Kế hoạch dạy học tuần 1 Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Cương

doc 16 trang Người đăng dothuong Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học tuần 1 Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học tuần 1 Tiếng việt lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Cương
Tuần 1
Tiết 1: Chào cờ
 Thứ hai ngày 13 tháng 8 năm 2012
Tiết 2: tập đọc
Thư gửi các học sinh
I- Mục đích, yêu cầu :
1.Đọc trôi chảy bức thư; đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn bài.
 - Biết đọc bức thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng.
2.Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.
 - Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào hs Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
*Học thuộc lòng một đoạn thư.
II- Đồ dùng dạy học :Tranh SGK.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
A. Mở đầu:
 Gv giới thiệu năm chủ điểm của sách Tiếng Việt 5, tập 1 những chủ điểm có nội dung xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và toàn thể loài người:yêu Tổ quốc(Việt Nam –Tổ quốc em); bảo vệ hoà bình,vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc(Cánh chim hoà bình); chung sống với thiên nhiên chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên nhiên);bảo vệ môi trường (giữ lấy màu xanh); chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu(Vì hạnh phúc con người)
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
- Chủ điểm mở đầu "Việt Nam Tổ quốc em”.
- Cho HS qs các hình ảnh minh họa chủ điểm
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
- Đọc toàn bài.
- GV chia đoạn và y/c nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
Có thể chia bài làm ba đoạn như sau:
Đoạn 1:Từ đầu->Vậy các em nghĩ sao?
Đoạn 2:Tiếp đến công học tập của các em
Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng tin tưởng.
b)Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc .
+Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? 
+Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ đã nói trong thư là gì? 
+ Sau Cách mạng Tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ Học sinh có trách nhiệm vẻ vang như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? 
-> GV chốt phần tìm hiểu bài
+ Nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm và thi học thuộc.
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
- HD đọc diễn cảm từng đoạn
- Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu,đoạn văn cần luyện đọc.
 Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,/ ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,/ làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.//.... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,/ ....chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.//
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 1 đoạn
- GV hướng dẫn hs học thuộc lòng đoạn thư
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung chính của bài?
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL đoạn thư đã nêu;CB bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa..
- GV nhận xét tiết học,biểu dương hs học tốt.
- HS xem sgk và hs tự nêu các chủ điểm
- 1,2 hs khá giỏi nói về những hình ảnh của chủ điểm đó.
- 1 HS khá đọc toàn bài
- HS nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài:
 + L1: Đọc + đọc từ khó( nô lệ, giời..
 + L2: Đọc + giải nghĩa từ đã chú giải trong sgk
 + L3: Đọc trơn
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH...và từ ngày khai tường này các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
- ...Thắng lợi của cuộc CM T8 đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành lại độc lập cho tổ quốc, tự do cho nhân dân.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS phải cố gắng siêng học, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn...
Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào hs Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
- HS nghe và phát hiện ra giọng đọc chung toàn bài
- hs nêu cách đọc diễn cảm.
+ 2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
+ Từng cặp 2 hs nối nhau đọc cả bài. 
- HS thi đọc diễn cảm và thuộc lòng đoạn thư - lớp nhận xét - GV đánh giá, cho điểm.
- 1 - 2 HS nêu nội dung của bài.
Tiết 3 
 Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
I- Mục đích, yêu cầu 
1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
II- Đồ dùng dạy học :
 Phấn màu , bảng nhóm , bút dạ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Giới thiệu bài:
Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.Từ đó biết vận dụng những hiễu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa.
2. Phần nhận xét:
Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau. 
 (a) xây dựng – kiến thiết
(b) vàng hoe – vàng lịm – vàng
- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn (a), sau đó trong đoạn thơ (b)
- GV chốt lại sau bài tập: Ba từ trên đều chỉ màu vàng nhưng mức độ màu sắc khác nhau. Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa
Bài 2:Thử thay các từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét Trong trường hợp nào các từ ấy thay thế được cho nhau? Trong trường hợp nào chúng không thay thế được cho nhau?
GV chốt lại: (a) Từ xây dựng và từ kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của từ ấy giống nhau hoàn toàn.
(b) Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể đổi vị trí cho nhau được vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Ba từ trên đều chỉ màu vàng nhưng mức độ màu sắc khác nhau. Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn và có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
3.Phần Ghi nhớ
 (SGK tr 8)
4.Phần Luyện tập
Bài tập 1: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa 
- GV chốt lại: nhóm từ đồng nghĩa là : 
+ xây dựng – kiến thiết
+ trông mong – chờ đợi
Bài tập 2:Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.
