Thư viện câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 6 (Có đáp án)

doc 59 trang Người đăng dothuong Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 6 (Có đáp án)
THƯ VIỆN CÂU HỎI
 Bộ môn: Vật lí Lớp 6 
BÀI: ĐO ĐỘ DÀI
Câu 1: Khi đo chiều dài một vật , giả sử ta có thể chọn được thước thỏa mãn các điều kiện sau:
Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và ĐCNN thích hợp
Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo và ĐCNN thích hợp
Có GHĐ bằng chiều dài cần đo, không quan tâm tới ĐCNN
Dùng thước có GHĐ ĐCNN tùy ý
Đáp án: A
Câu 2: ChiỀU dài bàn học là 1m. Thước nào sau đây có thể đo chiều dài bàn chính xác nhất?
Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
 Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm
Thước dây có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1cm
Cả 3 thước trên đều được
Đáp án: C
Câu 3: Để đo trực tiếp chiều dài và chu vi của một viên phấn ta nên chọn thước nào?
Thước thẳng
Thước dây
Cả 2 thước đều được
Cả 2 thước đều không được
Đáp án: B
Câu 4: Để đo chiều dài cuốn sách vật lý 6 ta dùng thước nào thì phép đo chính xác hơn?
Thước thẳng có GHĐ 15cm và ĐCNN 1mm
Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm
Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
Đáp án: C
Câu 5: Em có trong tay một vòng tròn và một thước thẳng. Làm thế nào để đo được chu vi vòng tròn đó?
Đáp án: Lăn vòng tròn đó trên nền xi măng rải một lớp cát sao cho quay đúng một vòng. Dùng thước đo chiều dài của vết lăn in trên nền, chiều dài này chính là chu vi vòng tròn.
Câu 6: Ba học sinh dùng ba thước để đo chiều dài của một quyển vở và ghi được ba kết quả sau:
Khi dùng thước 1: l1 = 30cm
Khi dùng thước 2: l2 = 30cm
Khi dùng thước 3: l3 = 30cm
 ĐCNN của các thước là bao nhiêu?
Đáp án: Thước 1: 1mm
 Thước 2: 0,1cm
Thước 3: 1cm
 BÀI: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 
Câu 1: Trên một can nhựa có ghi “2 lít” . Điều đó có nghĩa gì?
Can có thể đựng trên 2 lít
ĐCNN của can là 2 lít
Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít
Cả 3 câu A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Một lượng nước có thể tích dưới 100ml. Dùng bình nào để đo thể tích nước thì cho kết quả chính xác?
Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml
Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml
Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 5ml
Cả 3 bình đều đo chính xác như nhau
Đáp án: A
Câu 3: Bạn Nam có khoảng 2 lít nước. Nam nên dùng bình nào để đo lượng nước đó chính xác nhất?
Bình có GHĐ 2 lít và ĐCNN là 0,5 lít
Bình có GHĐ 1,5 lít và ĐCNN là 0,1 lít
Bình có GHĐ 3 lít và ĐCNN là 0,1 lít
Cả 3 bình đều được
Đáp án: C
 BÀI: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Câu 1: Dùng bình chia độ đo thể tích một viên phấn. Thể tích nước ban đầu là 30cm3 . Thể tích nước sau khi thả phấn là 45 cm3 . Thể tích viên phấn là: 
A. 15 cm3 B. 45 cm3 C. 30 cm3 D.Cả 3 kết quả trên đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu đọc ở trên bình là V1 = 80 cm3 , sau khi thả hòn sỏi được thể tích V2 = 95 cm3. Thể tích của hòn sỏi bằng bao nhiêu?
A. 175 cm3 B. 15 cm3 C. 95 cm3 D. 80 cm3
Đáp án: B
Câu 3: Hai viên bi sắt cùng đường kính , một viên bi đặc, một viên bi rỗng. Lần lượt thả từng viên một vào bình chia độ. Biết 2 viên bi đều bị chìm. Hỏi mực nước dâng lên trong bình trong 2 lần thả có như nhau không? Tại sao?
