Tiểu luận Tư vấn tâm lý học đường môn Vật lí - Nguyễn Thị Vân Anh

docx 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tư vấn tâm lý học đường môn Vật lí - Nguyễn Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tư vấn tâm lý học đường môn Vật lí - Nguyễn Thị Vân Anh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN 
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh
Giáo viên HD: Nguyễn Hồng Kiên
Mã SV: 13010304
Hà Nội,2016
Lớp: QH_2013s Vật Lý 
Kế hoạch can thiệp case
Mở đầu
Thời gian gần đây, hiện tượng trẻ em vi thành niên hư hỏng dẫn đến phạm pháp ngày một gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và sự tiến bộ phát triển của xã hội. Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các gia đình đô thị mà còn là mối lo chung của toàn xã hội. Phải chăng hiện tượng đó là hậu quả của việc “khoán trắng” sự giáo dục, học tập của con trẻ cho nhà trường. Nhiều phụ huynh đã biến nhà trường thành “nhà giữ trẻ lớn” mà không biết rằng chẳng gì có thể thay thế được giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình, cha mẹ là trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người, là môi trường xã hội hoá gần gũi nhất về không gian và lâu dài về thời gian có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành, phát triển nhân cách con. Ngoài công sức của mình ra, các bậc cha mẹ còn phải dành nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư cho con cái. Song không phải ai cũng có điều kiện đầu tư cho con cái như mong muốn. Hơn thế nữa, không phải cách đầu tư nào cũng phù hợp và hiệu quả đối với con cái. Không ít các bậc cha mẹ vì mải lo kiếm tiền nên đã bỏ bê việc học hành của con cái, họ chạy theo những lợi ích, những tài sản trước mắt mà quên đi “tài sản vô giá” của họ là đứa con, phó mặc việc dạy dỗ, giáo dục chúng cho nhà trường và xã hội. Sự quan tâm của họ là những món tiền lớn, những thứ vật chất tầm thường cho con cái. Họ không biết rằng chính những thứ đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng, tạo điều kiện cho con trẻ xa vào các tệ nạn xã hội. Có thể nói, hơn lúc nào hết hiện nay giáo dục gia đình là một trong những vấn đề cần được trú trọng quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là phải xắc định rõ và phát huy vai trò tích cực của cha mẹ đối với giáo dục nói chung và việc học tập của con cái nói riêng. Với khuôn khổ hạn hẹp của trang báo, bài viết dưới đây sẽ chỉ tập trung vào việc phân tích một số quan niệm, kỳ vọng của các bậc cha mẹ đối với vấn đề học tập và một số yếu tố tác động đến kết quả học tập của con trẻ.
Thông tin chung
K là một bạn gái 15 tuổi rất xinh đẹp. Ở trường K có rất nhiều bạn trai theo đuổi. Vì vậy K cũng rất đua đòi. Sáng đi ăn nhà hàng, tối vào bar. Bố mẹ của K là dân làm ăn nên cũng bỏ mặc K cho ông bà và người giúp việc quản lý. Gần đây, bố mẹ K mâu thuẫn với nhau. Theo K biết thì dường như bố mẹ đều có nhân tình bên ngoài. K trở nên quậy phá, chơi bời và mới đây nhất đã bỏ học. Do cảm thấy thiếu thốn tình thương cũng như khẳng định mình nên đã sớm có quan hệ tình dục, thay người yêu như thay áo. Ông bà cảm thấy bất lực và rất lo cho K.
Các mối quan hệ của K
- Quan hệ với gia đình: 
+Bố mẹ K là dân làm ăn nên phó mặc cho K cho ông bà và giúp viện quản lý. Bố mẹ quá bận mải với việc kiếm tiền nên không có thời gian để ý đến K .Gần đây họ có mâu thuẫn và theo như K thì cả 2 đang có nhân tình .
+Ông bà K được bố mẹ nhờ trông nom nhưng K không nghe theo ý của ông bà.
- Quan hệ bạn bè: 
Nhà K bố mẹ làm ăn buôn bán nên gia đình cũng có điều kiện nên K chơi với nhiều bạn bè ăn chơi đua đòi. K quen biết vơi rất nhiều bạn khác giới, yêu đương linh tinh và đã sớm quan hệ tình dục.
- Bản thân K hiện tại: 
K đang cảm thấy cô đơn không có người chia sẻ nên càng trở nên buồn chán dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực.
