Công và Trương Phi.
Câu 2: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ mà hai nhân vật đã sử dụng trong đoạn trích trên?
Trả lời: Lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. há quên nghĩa vườn đào ru, xưng hô mày 
tao. Phen này tao quyết liều sống chết với mày!
Câu 3: Từ vấn đề trên em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Và vai trò của ngôn ngữ là gì?
Trả lời: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên và thực tế giao tiếp hằng ngày em hãy cho biết ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại dưới mấy dạng?
Trả lời: Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại dưới hai dạng: dạng nói và dạng viết (tái hiện lời nói của nhân vật).
Câu 5: Em thấy được thái độ gì của Quan Công và Trương Phi thông qua lời nói của hai nhân vật? Và cách nói đó ta hiểu được gì về nhân vật? Từ đó ta thấy ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì?
 Trả lời: Thông qua lời nói ta thấy được thái độ của Trương Phi là giận dữ thông qua cách xưng hô mày- tao với Quan Công. Từ đó ta còn thấy được tính nóng nảy, lỗ mãn của Trương Phi thông qua cách ăn nói. Còn Quan Công thì ôn tồn gọi Trương Phi là hiền đệ và xưng ta. Từ đó ta thấy được Quan Công là một người điềm đạm. Như vậy ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc vì có chứa đựng tình cảm, thái độ và tính cá thể để phân biệt được tính cách của nhân vật thông qua lời nói. 
III. TÍCH HỢP LÀM VĂN
 Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Câu 1: Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành chúng ta xác định có ba sự việc chính. Dựa vào đó em hãy cho biết thế nào là sự việc ? Sự việc tiêu biểu có vai trò như thế nào trong câu chuyện?
Trả lời: 
Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với cái xảy ra khác, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong mối quan hệ với nhân vật khác.
Sự việc tiêu biểu góp phần hình thành nên cốt truyện nhằm dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự lối cuốn hấp dẫn người đọc, người nghe.
Câu 2: Để có được sự việc thì phải có nhiều chi tiết tạo thành. Vậy thế nào là chi tiết?
Trả lời: 
Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung, Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu. 
I .ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Đọc văn bản: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng - Trích hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung sách Ngữ Văn 10 tập 2 trang 80 và trả lời câu hỏi phía dưới.
Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên có mấy sự việc chính? Đó là những sự việc nào?
Trả lời:
Đoạn trích trên có ba sự việc chính
+ Lưu Bị che mắt Tào Tháo bằng việc làm vườn
+ Chương Lưu và Hứa Chử mời Lưu Bị đến gặp Tào Tháo 
+ Cuộc gặp gỡ luận về anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị
Câu 2: Từ những sự việc trên em hãy tìm những chi tiết tiêu biểu ở từng sự việc để làm rõ tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo
Trả lời:
Lưu Bị ở nhà dưới trướng Tào Tháo bằng việc làm vườn
+ Quan Công và Trương Phi thắc mắc: “Anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hạ, học làm chi cái việc của kẻ tiểu nhân này?”
 + Lưu Bị trả lời: “Hai em biết đâu ý anh!” 
Chương Lưu và Hứa Chử mời Lưu Bị đến gặp Tào Tháo
 + Lưu Bị giật mình
 + Lưu Bị sợ tái mặt trước câu hỏi nắn gân của Tào Tháo “Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ?”
 + Lưu Bị trấn tĩnh khi Táo Tháo nói đến chuyện làm vườn.
 Cuộc gặp gỡ luận về anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị
+ Tào Tháo lấy cớ vòi rồng xuất hiện để hỏi dò ý Lưu Bị về người anh hùng.
 + Lưu Bị nhún mình nói: “Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng.”
 + Tào Tháo ép Lưu Bị phải nói: “ Đã đành không biết mặt, nhưng cũng có nghe tiếng chứ?”
+ Lưu Bị điểm qua một số tên tuổi hiện tại.
+ Tào Tháo gạt bỏ hết và chỉ thẳng vào Lưu Bị và nói: “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tào Tháo mà thôi.”
+ Lưu Bị sợ rơi cả đũa và ngay lúc đó có tiếng sấm nổi lên.
