Thi học sinh giỏi năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử lớp 8 - Lần 1 - Trường THCS Văn Miếu

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 921Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi học sinh giỏi năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử lớp 8 - Lần 1 - Trường THCS Văn Miếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi học sinh giỏi năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử lớp 8 - Lần 1 - Trường THCS Văn Miếu
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8. Lần 1
(Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề)
Phần I: Lịch sử Việt Nam (4.0 điểm).
Câu 1: ( 2.0 điểm) 
 Trình bày nội dung và kết quả cuộc Duy Tân Minh Trị?
Câu 2: ( 2.0 điểm)
Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Phần II: Lịch sử thế giới. (6 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
Câu 2: (4.0 điểm) 
 Sau hi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8
 Năm học 2015 - 2016 
Câu 1: ( 2.0 điểm) 
Nội dung
Điểm
- Nội dung:
+ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cốngphục vụ giao thông liên lạc. 
+ Về chính trị xã hội: chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học phương Tây. 	
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng 
1.5
- Kết quả:
Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. 
0.5
Câu 2: (1.0 điểm) Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Nội dung
Điểm
- Thời Ngô – Đinh - Tiền Lê ( thế kỉ X): 
Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa có ảnh hưởng.
1.0
- Thời Lí - Trần
- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển. 
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070). 
- Thời Lê Sơ: ( Thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI)
+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn chế.
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. 
- Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:
+ Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.
+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
1.0
- Nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú.
 ( tục ngữ, ca dao. truyện thơ tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du).
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng chèocác làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây Phương, Ngọ Môn (Huế).
Phần II: Lịch sử thế giới. (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
Nội dung
Điểm
Sự phát triển của kinh tế Mĩ:
- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới 
1.0
+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%. 
+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ lượng vàng thế giới. 
- Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
1.0
 Khách quan:
- Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú. 
- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ. 
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị chiến tranh tàn phá.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.
Chủ quan
- Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật.
- Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao.
- Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất.
- Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan.
Câu 2: (4 điểm) 
 Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Nội dung
Điểm
 - Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.
1.0
- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
1.0
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. 
1.0
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh
1.0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe lich su 8 LAN 1.doc