Đáp án: Như nhau, hai viên bi có cùng đường kính thì có cùng thể tích
BÀI: KHỐI LƯỢNG-ĐO KHỐI LƯỢNG
Câu 1: Một lít dầu hỏa có khối lượng 800g, khối lượng của 0,5m3 dầu hỏa là:
A. 400g B. 4 tạ C. 40kg D. 4 kg
Đáp án: B
Câu 2: Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là:
A. 1g B. 10g C. 100g D. 5g
Đáp án: A
Câu 3: Một bạn học sinh đưa ra khối lượng của một lượng vàng là:
A. 1kg B. 100g C. 37,8g D. 378g
Đáp án: C
 Bài : LỰC. HAI LỰC CÂN BẰNG
 Phần 01: TNKQ (4 câu)
 Câu 1: Biết ( Hai lực cân bằng là gì)
Thế nào là hai lực cân bằng?
Cùng cường độ, cùng phương , ngược chiều, đặt vào một vật
Cùng cường độ, cùng phương , ngược chiều, đặt vào hai vật
Cùng cường độ, cùng phương , cùng chiều
Cùng cường độ, cùng phương , đặt vào một vật
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( tác dụng của lực)
Dùng tay kéo dây chun. Khi đó:
Chỉ có lực tác dụng vào tay
Chỉ có lực tác dụng vào dây chun
Có lực tác dụng vào tay và lực tác dụng vào dây chun
Không có lực
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Biết được khi nào có lực tác dụng)
Hai bạn An và Bình cùng kéo chiếc bàn về hai phía. Bàn chịu tác dụng của lực:
Chỉ khi bàn dịch chuyển về phía An hoặc Bình
Chỉ khi bàn đứng yên
Cả khi bàn dịch chuyển và đứng yên
Không trường hợp nào trong các trường hợp trên
Đáp án: C
Câu 4: VDT( Biết được ví dụ về tác dụng lực trong thực tế)
Một em bé chơi trò nhảy dây, em bé nhảy lên được là do:
Lực của đất tác dụng lên chân em bé
Lực của chân đẩy em bé nhảy lên
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai
Đáp án: A
Phần 02: TL( 2 câu)
Câu 1: VDT ( Biết tác dụng đẩy kéo của lực)
Điền các từ: Lực nâng, lực đẩy, lực kéo, lực nén vào chỗ trống
Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một.
Gio tác dụng vào cánh buồm một
Để nâng tấm bê tông, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một
Người tác dụng lên thanh sắt một làm thanh sắt bị uốn cong
Đáp án: a. Lực kéo b. Lực đẩy c. Lực nâng d. Lực nén
Câu 2: VDC ( Biết được lực tác dụng khi nào)
Một em bé chơi trò bắn bi, khi bắn có lực tác dụng vào đâu?
Đáp án: Tay tác dụng vào viên bi một lực, viên bi cũng tác dụng trở lại tay một lực
 BÀI: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Phần 01: TNKQ (4 câu)
Câu 1: Biết ( Tác dụng của lực làm vật biến dạng)
Để nói về tác dụng của lực, có bốn kết luận sau:
Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động
Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động
Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng
Cả B và C đều đúng
Đáp án: A
Câu 2: Biết (Tác dụng của lực làm vật biến đổi chuyển động)
Các trường hợp sau chứng tỏ khi chịu tác dụng của lực, vật bị biến đổi chuyển động:
Qủa bóng lăn từ từ rồi dừng lại
Khi có gió thổi hạt mưa rơi theo phương xiên
Người đẩy cái bàn dịch chuyển
Cả ba câu A, B, C đều sai
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( Biết được ví dụ trong thực tế về lực)
Khi đóng đinh vào tường:
Búa chỉ làm đinh bị biến dạng
Búa chỉ làm tường bị biến dạng
Đinh bị biến dạng và ngập sâu vào tường
Không vật nào bị biến dạng
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Nêu được tác dụng của lực làm vật bị biến dạng)
Vật chịu tác dụng của lực thì bị biến dạng trong các trường hợp:
Búng tay vào lò xo làm lò xo lăn đi
Ngổi trên tấm đệm làm đệm bị lún
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai
Đáp án: D
Phần 02: TL (2 câu)
Câu 1: VDT ( Giai thích được tác dụng của lực trong thực tế)
Vì sao khi ta đá bóng vào tường bóng lại bị bật trở lại? Khi đó bóng và tường có bị biến dạng không?