- GV gọi HS đọc lại các từ vừa tìm
* Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xin đẹp, xinh tươi, mĩ lệ
* To lớn: to đùng, to tướng, to con, to kềnh, to xù, to xụ, vĩ đại, khổng lồ
* Học tập: học, học hành, học hỏi, học đòi, học lỏm, học mót, học vẹt, học việc
Bài tập 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa
 - Y/c hs làm việc các nhân. VD:
* Em bắt được chú cua càng to kềnh và một con cóc to xù.
* Chúng em ra sức học hành, chịu học hỏi những điều hay từ bạn bè.
* Chúng em chờ đợi mẹ về, trông ngóng mãi vẫn không thấy mẹ đâu .
 4. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung cần ghi nhớ?
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ viết lại vào vở các từ đồng nghĩa đã tìm được- bài tập 2 (phần Luyện tập).
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS nói rõ các từ in đậm trong đoạn văn (a) là những từ nào, trong đoạn thơ (b) là những từ nào.
- Thảo luận nhóm so sánh nghĩa của các từ in đậm
a)+ Xây dựng: làm cho hình thành 1 tổ chức hay 1 chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế văn hóa theo phương hướng nhất định.
 + Kiến thiết: xây dựng theo 1 quy mô lớn
b)+Vàng xuộm: màu vàng đậm và đều khắp 
 + vàng hoe: có màu vàng nhạt, tươi và ánh lên 
 + vàng lịm: màu vàng đậm , trông rất hấp dẫn. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm việc cá nhân: các em thử thay những từ in đậm để rút ra nhận xét: Trong trường hợp nào các từ ấy thay thế được cho nhau? Trong trường hợp nào chúng không thay thế được cho nhau?
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến , lớp bổ sung, 
- Học sinh lấy ví dụ
- 2,3 hs đọc nội dung cần ghi nhớ trong sgk. Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- Lớp làm vở, vài HS làm bảng nhóm.
- Cả lớp nhận xét bài 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu). Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo cặp tìm từ đồng nghĩa .
- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng.
- Lớp góp ý kiến bổ sung cho nhau, làm phong phú các từ đồng nghĩa đã tìm được.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc
- Nêu yêu cầu của bài tập . 
Chú ý: mỗi em phải đặt một câu có chứa đồng thời một cặp từ đồng nghĩa (hoặc 2 câu có chứa một cặp từ đồng nghĩa).
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở.
- HS nhận xét phần đặt câu của bạn.
 Thứ tư, ngày 13 tháng 8 năm 2008
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 2: Rèn luyện từ và câu
Tiết 3: Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa 
I- Mục đích, yêu cầu :
1.Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh khác nhau của cảnh, vật.
2.Hiểu các từ ngữ trong bài, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa dùng trong bài.
 - Hiểu nội dung chính của bài : Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.
II- Đồ dùng dạy học :
 Tranh SGK ,phấn màu.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn thư đã xác định trong “Thư gửi các học sinh ” của Bác Hồ;trả lời câu hỏi về nội dung thư.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích tiết học , ghi bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc bài văn
- GV chia đoạn và y/c HS đọc nối tiếp
 + Đoạn 1: Từ đầu đến “Nắng nhạt ngả màu vàng hoe”.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến “Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo”.
 + Đoạn 3: Tiếp theo đến “Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói”.
 + Đoạn 4: Còn lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng đọc chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh , vật.
b)Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1:từ đầu->đầm ấm lạ lùng.
- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn, nêu tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?
- Phân tích cách dùng 1 từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ gợi cảm ?
*Đoạn 2: còn lại
- Những chi tiết nào trong bài viết nói về thời tiết của làng quê ngày mùa ?
- Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp? 
- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương?
GV chốt phần tìm hiểu bài: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ rất gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp thật đặc sắc và sống động. Qua bài văn, ta thấy tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.
- Nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài văn (giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật)
- Luyện đọc bảng phụ: "Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại.// Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. // ...Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.//
- GV hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn- GV đánh giá, ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn .- Chuẩn bị bài : Nghìn năm văn hiến
- GV nhận xét tiết học. 
