Tiết 42: Tiếng việt - Kiểm tra chủ đề từ Tiếng Việt

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1691Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 42: Tiếng việt - Kiểm tra chủ đề từ Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42: Tiếng việt - Kiểm tra chủ đề từ Tiếng Việt
Tiết 42 – Tiếng Việt KIỂM TRA CHỦ ĐỀ TỪ TIẾNG VIỆT
Thêi gian: 45 phót
I.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Mứcđộ
Chủ
đề/NDCĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng 
cao
Cộng
Đặc điểm từ 
TN.Nhận diện vai trò, từ loại, nghĩa của từ. C1
TN. Hiểu được cụm từ để nêu nhận xét. C2
TN.Hiểu vai trò ngữ pháp của từ. C3.
Số câu:
Số điểm
1
1
2
2
3
3
Cách sử dụng từ.
TL: Hiểu, giải nghĩa từ đúng trong văn cảnh. C,5
Hiểu rõ về từ và sử dụng từ đúng ý nghĩa, ngữ pháp.C4
Vận dung hiểu biết về từ để tạo câu, tạo đoạn văn theo yêu cầu. C6
Số câu:
Số điểm
1
1,5
1
2,5
1
3
3
7
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ
1
1
10
3
3,5
35
1
2,5
25
1
3
30
II. ĐỀ BÀI
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật... Tre bao bọc, che chở cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụy trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiển hách.
Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao. (Theo Thép Mới)
Phần trắc nghiệm (3,0 điểm):
Hãy chọn chữ cái hoặc điền tiếp vào chỗ trống để có câu trả lời đúng cho từng ý:
Câu 1 (1,0 điểm): 
a. Từ nào là đối tượng được viết trong đoạn văn?
A. Cây chông
B. Cây Đa
C. Cây tre
D. Cây gậy
b. Các từ: “cây đa”, “bến nước”, “khóm tre” dùng trong đoạn văn là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Cụm danh từ
D. tính từ
c. Các từ “bảo vệ”, “bao bọc” dùng trong đoạn văn là những từ như thế nào?
A, Từ đơn
B. Từ láy
C. Từ đồng nghĩa
D. Từ trái nghĩa.
d. Nghĩa của từ “nguyên liệu” trong đoạn văn được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm.
B. Nguyên liệu là vật chất cấn để chế biến ra sản phẩm bất kỳ nào đó.
C. Vật tự nhiên chưa qua một sự chế biến nào và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hóa mới thành sản phẩm: Bông, than, tre, mía.. là những nguyên liệu.
Câu 2 (1,0 điểm): 
a. Trong câu văn:"Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam.”, phần chủ ngữ của câu do các cụm ..đảm nhiệm.
b. Những cụm từ “những khóm tre xào xạc”, “mọi miền quê Việt Nam” được dùng trong câu văn trên gọi là những cụm.
Câu 3 (1,0 điểm): 
a. Trong đoạn văn có dùng những danh từ sự vật là............ để chỉ những đồ dùng được làm từ tre.
b. Câu văn “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.”, danh từ “Tre” làm thành phần................
của câu.
Phần tự luận (7,0 điểm):
Câu 4 (2,5 điểm):
Cho câu văn: “Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam.”
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu? Cho biết chủ ngữ của câu do những cụm từ nào tạo thành?
b. Hãy đặt một câu văn có dùng cụm từ “những khóm tre xào xạc” làm chủ ngữ?
c. Hãy kẻ bảng mô tả cấu tạo của cụm danh từ và điền các từ trọng cụm “những khóm tre xào xạc”vào vị trí thích hợp vào mô hình cụm danh từ đó.?
Câu 5 (1,5 điểm):
Câu văn: Nhà ngụy trang bằng tre nứa.
a. Giải nghĩa từ “nhà”? Từ “nhà” được dùng theo nghĩa nào trong câu văn?
b. Đặt 1 câu văn có dùng từ “nhà” dùng theo nghĩa khác với từ “nhà” trong câu a.
c. Hãy cho biết có mấy cách giải nghĩa từ?
Câu 6 (3,0 điểm).
Dựa vào cách viết về cây tre trong đoạn văn trên, hãy viết đoạn văn giới thiệu một loại cây ăn quả mà em biết, trong đoạn văn có dùng danh từ sự vật làm chủ ngữ trong câu, gạch dưới 1 câu văn có dùng danh từ làm chủ ngữ.
III. Hướng dẫn chấm
Câu 1 (1,0):
- Yêu cầu: Chọn đúng các đáp án: a.C, b.A, c.C, d.C
+ Mức tối đa 1,0: Làm đúng yêu cầu.