Đáp án: Khi bóng đập vào tường, bóng đã tác dụng vào tường một lực làm tường bị biến dạng và bị biến đổi chuyển động
Câu 2: VDC (Giai thích được tác dụng của lực trong thực tế)
Khi đang đi xe đạp, dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giai thích?
Đáp án: Không phải, Tay chỉ làm cho tay phanh bị biến đổi chuyển động và phanh bị biến dạng, xe dừng lại là do má phanh tác dụng lực vào vành bánh xe
 BÀI: TRỌNG LỰC. ĐƠN VỊ LỰC
Phần 01: TNKQ (4 câu)
Câu 1: Biết ( Trọng lực là gì)
Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: 
Trọng lương là lực hút của trái đất tác dụng lên vật
Trọng lượng có thể thay đổi theo vị trí đặt vật
Cả A và B đều đúng 
Cả A và B đều sai
Đáp án: D
Câu 2: Biết ( Đơn vị của trọng lực)
Có 3 đại lượng: Khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn là đơn vị của:
Khối lượng
Trọng lượng
Trọng lực
Cả B và C
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Biết được trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật)
Khi xách cặp, tay ta có cảm giác bị kéo xuống, cảm giác đó là do: 
Khối lượng của cặp
Trọng lượng của cặp
Cả khối lượng và trọng lượng của vật
Không có lí do nào trong ba lí do trên
Đáp án: B
Câu 4: VDT ( Biết được tác dụng của trong lực lên vật)
Khi bắt đầu đi xe đạp từ trên đỉnh dốc xuống, mặc dù chân không đạp mà xe vẫn có thể chuyển động được là vì:
Do xe chạy theo đà cũ
Do tác dụng của trọng lực
Do cả A và B
Cả A và B đều sai
Đáp án: B
Phần 02: TL(2 câu )
Câu 1: VDT ( Giai thích được hiện tượng dựa vào phương của trọng lực)
Tại sao người thợ xây dùng một dụng cụ là dây rọi khi xây tường?
Đáp án: Vì khi đứng yên, trọng lực tác dụng vào quả nặng cân bằng với lực kéo của dây, khi đó phương của dây rọi cùng phương trọng lực 
Câu 2: VDC (Giai thích được hiện tượng dựa vào phương và chiều của trọng lực )
Vì sao khi treo vật vào dưới lò xo, lò xo lại bị dãn? Khi nào độ dãn của lò xo không thay đổi nữa?
Đáp án: TL của vật làm lò xo dãn ra, khi lò xo bị biến dạng thì lò xo cũng tác dụng vào vật một lực kéo, lực này có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Khi lực này cân bằng với trọng lượng của vật và vật đứng yên thì độ dãn của lò xo không thay đổi nữa.
 BÀI : ÔN TẬP
Phần 01: TNKQ ( 2 câu )
Câu 1: Biết ( Đơn vị đo độ dài)
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo độ dài?
Km B. m C. cc D.mm
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Dụng cụ dùng để đo độ dài)
Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài?
A. Cân B. Thước mét C. Xilanh D. Ống nghe của bác sĩ
Đáp án: B
Câu 3: Hiểu ( Trọng lượng của một vật )
Một vật có khối lượng 3kg thì trọng lượng là:
A. 3N B. 300N C. 0,3N D. 30N
Đáp án: D
Câu 4: VDT ( Biết sử dụng thước đo thích hợp để chọn kết quả đo hợp lí)
Một bạn dùng thước có ĐCNN 1dm để đo chiều dài lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A. 5m B. 50dm C. 500cm D. 50,0 dm
Đáp án: B
Phần 02: TL (2 câu )
Câu 1: VDT ( Biết đơn vị đo trọng lực, từ đó xác định trọng lượng của một vật)
Để đo lực người ta dùng đơn vị gì? Một quả nặng có khối lượng 2kg sẽ có trọng lượng bao nhiêu?