+ Lưu Bị cuối xuống nhặt đũa và nói: “- Gớm ghê! Tiếng sét dữ quá!”
Tào Tháo cười hỏi rằng: “Trượng phu cũng sợ sấm à!”
Huyền Đức nói: “ Đức thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt, huống chi là tôi đây sao lại không sợ?”
+ TàoTháo thấy thế không ngờ gì Lưu Bị nữa.
Lưu Bị là người cận trọng, khéo kiềm chế cảm xúc, tinh tế, ứng phó linh hoạt là bậc anh hùng.
Tào Tháo là người đa nghi, tự tin đến tự cao, gian hùng.
Câu 3: Có nhận xét gì về chi tiết rồng xuất hiện trên trời và tiếng sấm trong đoạn trích?
Chi tiết rồng và tiếng sấm xuất hiện trong đoạn trích là chi tiết nghệ rất đặc sắc. Nó làm cho diễn biến câu chuyện rất đỗi tự nhiên và logic và nó cũng là điểm nút của câu chuyện làm cho mâu thuẫn đến đỉnh điểm đồng thời cũng là yếu tố giải quyết mâu thuẫn. 
II. TÍCH HỢP TIẾNG VIỆT
Bài tập: Phân tích nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao: theo câu hỏi phía dưới
Câu 1: Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên gồm những ai? (lứa tuổi, giới tính)
Câu 2: Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó có tác động như thế nào đến hoạt động giao tiếp?
Câu 3: Nhân vật giao tiếp muốn nói điều gì? Và nhằm mục đích gì?
Câu 4: Nhân vật giao tiếp đã sử dụng cách nói gì và cách nói đó có giúp cho nhân vật giao tiếp đạt được mục đích giao tiếp không?
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng :
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? 
Trả lời:
- Câu 1: Nhân vật giao tiếp: những người nam, nữ thanh niên ( anh, nàng.) 
- Câu 2: Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh( đêm trăng sáng và thanh vắng)- thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của nam nữ thanh niên ; bộc bạch tình yêu.
Câu 3: Nội dung và mục đích giao tiếp:
 + Nội dung: nhân vật “anh” nói về việc “tre non đủ lá” và đặt vấn đề “ đan sàng nên chăng?”
+ Mục đích gián tiếp bày tỏ tình yêu và ước muốn được nên duyên vợ chồng.
 Câu 4: Phương tiện và cách thức giao tiếp: ngôn ngữ nói, cỏch núi ẩn dụ mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và mượn chuyện “ đan sàng” phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Cách nói tế nhị, kín đáo, mang màu sắc văn chương, dễ đi vào lòng người.
Bài tập 
 Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đối tượng giao tiếp là những ai?
Câu 2: Bài thơ nói lên điều gì?
Câu 3: Mục đích của bài thơ tác giả muốn thể hiện điều gì?
Câu 4: Tác giả đã sử dụng hình thức và phương tiện gì để giao tiếp?
Trả lời
Câu 1: Đối tượng giao tiếp là nữ sĩ Hồ Xuân Hương với đọc giả.
Câu 2: Nội dung giao tiếp:
- Nghĩa tường minh: Miêu tả, giới thiệu đặc điểm, quá trình làm bánh trôi nước.
- Nghĩa hàm ẩn: Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả ngợi ca vẻ đẹp, thể hiện thân phận bất hạnh của mình cũng như của bao người phụ nữ trong XHPK bất công. Song trong hoàn cảnh khắc nghiệt, họ vẫn giữ trọn được phẩm chất tốt đẹp của mình.
Cõu 3: Mục đích: + Chia sẻ, cảm thông với thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
+ Lên án, tố cáo XHPK bất công.
 Cõu 4: Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: biểu cảm, đa nghĩa.
- Phương tiện từ ngữ: + “Trắng”, “tròn”" gợi vẻ đẹp hình thể.
+ Mô típ mở đầu: “thân em”" lời than thân, bộc lộ tâm tình của người phụ nữ.
+ Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”" thân phận long đong, bất hạnh.