- 2,3 hs đọc thuộc đoạn văn và lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung thư.
- HS và GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- HS ghi vở.
- Lớp theo dõi bạn đọc
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn (1 HS đầu bàn hoặc đầu dãy đọc đoạn đầu, các em sau tự động tiếp nối nhau đọc các đoạn sau)- sao cho bài văn được đọc đi, đọc lại 2, 3 lượt - HS khác nhận xét.
-Lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó: HS nêu từ khó đọc, GV ghi bảng, vài HS đọc .( lắc lư, vàng xuộm, vàng lịm, tàu lá,..)
-Lần 2 kết hợp tìm hiểu nghĩa từ phần chú giải
- lúa - vàng xuộm nắng - vàng hoe
 Xoan- vàng lịm tàu lá chuối - vàng ối....
(Sau đây là một số gợi ý nghĩa của các từ chỉ màu vàng được dùng trong bài văn:
- lúa – vàng xuộm -> màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín.
- nắng - vàng hoe -> màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Nắng vàng hoe (nắng giữa mùa đông) là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.
- xoan – vàng lịm -> màu vàng của quả chín, ngọt lịm....)
- Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào đông...ngày không nắng, không mưa.
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã...
- HS nối tiếp trả lời theo ý hiểu
- Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.
- 1 HS đọc toàn bài- lớp nhận xét
- Luyện đọc từng đoạn
- Luyện đọc diễn cảm từng đoạn
- Nhiều HS đọc diễn cảm đoạn văn bên , lớp nhận xét.
Tiết 4
 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
2. Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn,từ đó biết cân nhắc,lựa chọn từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể.
II- Đồ dùng dạy học :
 - Bút dạ , bảng nhóm, phấn màu.
 - Từ điển 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Làm bài tập 2 phần luyện tập tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học , ghi tên bài.
2 . Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, trắng, đỏ, đen. 
- Y/c hs làm việc theo nhóm
- GV chốt lại: 
+ Các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh:
 xanh biếc , xanh lè, xanh lét, xanh mét , xanh tươi, xanh sẫm, xanh đậm, xanh thẫm 
+ Các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ: 
đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ cờ,đo đỏ,
+ Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng: 
trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau, trăng trắng ,
Các từ đồng nghĩa chỉ màu đen: 
đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen thủi đen thui, đen trũi, đen bạc
Bài 2: 
Đặt câu
- Y/c hs làm việc cá nhân
Bài 3: 
Bạn Hương chép theo trí nhớ một đoạn văn miêu tả của nhà văn Nguyễn Phan Hách nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn dùng từ nào, đành để trong ngoặc đơn. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng nhất.
=> GV chốt lại lời giải đúng:
 điên cuồng, tung lên; nhô lên, sáng rực, gầm vang, lao vút, chọc thủng; hối hả.
3.Củng cố, dặn dò
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho VD?
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập 3.
GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- 3 HS lên bảng, lớp làm vở nháp.
- Lớp ghi vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại.
- Hs các nhóm tra từ điển , trao đổi, cử 1 thư kí viết nhanh lên giấy từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho.
 - Đại diện các nhóm dán kết quả bài tập lên bảng lớp, trình bày kết quả làm việc của nhóm 
- Lớp nhận xét bài nhóm bạn , có bổ sung ý kiến.
-1 HS đọc yêu cầu của bài , cả lớp đọc thầm
- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng.
- Nhận xét bài bạn , HS nối tiếp nhau đặt câu.VD:
- Vườn cải nhà em lên xanh mướt.
- Em gái tôi từ trong bếp đi ra, hai má đỏ lựng vì nóng.
- Búp hoa lan trắng ngần.
- Cậu bé da đen trũi vì phơi nắng gió ngoài đồng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài , cả lớp đọc thầm
- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng (các em gạch những từ sai giữ lại những từ đúng ).
- Lớp nhận xét bài bạn .
- 1,2 hs đọc lại bài làm có lời giải đúng.
 Thứ ba, ngày 14 tháng 8 năm 2012
Tiết 1
 Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I- Mục đích, yêu cầu :
 - Nắm được cấu tạo ba phần của 1 bài văn tả cảnh.
 - Biết phân tích cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh cụ thể .
II- Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ viết sẵn:
 - Nội dung phần ghi nhớ.