Đáp án: N, 20N
Câu 2: VDC ( Hiểu được trọng lực là lực hút của trái đất)
Một quả nặng 50g treo vào một lò xo xoắn, quả nặng chịu tác dụng của những lực nào?
Đáp án: Lực kéo của lò xo, lực hút của trái đất
 BÀI : LỰC ĐÀN HỒI
Phần 01: TNKQ (4 câu )
Câu 1: Biết ( Lực đàn hồi là gì)
Vật có tính chất đàn hồi là vật:
Không biến dạng khi có lực tác dụng
Gian khi có lực tác dụng
Có thể trở lại hình dạng cũ khi lực ngừng tác dụng
Cả 3 câu A,B,C đều sai
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Biết được đơn vị của lực đàn hồi)
Đơn vị của lực đàn hồi là:
A. m B. N C. kg D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án: B
Câu 3: Hiểu( Nêu được ví dụ về vật có tính chất đàn hồi)
Vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?
Lò xo
Qủa bóng cao su
Dây chun
Cả 3 vật trên
Đáp án: D 
Câu 4: VDT ( So sánh được độ mạnh yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít)
Lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào:
Độ biến dạng của lò xo
Trọng lượng của vật tác dụng vào lò xo
Độ dài của lò xo
Cả ba đáp án trên
Đáp án: A
Phần 02: TL (2 câu )
Câu 1: VDT ( Biết được ví dụ về vật có tính chất đàn hồi)
Hãy kể tên một vài vật có tính chất đàn hồi tốt
Đáp án: Bóng bay, dây cung, lò xo
Câu 2: VDC ( Hiểu được vật có tính chất đàn hồi)
Vì sao đệm mút sau một thời gian dùng bị xẹp xuống so với ban đầu?
Đáp án: Đệm mút là vật có tính chất đàn hồi. Tuy nhiên, khi dùng lâu ta liên tục tác dụng lực lên đệm mất dần tính đàn hồi.
 BÀI: LỰC KẾ- PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
Phần 01: TNKQ ( 4câu)
Câu 1: Biết ( Nhận biết được dụng cụ dùng để đo lực)
Lực kế là dụng cụ dùng để:
đo khối lượng
chỉ đo trọng lượng
chỉ đo độ giãn của lò xo
đo lực
Đáp án: D
Câu 2: Biết ( Nêu được cấu tạo của lực kế)
Cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản bao gồm:
Kim chỉ thị, bảng chia độ, lò xo
Kim chỉ thị, lò xo, vỏ lực kế
Lò xo, bảng chia độ, vật nặng
Bảng chia độ, lò xo
Đáp án: A
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được cách sử dụng lực kế)
Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
Khi sử dụng lực kế cần chú ý:
GHĐ và ĐCNN của lực kế
Điều chỉnh số 0 và đặt lò xo của lực kế dọc theo phương của lực cần đo
Đặt lực kế theo phương thẳng đứng, điều chỉnh số 0
Cả A, B đều đúng
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Biết sử dụng lực kế khi đo một vật)
Một học sinh dùng lực kế đo trọng lượng của một vật nặng kết quả ghi được là 5,3N. ĐCNN của lực kế đã dùng là bao nhiêu?
A. 1,0N B. 0,5N C. 0,2N D. 0,1N
Đáp án: D
Phần 02: TL ( 2câu )
Câu 1: VDT ( Vận dụng được công thức p để xác định trong lương của một vật)
Một học sinh có khối lượng 35kg. Vậy có trọng lượng bao nhiêu niu tơn?
Đáp án: 350N
Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức p để giải thích hiện tượng trong thực tế)
Vì sao càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm còn khối lượng thì không thay đổi?
