Tài liệu tập huấn tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1353Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu tập huấn tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tập huấn tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1
Tài liệu tập huấn tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1
A. Những vấn đề chung
B. Chọn văn bản đọc hiểu
C. Thiết kế câu hỏi đọc hiểu
 A. Những vấn đề chung
1. Mục tiêu
1. Nhận thức được vai trò của môn Tiếng Việt và sự ưu tiên hợp lí đối với nó trong chương trình Tiểu học.
2. Nắm được các giải pháp chính để cải thiện chất lượng dạy và học Tiếng Việt hiện nay ở vùng khó khăn.
3. Nắm được hạn chế cơ bản của học sinh Dân tộc thiểu số về kĩ năng đọc.
II. Nội dung chính
1. Vai trò của Tiếng Việt ở Tiểu học
2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt
3. Khó khăn về Đọc của học sinh dân tộc
III. THÔNG TIN CƠ BAN
1. Chương trình tiếng Việt lớp 1 nói riêng, cấp Tiểu học nói chung là chương trình chung cho cả nước nhằm thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng. Sách giáo khoa tiếng Việt đựơc biên soạn cho đối tượng học sinh học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ, tức dành cho học sinh đã biết nghe, nói tiếng Việt trước khi đến trường. Chính vì thế, nhìn từ góc độ học sinh dân tộc học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai, thì một số nội dung, yêu cầu trong sách chưa thật gần gũi và phù hợp với nhận thức cũng như kinh nghiệm sống của học sinh dân tộc. Có một số yêu cầu, bài tập các em khó đạt được ngay trong từng bài học. 
2. Thực tế nêu trên nếu không có những biện phấp khắc phục kịp thời và hữu hiệu sẽ dẫn đến việc:
- Hết lớp 1học sinh không đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn học (tức chưa biết đọc, biết viết).
- Hạn chế kết quả học tập các môn khác.
- Tình trạng quá tải trong dạy học hầu hết cá môn học.
- Hiện tượng ngồi nhầm lớp.
- Nguyên nhân dẫn đến bỏ học.
- Không thể có khả năng tự học.
Chính vì thế, GV dạy lớp 1 cho học sinh dân tộc cần có những giải pháp linh hoạt về phương pháp cũng như nội dung để học sinh lớp đạt được mục tiêu biết đọc, biết viết.
3. Khả năng Đọc yếu của học sinh thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- HS dân tộc ra lớp chưa biết nói tiếng Việt.
- Môi trường giao tiếp tiếng Việt hạn chế (không có sách báo, không có bạn bè, không có môi trường cộng đồng Việt để giao tiếp)
- GV không có biện pháp cụ thể để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học, tăng thời lượng dạy học để giúp HS biết đọc, biết viết ngay từ lớp 1.
- Một số GV hiểu khái niệm “đọc” và “ biết đọc” chưa đầy đủ.
III. Hoạt động cơ bản
 Thảo luận nhóm và thực hành:
1. Khả năng tiếng Việt ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh địa phương anh/chị như thế nào?
2. Những nguyên nhân hạn chế kĩ năng Đọc của học sinh dân tộc?
3. Giải pháp của anh/ chị nhằm tăng cường kĩ năng đọc cho học sinh?
 B. Thiết kế câu hỏi đọc hiểu 
I. Câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan
Mục tiêu
Phân biệt được câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan
ưu nhược điểm chính của trắc nghiệm khách quan
Một số quy tắc kĩ thuật cho soạn đề trắc nghiệm khách quan.
Thông tin cơ bản
Phân biệt câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan.
1.Trắc nghiệm khách quan là phương tiện nhằm hướng tới khách quan hoá việc đánh giá kết quả học tập của học sinh: kết quả thu được không còn phụ thuộc nhiều vào chủ quan người đánh giá.
2. Tự luận và các trắc nghiệm có kết thúc mở là các hình thức đánh giá phần nào mang yếu tố chủ quan của người đánh giá.
3.Trắc nghiệm trả lời ngắn, nếu khi soạn có chiến lược, thiết kế đúng và khoa học, trong một chừng mực nhất định, có thể đem lại hiệu quả khách quan cho việc kiểm tra và đánh giá. Chúng được gọi là các trắc nghiệm bán khách quan.
 2. ưu điểm của trắc nghiệm khách quan:
1. Phạm vi quét kiến thức rộng hơn nhiều so với trắc nghiệm tự luận
2. Đánh giá chi tiết hơn khả năng nhận thức của từng học sinh
3. Dễ cho điểm, khách quan hoá việc đánh giá.
4.Thích hợp cho việc kiểm tra trên diện rộng.