+ Mức chưa tối đa 0,25,0,5,0,75: Chưa làm đúng tất cả các ý.
+ Mức chưa đạt: Chọn sai hoặc không làm.
Câu 2 (1,0):
- Yêu cầu: Điền đúng ý vào chỗ trống:
 a. (0,5): chỗ trống điền: cụm danh từ.
+ Mức tối đa 0,5: Làm đúng yêu cầu.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
b.(0,5). Yêu cầu: chỗ trống cần điền là :Cụm danh từ.
 + Mức tối đa 0,5: Làm đúng yêu cầu.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
Câu 3 (1,0)
- Yêu cầu: Điền đúng ý vào những chỗ trống:
a.(0,5). Chọn được các từ chỉ đồ dùng được làm từ tre để điền, đó là các từ: gối; nôi tre. Điền đúng một từ, được 0,25
+ Mức tối đa 0,5: Nhận diện đúng 2 từ yêu cầu.
+ Mức chưa tối đa 0,25: Điền chưa đủ, hoặc chưa đủ từ cần điền.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
b.(0,5): Điền được từ: Chủ ngữ.
+ Mức tối đa 0,5: Làm đúng yêu cầu.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
Câu 4 (2,5)
- Yêu cầu: Đọc kĩ câu văn và trả lời từng ý:
a. (1,0 )
- Xác định đúng thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu (0,5): “Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc// là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam.”
- Trả lời: Chủ ngữ của câu do các cụm từ: Hình ảnh cây đa, bến nước; những khóm tre xào xạc, tạo thành. Ghi đúng mỗi cụm từ được 0,25.
+ Mức tối đa 1,0: : Làm đúng yêu cầu 2 ý trên.
+ Mức chưa tối đa 0,25: Làm chưa đủ, hoặc làm chưa đúng hết yêu cầu trong từng ý.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
b.(0,5): Đặt được câu đúng ngữ pháp, có nghĩa logic 0,5).
Gợi ý: Những khóm tre xào xạc như đang hát đồng ca.
+ Mức tối đa 0,5: Đặt câu đúng yêu cầu.
+ Mức chưa tối đa 0,25: Đặt câu đúng cấu tạo nhưng nghĩa chưa hay.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
C (1,0). Kẻ đúng mô hình cụm cụm danh (0,5), điền đúng từ trong cụm từ vào đúng vị trí trong mô hình. (0,5) những khóm tre xào xạc”?
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
những
khóm
tre
xào xạc
+ Mức tối đa 1,0: Làm đúng yêu cầu 2 ý trên.
+ Mức chưa tối đa 0,25: 0,5: Kẻ đúng mô hình nhưng điền điền chưa chính xác 1 hoặc 2 vị trí của từ trong cụm vào mô hình.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
Câu 5 (1,5):
a. (0,5). 
- Yêu cầu: Giải nghĩa được từ “nhà”(0,25): Công trình xây dựng để ở, làm việc; Nêu đúng từ “nhà” được dùng theo nghĩa gốc (Nghĩa chính) trong câu văn.(0,25).
+ Mức tối đa 0,5: Đặt câu đúng yêu cầu.
+ Mức chưa tối đa 0,25: Chỉ giải nghĩa đúng nghĩa của từ hoặc chỉ nêu được cách dùng nghĩa của từ trong câu.
+ Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
b. (0,5)
- Yêu cầu: Đặt được1 câu văn có dùng từ “nhà” dùng theo nghĩa khác với từ “nhà” trong câu a, câu phải đúng ngữ pháp, có ý nghĩa logic: 
Gợi ý: Bác ấy là nhà tài trợ chính cho chương trình.
+ Mức tối đa 0,5: Đặt câu đúng yêu cầu.
+ Mức chưa tối đa 0,25: Đã đặt câu đúng ngữ pháp, câu có từ nhà dùng theo nghĩa chuyển. Nhưng chưa logic về ý nghĩa.
+ Mức chưa đạt: Không đặt dược câu theo yêu cầu hoặc không làm.
c. (0,5)
- Yêu cầu: nêu được có 2 cách giải nghĩa (0,25); Nêu rõ từng cách giải nghĩa (0,25.
Cách 1: Nêu khái niệm. từ biểu thị.
Cách2: Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa
+ Mức tối đa 0,5: Nêu được đúng các yêu cầu.
+ Mức chưa tối đa 0,25: Nêu có 2 cách giải nghĩa từ, nhưng chưa nêu rõ cách giải nghĩa của từng cách.
