Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại môn: Ngữ văn 9

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 17057Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại môn: Ngữ văn 9
TIẾT 75: KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
MễN : NGỮ VĂN 9
( Thời gian làm bài: 45 phỳt)
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Các mức độ kiến thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
 Mức độ thấp
 Mức độ cao
1. Thơ hiện đại
- Nhận biết được hình ảnh trong bài thơ ”Đoàn thuyền đánh cá”
- Nắm được hoàn cảnh ra đời bài thơ “ánh trăng”
- Hiểu được biện pháp nghẹ thuật trong bài thơ về tiểu đội ..
- Phân tích được vẻ đẹp một đoạn thơ cụ thể
Số câu: 4
Số điểm: 5.5
 Tỉ lệ %:55%
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5%
Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ %:10% 
Số câu: 1
 Số điểm: 4
 Tỉ lệ %:40%
2. Truyện hiện đại
- Nhận biết được cách ứng xử của bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà”
- Hiểu được tình huống trong “Lặng lẽ SaPa”
- Hiểu được tình cảm của Ông Hai trong văn bản.
- Nắm được tình huống độc đáo trong văn bản
- Tóm tắt được nội dung truyện ngắn.
Số câu: 5
Số điểm: 4.5
 Tỉ lệ %:45%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
 Số điểm: 0.5
 Tỉ lệ %:5% 
Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ %:10% 
Số câu: 2
 Số điểm: 3
 Tỉ lệ %:30% 
Tổng cộng
Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ %: 10% 
 Số câu: 6
 Số điểm: 5
 Tỉ lệ %: 50% 
 Số câu: 1
 Số điểm: 4
 Tỉ lệ %: 40%
Số câu: 9
Số điểm: 10 Tỉ lệ%: 100% 
B. Đề bài
I. Phần trắc nghiệm: (3điểm) 
( Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Bài thơ “ánh trăng”, ra đời trong hoàn cảnh :
	 A. Kháng chiến chống Pháp 	C. Sau ngày thống nhất đất nước 
	 B. Kháng chiến chống Mĩ 	D. Giai đoạn 1980
Câu 2: Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” khi trên xe có lúc nhà họa sĩ và cô gái nín bặt vì: 
 A . Bác lái xe đề nghị im lặng 	 C. Cả hai người đều quá mệt mỏi 
 B Cảnh trước mắt đẹp một cách kì lạ D. Cả hai người đã hết chuyện nói
Câu 3: Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” loài cá được ví như đoàn thoi dệt biển: 
 A. Cá song 	 C . Cá nhụ 	 
 B . Cá thu 	 D . Cá đé 
Câu 4: Trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật :
A. Hoán dụ và tượng trưng 	 C. So sánh và nhân hóa 
B. Nhân hóa và tượng trưng 	 D. So sánh và ẩn dụ 
Câu 5: Trong truyện “Làng”, ông Hai lại hỏi đứa con út những điều mà ông đã biết là:
 A. Để nhắc nhở con học tập C. Để cho tâm trạng ông được vui hơn. 
 B . Để con khỏi đi chơi D. Để cho tâm trạng ông vơi bớt nỗi buồn. 
Câu 6: Trong câu “Con kêu rồi mà người ta không nghe.”, “người ta” thay thế cho:
A. Mẹ bé thu.	 	 C. Anh Sáu. 
B. Người kể chuyện	 D. Anh Sáu và bác Ba. 
II. Tự luận điểm : 7 điểm 
Câu 1: (1.0đ) Nêu tình huống độc đáo của văn bản Chiếc lược ngà?
Câu 2: (2.0đ) Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân trong khoảng 10 - 15 dòng?
Câu3: (4.0đ) Phân tích vẻ đẹp khổ thơ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu: 
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo .
C. Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi ý đỳng được 0.5 điểm
Cõu
1
2
3
4
5
6
Đỏp ỏn
A
B
B
A
D
C
II. Phần tự luận:
Câu 1: (1.0đ): Tình huống truyện: Anh Sáu về thăm nhà, bé thu không nhận ra ba, đến lúc nhận ra thì cha con phải xa nhau.
Câu 2: (2.0đ) Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân:	
 Ông Hai là một nông dân quê ở làng chợ Dầu, ông rất yêu và tự hào về làng của mình. Vì thế cuộc kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình đi tản cư nhưng lòng ông khôn nguôi nhớ làng. Nhớ làng, ông hay kể chuyện về làng của mình. Một lần tình cờ ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc từ miệng của người đàn bà tản cư, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ. Trong lòng ông diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa về lại làng hay là ở lại vùng tản cư. Về làng vì yêu làng, ở lại vùng tản cư vì ủng hộ kháng chiến, nhưng làng theo giặc, về lại làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cuối cùng ông tự khẳng định tinh thần ủng hộ cách mạng, kháng chiến của ông: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây rồi thì phải thù", và ông quyết định ở lại vùng tản cư, không quay lại làng nữa. Khi nghe tin về làng Dầu theo giặc được cải chính, gặp ai ông cũng khoe tin: "Tây nó đốt nhà tôi rồi" như một bằng chứng thuyết phục rằng làng Dầu của ông không theo giặc. Ông sung sướng và hạnh phúc, tối tối ông lại vén quần tới bẹn vểnh chân lên mà kể say sưa về làng của mình trong niềm kiêu hãnh tự hào.
Câu3: (4.0đ) Vẻ đẹp của khổ thơ là :
- Khổ thơ cuối như một tượng đài về tình đồng chí và sức mạnh của người lính. Trên nền hùng vĩ của rừng hoang, hình ảnh lãng mạn của những người lính sát cánh kề vai sừng sững chờ đợi giặc. Vàng trăng như thấp xuống, treo trên đầu mũi súng của họ.
- Đầu súng là biểu tượng của chiến tranh khói lửa hiểm nguy, còn vầng trăng là biểu tượng của cuộc sống hòa bình.
- Đầu súng là hình ảnh hiện thực, còn vầng trăng là hình ảnh lãng mạn bay bổng, người lính luôn lãng mạn yêu đời luôn nghĩ về và mơ ước một cuộc sống hòa bình.
- Người chiến sĩ có vầng trăng làm bạn, tình đồng chí của họ sáng như vầng trăng. Họ chiến đấu vì tình cảm nhưng cũng vì vầng trăng hòa bình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_tho_va_truyen_hien_dai_mon_ngu_van_9.doc