Đáp án: Trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên vật, càng lên cao lực hút của trái đất càng giảm nên trọng lượng giảm. Khối lượng chỉ lượng chất tạo nên vật. Lượng chất này không thay đổi theo độ cao nên khối lượng không thay đổi theo độ cao.
 Trường THCS Cẩm Sơn THƯ VIỆN CÂU HỎI
 Bộ môn: Vật lí Lớp 7 
 BÀI: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG
Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi:
xung quanh ta có ánh sáng
ta mở mắt
có ánh sáng truyền vào mắt ta
không có vật chắn sáng
Đáp án: C
Câu 2: Nguồn sáng là gì?
Là những vật tự phát ra ánh sáng
Là những vật sáng
Là những vật được chiếu sáng
Là những vật được nung nóng
Đáp án: A
Câu 3: Một vật như thế nào thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó ?
Vật phát ra ánh sáng
Vật phải được chiếu sáng
Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng
Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa
Đáp án: C
 BÀI: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Trong một môi trường trong suốt và .ánh sáng truyền đi theo đường .
Đáp án: đồng tính- thẳng
Câu 2: Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện. Có 4 ý kiến sau:
Đèn phát ra các chùm sáng phân kì
Đèn phát ra các chùm sáng phân hội tụ
 Đèn phát ra các chùm sáng song song
Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt người quan sát
Đáp án: A
Câu 3: Chỉ ra kết luận sai:
Ánh sáng phát ra dưới dạng các chùm sáng
Chùm sáng bao gồm các tia sáng riêng lẻ
Chùm sáng bao gồm vô số các tia sáng 
Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
Đáp án: B
 BÀI: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TT CỦA ÁNH SÁNG
Câu 1: Thế nào là vùng bóng tối?
Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới
Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào những ngày nào trong tháng?
Những ngày đầu tháng âm lịch
Những ngày cuối tháng âm lịch
Ngày trăng tròn
Bất kì ngày nào trong tháng
Đáp án: C
Câu 3: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?
Đáp án: Nguyệt thực thường xảy ra khi mặt trời , trái đất , mặt trăng gần như thẳng hàng và trái đất nằm ở giữa . Khi đó, phía được chiếu sáng của mặt trăng quay hoàn toàn về trái đất nên ở trái đất thấy trăng tròn đó là những ngày rằm. Kích thước trái đất lớn hơn mặt trăng rất nhiều nên vùng bóng tối do trái đất tạo ra khi có nguyệt thực rộng hơn. Do đó hiện tượng nguyệt thực kéo dài hơn.
 BÀI: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng ?
Tờ giấy trắng và phẳng
Mặt bàn gỗ
Miếng đồng phẳng được đánh bóng
Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?
Vuông góc với mặt phẳng gương 
Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới 
Ở phía bên phải so với tia tới 
Ở phía bên trái so với tia tới 
Đáp án: A
Câu 3: Tại sao sự tán xạ chỉ xảy ra trên mặt tờ giấy trắng , mặt tường mà không xảy ra trên mặt gương phẳng?
Đáp án: Vì mặt tờ giấy , mặt tường là các mặt không nhẵn . Khi ánh sáng gặp các mặt này sẽ bị hắt trở lại theo đủ mọi phương khác nhau gây nên sự tán xạ. Mặt gương rất nhẵn, ánh sáng chiếu tới mặt gương phản xạ theo một hướng nên không có hiện tượng tán xạ.
BÀI: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Có các nhận định sau:
Vật đó cho ảnh hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật , không hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật 
Cả 3 nhận xét trên đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Đ ặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật?
Luôn song song với vật
Luôn vuông góc với vật
Luôn cùng phương , ngược chiều với vật
Tùy vị trí của gương so với vật
Đáp án: D
Câu 3: Hai tấm gương phẳng giống hết nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào?