+ Mức chưa đạt: Không làm đúng yêu cầu hoặc không làm.
Câu 6 (3,0):
- Yêu cầu về kỹ năng, sự sáng tạo,..(0,5): Viết một đoạn văn giới thiệu một đối tượng – cây ăn quả (trái). Dùng danh từ sự vật tham gia thành phần câu, gạch chân 1 câu văn có dấu hiệu đó. Viết câu, dùng từ chuẩn ngữ pháp, chính tả, đúng nghĩa. Lời văn tự nhiên, có hình ảnh, biểu cảm.
Yêu cầu về nội dung kiến thức (2,5): Đảm bảo: Giới thiệu loài cây ăn quả ( 0,25): nguồn gốc, lai lịch; Giới thiệu những đặc điểm tiêu biểu của cây (2,0): hình dáng, quả, màu sắc,,,; Giá trị của quả..; cách chế biến hoặc cách thưởng thức,; Cảm nghĩ về cây 90,25): Thích..; gắn bó; mong.. 
+ Mức tối đa (3,0): Đảm bảo các yêu cầu ở mức hoàn hảo.
+ Mức chưa tối đa 0,25,0,5,0,75, 1,0, 1,25, 1,5, 1,75, 2,0, 2,25, 2,5, 2,75: Căn cứ từng ý đạt được theo yêu cầu để cho các mức điểm hợp lí (chấm lẻ tới 0,25).
Gợi ý : Nhà Ông em ở dưới quê có một vườn cây ăn trái, mùa nào thức nấy, nhưng em thích nhất cây cam sành. Cây cam này cao khoảng hơn một mét rưỡi. Lá cây màu xanh nhạt, nhẵn bóng. Quả tròn, to bằng trái tennis. Khi chín có màu vàng ánh xanh, lúc chưa chín, có màu xanh. Cuống quả cam dài chừng ba xăng - ti - mét, nhỏ thon. Khi mẹ em dùng dao bổ quả cam ra, một mùi thơm phức tỏa ra khắp nhà. Em thấy ruột cam có màu vàng đậm, những múi cam tròn trông rất hấp dẫn và rất ít hạt. Khi ăn, cam có vị ngọt và mát. Em muốn cây cam ở nhà ông em mãi khỏe mạnh, kết trái thật nhiều để ông bà có nhiều thu nhập. 
..
Trường THCS Tân Trường
Lớp: 6.
Họ và tên:
Điểm:
Kiểm tra ngữ văn 6- Phần Tiếng Việt
Chủ đề: Từ tiếng Việt
THời gian 45 phút.
Nhận xét của thầy cô:
I. Đề bài: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6:
“Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật... Tre bao bọc, che chở cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụy trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiển hách.
Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.” (Theo Thép Mới)
Phần trắc nghiệm (3,0 điểm): ( Làm bài trực tiếp vào phần câu hỏi 1,2,3)
Hãy chọn chữ cái hoặc điền tiếp vào chỗ trống để có câu trả lời đúng cho từng ý:
Câu 1 (1,0 điểm): 
a. Từ nào là đối tượng được viết trong đoạn văn?
A. Cây chông
B. Cây Đa
C. Cây tre
D. Cây gậy
b. Các từ: “cây đa”, “bến nước”, “khóm tre” dùng trong đoạn văn là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Cụm danh từ
D. tính từ
c. Các từ “bảo vệ”, “bao bọc” dùng trong đoạn văn được gọi là những từ:
A, Từ đơn
B. Từ láy
C. Từ đồng nghĩa
D. Từ trái nghĩa.
d. Nghĩa của từ “nguyên liệu” trong đoạn văn được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm.
B. Nguyên liệu là vật chất cấn để chế biến ra sản phẩm bất kỳ nào đó.
C. Vật tự nhiên chưa qua một sự chế biến nào và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hóa mới thành sản phẩm: Bông, than, tre, mía.. là những nguyên liệu.
Câu 2 (1,0 điểm): 
a. Trong câu văn:"Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam.”, phần chủ ngữ của câu do các cụm đảm nhiệm.
b. Những cụm từ “những khóm tre xào xạc”,“mọi miền quê Việt Nam” trong câu văn trên, gọi là những cụm.
Câu 3 (1,0 điểm): 
a. Đoạn văn trên có kể tên một số đồ dùng được làm từ tre, đó là..
b. Câu văn “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.”, danh từ “Tre” là thành phần ................ của câu.
Phần tự luận (7,0 điểm) : Làm các câu 4,5,6 xuống phần bài làm phía sau:
Câu 4 (2,5 điểm):
Cho câu văn: “Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam.”