Phân tích nguyên nhân
-Thiếu sự quan tâm chăm và dạy dỗ của gia đình: Theo các chuyên gia tâm lý thì những trẻ sống trong môi trường cha mẹ thường xuyên bận rộn sẽ dễ dàng rối loạn về tâm sinh lý và hay gặp vấn đề về nhận thức. Trẻ có cha mẹ thường xuyên bận rộn, sẽ thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc, đặc biệt là sự tương tác giao tiếp của cha mẹ.Bố mẹ K dành hầu hết thời gian của mình vào công việc mà quên đi nghĩa vụ của mình với con cái.Họ nghĩ rằng việc kiếm tiền cho con một cuộc sống tốt nhất có thể, yêu thương K bằng cách cho con tiền để mua gì, làm gì con thích. Mọi thứ tình yêu của cha mẹ đều thể hiện bằng việc đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất của em. Nhưng họ liệu có biết rằng, hành động đó vô hình trung sẽ khiến trẻ hữu hình hóa tình yêu thương của cha mẹ bằng những món đồ hiện kim đắt tiền. Từ từ, sợi dây liên kết của cha mẹ và con cái sẽ ngày càng dài ra, khoảng cách sẽ ngày càng rộng. Hơn nữa, sự đáp ứng mọi thứ của cha mẹ khi em cần càng làm cho trẻ thấy mình chẳng cần phải cố gắng gì cả mà vẫn được thỏa mãn về vật chất. Em dần mất đi những ước mơ, hoài bão thậm chí là không có mục tiêu để phấn đấu trong cuộc sống. Thay vào đó là tâm lý thích hưởng thụ, thụ động, luôn phụ thuộc vào người khác. Cha mẹ luôn làm việc và hầu như mọi sự quan tâm của cha mẹ chỉ dành cho công việc. Cha mẹ không biết hôm nay con vui hay buồn hoặc thậm chí chỉ khi nói chuyện công việc với ai đó vui hơn là nói chuyện với con, phó thác cuộc sống của con cho ông bà và người giúp việc.
+Sự gắn bó, sẻ chia: Công việc kéo dài khoảng cách cha mẹ và con cái. Em không thấy sự gần gũi của sợi dây gắn kết tình cảm gia đình. Nhất là em đang dậy thì với những thay đổi về tâm sinh lý, sự thiếu vắng quan tâm của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển tâm hồn, tính cách của em. Những thắc mắc, băn khoăn của em không được cha mẹ giải đáp kịp thời chính vì thế mà K bị sai lệch về tinh thần, có hiểu biết sai lầm về cuộc sống hay cách nhìn lệch lạc về tình dục bởi sự thiếu thốn quan tâm, chia sẻ và định hướng của người thân, đặc biệt là cha mẹ. Ông bà và người giúp việc không thể thay được vị trí của cha mẹ nên cũng chỉ quan tâm em được một phần nào đó.
+Xung đột giữa hai bố mẹ: K đã thiếu tình thương yêu của cả bố và mẹ lại chưng kiến cảnh họ cãi nhau nên khiên em càng trở lên u uất, tổn thương tâm hồn và hằn sâu suy nghĩ tiêu cực. Hơn thê nữa em lại biết cả bố và mẹ đều có tình nhân bên ngoài em sẽ có những suy nghĩ rất tiêu cực về cảnh gia đình tan vỡ , bình thường bố mẹ đã ít qua tâm đến em bây giờ cả hai đều dành tình cảm cho một người khác em sẽ càng trở lên cô đơn .Những ấn tượng không hay ấy sẽ chất chứa trong lòng trẻ lâu dần hình thành sự phản kháng, nhất là ở tuổi dậy thì, khi trẻ biết khẳng định cái tôi và đòi hỏi sự tôn trọng của người lớn.
-K đang trong độ tuổi dậy thì: Lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn tuổi mà nét đặc trưng của nó là sự phát triển mạnh mẻ của cơ thể, sự chín muồi về giới tính và sự cân bằng bị phá vỡ do ảnh hưởng của dậy thì. Do đó, tuổi thiếu niên thường hay bị ức chế,uể oải trở lên cáu kỉnh, mất bình tĩnh, bắt đầu vi phạm kỉ luật và có những hành vi hoàn toàn không phải là bản chất của chúng. Đặc điểm tâm lý đã hình thành khả năng nhận thức cao do đó có khuynh hướng không tin tưởng vào uy của cha mẹ , muốn có ý kiến riêng , có quan điểm và phán đoán của bản thân. Việc tự khẳng định chính mính và hình thành những khái niệm và niềm tin đạo đức tự phát và do đó không có sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ nên đã mâu thuẫn với nhận thức và niềm tin.
 K đang trong độ tuổi dậy thì nên rất chăm chút chú ý đến hình thức bên ngoài đã bắt đầu có biểu hiện thích những bạn khác giới. K không được sự chỉ dẫn dạy dỗ sát sao của cha mẹ nên đã dần nhiễm những thói hư tật xấu bên ngoài xã hội, muốn khám phá những cái mới nhưng không được hướng dẫn đúng cách. Đang trong độ tuổi rất nhạy cảm về mặt tâm lý rất thiếu thốn tình cảm lại chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, cặp bồ nên em cảm thấy càng tổn thương hơn và muốn tự khẳng định chính mình, muốn tìm người có thể chia sẻ bù đắp lại cho mình sự yêu thương nên có lối sống buông thả yêu đương và quan hệ tình dục.