+ “Tấm lòng son”" phẩm chất thủy chung, trong trắng, son sắt.
III. TÍCH HỢP LÀM VĂN
Bài tập 12. Đọc đo¹n trÝch Uy-lÝt-x¬ trë vÒ (tríchsử thi Ô-đi-xê), các em hãy cho biết:
Câu 1: Hô-me-rơ kể chuyện gì?
Câu 2:Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đo là sự việc gì, được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện không vì sao?
Trả lời:
 Cõu 1: Nội dung đoạn trích kể về cuộc đoàn viên kì lạ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau 20 năm xa cách - một thử thách trí tuệ.
Cõu 2: Sự việc tiêu biểu: Pê-nê-lốp thử thách chồng bằng cách ngầm hỏi về bí mật của chiếc giường cưới.
- Chi tiết:
+ Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường chứa bí mật ra khỏi phòng.
+ Uy-lít-xơ giật mình, chột dạ, hỏi lại, nói rõ đặc điểm bí mật của chiếc giường.
+ Hai người nhận ra nhau trong niềm hạnh phúc tột cùng.
 " Đó là thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Hô-me-rơ. Vì chúng góp phần khắc họa đậm nét trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.
Vận dụng những kiến thức về chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ , phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, và cách tìm hiểu hai đoạn trích Hồi trống Cổ Thành – Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Em hãy viết một đoạn tự sự kể về một một sự việc trong một câu chuyện mà em cho là ý nghĩa và tâm đắc nhất.
Hãy về tìm đọc thêm một số hồi của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, hay các bài viết bình về hai đoạn trích đã học hoặc xem phim do Trung Quốc sản xuất trên mạng Internet để có thêm thông tin về tác phẩm cũng như hiểu sâu hơn về tính cách của các nhân vật và học tập thêm kinh nghiệm viết văn tự sự.
SƠ ĐỒ TÓM TẮT TAM QUỐC
NHÀ HÁN (HÁN LINH ĐẾ)
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN KHĂN VÀNG
 184- 190
QUÂN QUAN ĐÔNG 
(VIÊN THIỆU, VIÊN THUẬT, TÀO THÁO)
 190
THỤC
(LƯU BỊ)
NGỤY
(TÀO THÁO)
NGÔ
(TÔN QUYỀN)
 208
NHÀ TẤN
(TƯ MÃ VIÊM)
 280
 PHIẾU TÌM HIỂU BÀI HỌC GÀNH CHO HỌC SINH
 Chủ đề : Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc
	 Văn bản : HỒI TRỐNG CỔ THÀNH 
 -La Quán Trung-
PHẦN I : KIẾN THỨC ĐỌC VĂN
 A .HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU – KHỞI ĐỘNG:
Ba nhân vật trong tranh gợi ta nhớ đến ba nhân vật trong lịch sử Trung Quốc thời Tam Quốc, họ là ai ? Và họ đang làm gì ?
B . HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI :
 I/. Tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK: ( HS làm sẵn vào tập bài học trước khi đến lớp )
 Em hãy đọc tiểu dẫn SGK và tìm những kiến thức tiêu biểu về tác giả và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa?
II/.Đọc văn bản :
Sau khi xem xong đoạn phim và đã đọc trước văn bản các em hãy xác định những sự việc chính trong đoạn trích, chú ý những sự việc này sẽ giúp ta hiểu được tính cách cả hai nhân vật là Trương Phi và Quan Công.: ...........................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Qua sự trình bày của các nhóm chúng ta có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi ở họ có điểm gì giống và khác nhau về tính cách?...........................................
Cuộc gặp gỡ ở Cổ Thành giúp ta hiểu được tính cách của Quan Công và Trương Phi thông qua việc hai huynh đệ giải quyết mối nghi ngờ của Trương Phi đối với Quan Công. Vậy theo em yếu tố nào giúp hai anh em họ hết nghi ngờ nhau? Có phải là hồi trống của Trương Phi để Quan Công kết liễu đời Sái Dương? Như vậy em hãy cho biết âm vang của tiếng trống ở Cổ Thành mang những ý nghĩa gì?......................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
............

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chu_de_tich_hop.docx