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu? Hãy ghi lại những cụm từ tham gia làm chủ ngữ?
b. Hãy đặt một câu văn có dùng cụm từ “những khóm tre xào xạc” làm chủ ngữ?
c. Hãy kẻ bảng mô tả cấu tạo của cụm danh từ và điền các từ của cụm từ “những khóm tre xào xạc” vào những vị trí thích hợp trong mô hình đó?
Câu 5 (1,5 điểm):
Câu văn:"Nhà ngụy trang bằng tre nứa.”
a. Cho biết từ nghĩa của từ “nhà”? Trong câu văn, từ “nhà” được dùng theo nghĩa nào trong câu văn?
b. Đặt 1 câu văn có dùng từ “nhà” dùng theo nghĩa khác với từ “nhà” trong câu a.
c. Hãy cho biết có mấy cách giải nghĩa từ?
Câu 6 (3,0 điểm).
Dựa vào cách viết về cây tre trong đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn giới thiệu một loại cây ăn quả mà em biết, trong đoạn văn có dùng danh từ sự vật làm chủ ngữ trong câu, gạch dưới 1 câu văn có dùng danh từ làm chủ ngữ.
II. Bài làm.
..
...
..
...
..
...
..
...
..
..
.
 KiÓm tra Ng÷ v¨n 6
 Chñ ®Ò:TiÕng ViÖt 
 Thêi gian: 45 phót
PhÇn I: Tr¾c nghiÖm ( 2 ®iÓm)
 H·y ®äc kÜ c¸c c©u hái vµ lùa chän ph­¬ng ¸n ®óng nhÊt .
C©u1: §iÒn mét côm danh tõ thÝch hîp vµo c©u sau: Thµnh Phong Ch©u nh­ næi lÒnh bÒnh trªn............................... 
C©u 2: Trong bèn c¸ch chia lo¹i tõ phøc sau ®©y, c¸ch nµo ®óng?
 A. Tõ ghÐp vµ tõ l¸y
B. Tõ phøc vµ tõ l¸y
 C. Tõ ghÐp
D. Tõ ®¬n.
C©u 3: . Trong c¸c tõ sau tõ nµo lµ tõ ghÐp ?
 A. Xã xØnh B. Xoa dÞu
 C. D×u dÞu D. H©y h©y.
C©u 4: H·y chØ ra c¸ch hiÓu ®Çy ®ñ nhÊt vÒ nghÜ© cña tõ
 A. Lµ sù vËt mµ tõ biÓu thÞ
B. Lµ sù vËt, néi dung mµ tõ biÓu thÞ
 C. Lµ néi dung(sù vËt, tÝnh chÊt...) mµ tõ biÓu thÞ.
D. Lµ tÝnh chÊt mµ tõ biÓu thÞ
Câu 5. Từ “ mặt “ trong câu “ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai?
A. Sai.	B. Đúng
C©u 6: Chøc vô ®iÓn h×nh trong c©u cña danh tõ lµ:
 A. Tr¹ng ng÷
 B. Phô ng÷
 C. VÞ ng÷
 D. Chñ ng÷.
C©u 7: Trong c¸c côm DT sau, côm nµo cã ®ñ cÊu tróc 3 phÇn
 A. Mét l­ìi bóa
 B. TÊt c¶ c¸c häc sinh líp 6
 C. ChiÕc thuyÒn c¾m cê ®u«i nheo
 D. Chµng trai kh«i ng« tuÊn tó Êy.
C©u8: Câu văn sau có mấy cụm danh từ?
 Ông rất yêu thương những cây xương rồng nhỏ, đủ loại mà ông đã xin về và trồng trong cái chậu xinh xinh.
 A. Một cụm DT C. Ba cụm DT
 B. Hai côm DT D. Bốn cụm DT
PhÇn II: Tù luËn ( 8 ®iÓm)
Câu 1(2điÓm): Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau :
a, Ông nghe bì bõm câu chuyện của bố mẹ tôi.
b, Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
c, Tai nạn giao thông đã gây ra những hậu quả quan trọng
d, Lên lớp 6, em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng.
Câu 2:( 2 điÓm): Đặt câu với các từ: ch©n, mòi theo nghĩa chuyển.
Câu 3: ( 4 điÓm): Viết đoạn văn ngắn ( 6 – 8 câu) giới thiệu về bản thân trong đó có sử dụng Cụm danh từ ( g¹ch ch©n d­íi c¸c côm danh tõ trong ®o¹n v¨n)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_TIENG_VIET_6_KI_1_1516.doc