2.Biện pháp can thiệp
Sử dụng hình thức can thiệp tâm lý (Tham vấn) với sự trợ giúp của một nhân viên công tác xã hội
3.Hình thức can thiệp
Nhân viên xã hội gặp gỡ và trò chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình để thu thập thông tin, phân tích và lập kế hoạch can thiệp em K thông qua các buổi nói chuyện có mục đích. 
4.Các nguyên tắc cần được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình can thiệp
-Về phía gia đình:
+ Không áp đặt những mong muốn và can thiệp cách khác.
+ Thường xuyên ở nhà với con và không để xung đột mâu thuẫn gia đình diễn ra luôn tạo cho con cảm giác thấy mình luôn được quan tâm, chăm sóc
+ Cung cấp thông tin trung thực
Nhà tham vấn phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc (bí mật thông tin, chấp nhận thân chủ, thân chủ tự quyết, cá nhân hóa và quy định của đạo đức nghề nghiệp.
5.Giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
-Bố mẹ:
+ Tuyệt đối không được xảy ra tranh cãi mâu thuẫn trước mặt của K, chấm dứt những mối quan hệ tình cảm riêng tư ngoài xã hội (Điều này khiến cho K trở lên mất mãn hơn với gia đình, không còn niềm tin vào tình yêu thương).
Một điều thật sự quan trọng đó là, cha mẹ phải làm gương cho con cái. Cha mẹ muốn con cái mình thế nào thì trước hết hãy sống như vậy. Trẻ có xu hướng không nghe những gì cha mẹ nói, nhưng nhìn vào những việc cha mẹ chúng làm. Vì vậy mà đòi hỏi cha mẹ phải thật sự gương mẫu. Một điều khó khăn nữa cho cha mẹ, đó là lòng kiên nhẫn. Giáo dục con cái rất cần một sự kiên nhẫn và lòng vị tha. Nóng vội, mất bình tĩnh sẽ không thể dạy con cái mà còn đem lại những hậu quả khó sửa lại được. Một khi tâm hồn trẻ bị tổn thương thì vết sẹo nơi đó chẳng mất đi được.
+Cả hai nên sắp xếp công việc một cách hợp lý giành nhiều thời gian ở nhà với em để K thấy được không khí của một gia đình thật sư .Dành nhiều thời gian quan tâm,trò truyện,dành tình yêu thương lớn và trở thành người bạn thực sự, có thể đặt mình vào vị trí của em để hiểu và chia sẻ những khó khăn những vân đề con đang gặp phải. 
Nên giành những bữa cơm, những lúc cùng ngồi xem ti vi nói chuyện có đông đủ thành viên trong gia đình. Tổ chức những buổi đi chơi dã ngoại .
Mẹ nên có những lúc riêng tư ngồi nghe con tâm sự, chia sẻ với em những điều cần biết về giáo dục giới tính khi trong đang độ tuổi dạy thì và cũng định hướng cho K. Dạy cho K những bài học đầu tiên về cuộc sống và cảnh báo cho con cuộc sống ngày nay rất nhiều cạm bấy, tiêu cực.
Bố có thể đưa đón con những buổi sáng đi học để tạo sự gần gũi thể hiện tình yêu thương với con. Đồng thời cũng là quản lý quỹ thời gian của con
Nên quản lý con về mặt tài chính không nên cho con tiền một cách bừa bãi , nên biết được số tiền cho con sử dụng vào mục đích gì.
Bố mẹ phải là người dẫn đường sáng suốt, giúp cho trẻ lựa chọn cho mình những hướng đi đúng đắn. Đừng quá bao bọc trẻ để rồi chúng không thể đứng vững khi không có bàn tay dìu dắt của cha mẹ.
+ Khi đã xây dựng được lòng tin , tình yêu thương thì tiếp tục tìm hiểu xem những nơi cháu thường đến, những người bạn cháu thường tiếp xúc để có một cái nhìn khách quan, toàn diện và đưa ra cách tác động phù hợp. Nếu những nơi em đến là nơi không an toàn, không lành mạnh và phù hợp với độ tuổi của em thì nên phân tích cho cháu hiểu kèm theo đó là biện pháp cứng rắn, kịp thời để can ngăn tách cháu ra khỏi môi trường đó để tránh những hậu quả không kịp cứu vãn. Nên cho em tham gia những câu lạc bộ sinh hoạt hoặc những lớp học theo sở thích của em để kéo em ra khỏi môi trường xấu cũ định hướng cho em theo những hướng lành mạnh, nhưng cần cân đối giữa thời gian tham gia và học tập.