 - Cấu tạo của bài Nắng trưa đã được phân tích.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1.Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi đầu bài lên bảng
2.Phần nhận xét :
Bài 1: Đọc và phân đoạn bài văn dưới đây. Xác định nội dung của từng đoạn
- GV cùng hs giải nghĩa từ: Hoàng hôn, màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
- Y/c hs làm việc theo nhóm 
- GV chốt lại. Bài văn có 3 phần:
Mở bài(từ đầu đến rất yên tĩnh này): Đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn.
Thân bài có hai đoạn:
 Đoạn 1: (Mùa thu ->hai hàng cây): Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
 Đoạn 2:(còn lại): Hoạt động của con người bên bờ sông,trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
Kết bài(câu cuối): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
Bài 2: Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì giống và có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em mới học.
- Y/ c hs đọc lại bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và thảo luận theo nhóm bàn để hoàn thành bài tập
- GV chốt lại:
+Sự giống nhau: 
Đều giới thiệu bao quát cảnh định tả rồi đi vào tả cụ thể từng cảnh để minh hoạ cho nhận xét chung.
+Sự khác nhau:
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh.
=> Từ hai bài trên hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
3.Phần ghi nhớ: ( SGK, trang 13)
4.Phần luyện tập:
Bài tập : Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa
- Y/c 1 hs đọc to bài văn Nắng trưa sau đó làm việc theo nhóm bàn
- Gọi hs trình bày - GV chốt lại:
+Mở bài (câu văn đầu):Nhận xét chung về nắng trưa.
+Thân bài:Tả cảnh nắng trưa.Phần này bao gồm:
Đoạn 1(Buổi trưa trong nhà -> bốc lên mãi):Cảnh nắng trưa dữ dội .
Đoạn 2 (Tiếng gì xa vắng-> hai mí mắt khép lại): Nắng ttrưa trong tiếng võng và câu hát ru em.
Đoạn 3 (Con gà nào -> bóng duối cũng lặng im):Muôn vật trong nắng.
Đoạn 4(ấy thế mà ->cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.(Cách tả này làm nổi bật hình ảnh người mẹ lam làm, chịu thương chịu khó.)
+Kết bài(câu cuối)- kết bài mở rộng:lời cảm thán”Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi”
5. Củng cố, dặn dò .
- 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ .
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương hs học tốt.
-1HS đọc yêu cầu của bài tập 1, cả lớp đọc thầm .
- Các nhóm đọc thầm, đọc lướt lại bài văn sau đó thảo luận phân đoạn bài văn, xác định nội dung từng đoạn.(2 nhóm ghi vào bảng phụ)
- Nhóm làm bảng lên trình bày - 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
-1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Chú ý yêu cầu của bài: Nhận xét về thứ tự của việc miêu tả.
- Cả lớp đọc thầm ,đọc lướt thật nhanh bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- HS trao đổi từng cặp để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến , nhóm khác bổ sung.
- Hs rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ hai bài văn trên.
- Vài HS đọc nội dung ghi nhớ 
-1 hs đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi từng cặp để phân tích cấu tạo bài văn.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến , nhóm khác bổ sung ( nếu còn thời gian HS làm vở không còn có thể chuyển buổi chiều).
- 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn Nắng trưa
 Thứ năm, ngày 15 tháng 8 năm 2012
Tiết 1
 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, hs hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong 1 bài văn tả cảnh.
2.Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
II- Đồ dùng dạy học :
- Những ghi chép kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày
- Phấn màu , bảng nhóm, bút dạ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV trước(Cấu tạo của bài văn tả cảnh)
- Phân tích lại cấu tạo của bài Nắng trưa.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu, ghi bảng
2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: Đọc đoạn văn “ Buổi sớm trên cánh đồng"
- GV y/c làm việc nhóm.(Để tiết kiệm thời gian, Gv có thể mỗi nhóm chỉ thực hiện 1 phần yêu cầu. VD: Mỗi nhóm chỉ thực hiện 1 yêu cầu(a hoặc b,c,d - Nhóm giỏi có thể thực hiện nhiều yêu cầu hơn).
- Gọi các nhóm trình bày:
 + Tìm trong đoạn trích những sự vật được tác giả tả trong buổi sớm mùa thu ?
 + Chỉ rõ tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả ?
 + Tìm chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế ?
=> Gv nhấn mạnh về nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh rất đặc sắc của tá

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TV_5.doc