Hai ảnh có chiều cao như nhau
Hai ảnh giống hệt nhau
Hai ảnh có chiều cao khác nhau
Cả A, B đều đúng
Đáp án: A
 Bài : GƯƠNG CẦU LỒI
 Phần 01: TNKQ (4 câu)
Câu 1: Biết ( Đặc điểm của gương cầu lồi)
Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt..
ngoài của một phần mặt cầu
trong của một phần mặt cầu
cong
lồi
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Nắm được tính chất của gương cầu lồi)
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
Ảnh ảo, hứng được trên màn chắn
Ảnh ảo mắt không thấy được
Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
Một vật sáng
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Biết dùng gương cầu lồi để quan sát ảnh)
Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:
Nhìn vào gương
Nhìn thẳng vào vật
Ở phía trước gương
Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu vào mắt.
Đáp án: D
Câu 4: VDT ( Quan sát được ảnh qua gương cầu lồi)
Đặt một viên phấn trước một gương cầu lồi. Quan sát ảnh của nó trong gương, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng?
Ảnh lớn hơn vật
Kích thước ảnh khác kích thước vật
Viên phấn lớn hơn ảnh của nó
Ảnh viên phấn đúng bằng viên phấn
Đáp án: C
Phần 01: TL ( 2 câu)
Câu 1: VDT( Hiểu được các yếu tố của gương cầu lồi)
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Đáp án: Vị trí đặt mắt, bán kính và kích thước của gương
Câu 2: VDC ( Biết được ứng dụng của gương cầu lồi trong cuộc sống)
Nêu một vài ứng dụng trong cuộc sống.
Đáp án: Dùng làm gương phản chiếu gắn ở ô tô, xe máy, ở những đoạn đường gấp khúc.
 BÀI : GƯƠNG CẦU LÕM
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Biết được đặc điểm của gương cầu lõm)
Vật như thế nào được coi là gương cầu lõm?
Vật có dạng hình cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng
Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Nhận biết được gương cầu lõm)
Trong các vật sau, vật nào có thể coi là gương cầu lõm?
Pha đèn pin
Mặt trước của cái thìa inoc
Mặt trên của cái chảo đánh bóng
Cả ba vật đều được
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( So sánh được khoảng cách của vật và gương)
Đặt vật sáng AB ở phía trước, gần sát với gương cầu lõm, cho ảnh A’B’. So sánh kích thước của AB với A’B’:
AB > A’B’
AB < A’B’
AB = A’B’
Có thể A, hoặc B, hoặc C
Đáp án: B
Câu 4: VDT ( Biết được tác dụng của gương cầu lõm)
Chiếu một chùm tia tới song song vào một gương cầu lõm, chùm tia phản xạ là chùm gì?
Hội tụ tại một điểm
Song song
Phân kì
Có thể A, hoặc B, hoặc C
Đáp án: A
Phần 02: TL ( 2câu)
Câu 1: VDT ( Nêu được ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế)
Nêu một vài ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế mà em biết?
Đáp án: Pha đèn pin, đèn ô tô, xe máy.
Câu 2: VDC ( giải thích được ứng dụng của gương cầu lõm)
Hãy giải thích tại sao trong pha đèn pin, người ta lại dùng gương cầu lõm mà không dùng gương phẳng hoặc gương cầu lồi?
Đáp án: Pha đèn pin dùng để phản xạ ánh sáng chiếu đến từ dây tóc bóng đèn, chùm tia sáng tới là chùm phân kì. Trong ba gương chỉ có gương cầu lõm mới có khả năng biến đổi chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
 BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Biết được nguồn sáng)
Vật nào sau đây được coi là nguồn sáng?
Mặt trời
Mặt trăng
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Vật sáng là gì)
Vật nào sau đây được coi là vật sáng?
Bóng đèn đang thắp sáng
Mắt mèo lúc trời tối
Quyển vở để trên bàn vào ban ngày
Cả 3 vật trên đều là vật sáng
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( Xác định được gương phẳng)
Trong các vật sau, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?
Cánh cửa tủ gỗ lim
Mặt trong của chiếc thìa inoc nhẵn, bóng
Mặt nước trong ,phẳng lặng
Bìa quyển sách
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng)
Định luật phản xạ ánh sáng mâu thuẫn với t

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_bai_tap_Vat_li_6.doc