Cha mẹ, người trong gia đình cần tìm hiểu xem em chơi với bạn bè là những người như thế nào để từ đó tác động lên mối quan hệ đó. Phải khéo léo tránh động chạm đến tự ái của em, tránh để em có cảm giác rằng người lớn đang coi thường những người bạn mà em rất thân, em thần tượng. Có thể tác động đến em thông qua bạn bè của em và ngược lại. Ủng hộ mối quan hệ bạn bè với tác động tích cực đồng thời ngăn chặn những tác động tiêu cực từ đó đến em. Những dịp nào đó cha mẹ cháu có thể mời bạn bè của con đến chơi để hiểu rõ xem thực sự đó là những người bạn như thế nào để có cách ứng xử hợp lý. Hãy tỏ rõ thiện chí, tạo mối quan hệ thân thiết để từ đó trẻ cùng nhóm bạn của trẻ thấy được sự tôn trọng của cha mẹ dành cho trẻ và trở nên vâng lời hơn. 
Nhờ giáo viên nói với bạn bè trong lớp động viên, giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong học tập để em ngày một tiến bộ dần trở về với công việc học tập và những hoạt động phù hợp lứa tuổi như trước. Bên cạnh đó cha mẹ, người thân có thể giúp cháu tạo dựng thêm những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp khác.
+ Khi biết chuyện con yêu đương linh tinh và đã có quan hệ tình dục sớm không nên tỏ thái độ tức giận, trách móc cháu . Đối với tình bạn khác giới, thay vì cấm đoán chỉ làm cho cháu thêm tò mò và ngang bướng thì cha mẹ, người cháu tin tưởng nên trang bị cho cháu đầy đủ kiến thức về mặt giới tính, tình cảm khác giới ở lứa tuổi học trò để cháu có nhận thức  đầy đủ hơn, tránh vấp phải những vụng dại của tuổi mới lớn gây ra những hậu quả đáng tiếc khi tuổi đời còn nhỏ. Cha mẹ nên tìm cách gần gũi để chia sẻ với con, dành cho cháu nhiều lời khuyên bổ ích.
Đặc biệt cần phải chú ý đặt nguyên tắc tôn trọng lên hàng đầu để cho cháu có quyền tự lập, tự quyết, không gò ép khiến cháu mất lòng tin và ngày càng trở nên khó bảo.
-Những người thân xung quanh:
Nên khích lệ động viên và giành tình cảm yêu thương quan tâm đến em.
-Thầy cô và bạn bè:
Thầy cô cầ quan tâm hơn đến K, khích lệ để em có động lực hơn trong học tập, chia sẻ những kỹ năng sống và định hướng cho em những hướng đi đúng đắn. Bạn bè nên chia sẻ với K nhiều hơn , kèm cặp học tập để giúp K tiến bộ hơn, rủ em tham gia vào các câu lạc bộ và các hoạt động xã hội bổ ích.
Thời gian
Người chịu trách nhiệm
Người phối hợp
Phiên mở đầu: gặp gỡ bố mẹ K để trao đổi và thống nhất kế hoạch thực hiện
30p
Tư vấn viên
Bố, mẹ
Phiên 1: Gặp và xây dựng mối quan hệ vơi K 
Tư vấn viên
Phiên 2: Gặp gỡ K Nói cho Quang biết NVXH đang làm gì, làm như thế nào, những nguyên tắc làm việc. Thỏa thuận hình thức tương tác và cách thức tiến hành các buổi trò chuyện.
Tùy vào mức độ hợp tác
Tư vấn viên
Bố, mẹ
Phiên 3: Gặp k và sử dụng thuyết tri thức ứng xử để tìm hiểu và tác động vào tình cảm, mong muốn, những giá trị của k.
60p
Tư vấn viên 
Bố, mẹ
Phiên 4: Đạt được những thỏa thuận với K về những điều gì nên làm và không nên làm để cải thiện tình cảm, mối quan hệ với các thành viên gia đình 
60p
Tư vấn viên
Bố, mẹ
Phiên 5 : Làm việc với gia đình về biện pháp cải thiện mối quan hệ gia đình
60p
Tư vấn viên
Phiên 6: khuyến khích K duy trì những việc làm, lời nói, hành vi tích cực : lời khen hay món đồ ghi nhận nỗ lực của em
60p
Tư vấn viên
Phiên 7: Cùng với K lập kế hoạch cho việc học tập
60p
Tư vấn viên
Phiên tiếp theo phụ thuộc vào những tiến triển của Kvà sự đáp ứng thích hợp của gia đình
60p
Tư vấn viên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_case_tu_van_tam_ly_hoc_duong.docx