5. Tự động hoá việc chấm điểm.
Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan:
1. Không tự soạn câu trả lời nên không đánh giá được kĩ năng viết của học sinh.
2. Để tạo tình huống, trắc nghiệm khách quan thường đưa ra số câu trả lời sai gấp 3 đến 4 lần các câu trả lời đúng. Những câu trả lời sai lại có vẻ ngoài hợp lí, bởi vậy đã vô tình tạo môi trường học thông tin sai lạc, đây là nguyên tắc phản giáo dục đối với học sinh.
3. Bộ câu hỏi dễ bị rời rạc, không bao quát, thường không quan tâm đúng mức đến các kĩ năng phân tích và tổng hợp.
4. Khuyến khích học sinh tự đoán mò, nhất là loại câu hỏi đúng/sai.
Các kiểu dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
Đúng/ sai
Đa lựa chọn
Tương ứng cặp
Điền (bán khách quan)
Trả lời ngắn (bán khách quan)
3.Các hoạt động
Học viên trao đổi nhóm và thực hành
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 - Mỗi nhóm chọn một văn bản đọc cho học sinh lớp 1. 
 - Soạn câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tìm hiểu nội dung đoạn văn.
Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi
 - Nêu lên sự khác nhau cơ bản giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
 - Khi nào nên soạn câu hỏi tự luận? 
 - Khi nào nên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan?
II. Quy tắc soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.Mục tiêu
1. Nắm được cấu tạo của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
2. Nắm được một số quy tắc kĩ thuật cho soạn đề trắc nghiệm khách quan.
2.Thông tin cơ bản
1. Trắc nghiệm khách quan là một cấu trúc gồm 2 thành tố: 
 - Câu hỏi và câu trả lời.
 + Câu hỏi gồm có lệnh và thân câu hỏi. 
 + Câu trả lời gồm có: câu trả lời đúng và câu trả lời nhiễu.
2. Một hệ câu hỏi trắc nghiệm khách quan được gọi là tốt nếu thoả mãn các tiêu chuẩn về nội dung và hình thức sau đây:
Về mặt nội dung: đối với các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng theo chương trình, bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải đảm bảo:
Tầm quét rộng: phủ khắp các khu vực kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá.
Độ tinh tế: bắt buộc học sinh phải chú ý đến chi tiết và biết cụ thể hoá kiến thức và kĩ năng đã được học tập.
Tính cần yếu: Bộ câu hỏi phải có tính hệ thống và phân bố có tỉ trọng hợp lí nhằm nhấn mạnh được các kiến thức, kĩ năng trọng tâm, cần yếu trong một giai đoạn học tập nhất định của HS.
Đảm bảo vừa sức: Luôn bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, điều kiện học tập và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
Dễ nhân mẫu: Thuận lợi cho áp dụng đại trà và chấm. điểm theo tự động hoá.
Về mặt hình thức: Kĩ thuật soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải đảm bảo các quy tắc sau đây:
Đối với câu hỏi:
Câu hỏi không lặp lại nguyên văn những điều đã có trong bài học.
Thân câu hỏi không chứa từ phủ định.
Câu hỏi không làm rối trí học sinh.
Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ vấn đề cần hỏi.
Phân thân chứa được càng nhiều yếu tố hỏi càng tốt. Đoạn lặp lại nếu có ở phần trả lời phải đưa vào phần thân.
Không dùng các câu hỏi móc xích : trả lời đúng ở câu trước mới đến được câu tiếp theo.
Đối với câu trả lời:
Câu trả lời cần có cấu trúc và độ dài như nhau. Không biến độ dài, ngắn của câu trả lời thành gợi ý cho học sinh chọn câu trả lời đúng.
Một câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời nhiễu phải có vẻ hợp lí và có liên quan đến nội dung câu hỏi đề cập.
Trong câu hỏi không được đưa một yếu tố nào có thể trở thành tín hiệu manh mối dẫn đến câu trả lời đúng.
Câu trả lời đúng được đặt ngẫu nhiên trong dãy các câu trả lời.
Hạn chế dùng những câu trả lời dạng: không có câu trả lời nào đúng hoặc tất cả những điều trên đều đúng.
Không dùng các từ ngữ không bao giờ hoặc luôn luôn trong câu trả lời nhiễu.
Không dùng các thế đồng nghĩa hoặc trái nghĩa trong dãy câu trả lời.
3. Các hoạt động 
Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi
Phân tích các thành tố của một câu hỏi trắc nghiệm khách quan
 Tìm từ đồng nghĩa với vị thành niên?T
Phụ nữ
Thiếu niên
Thanh niên
Bô lão
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Thử soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho đoạn văn sau:
 Cô giáo Chim Khách rất khéo tay, cô dạy làm tổ rất giỏi. Các loài chim đều rất quý mến cô. Chim Chích choè và chim sẻ được mẹ đưa đến cô giáo để học cách làm tổ. Biết tin, Chim Tu Hú mẹ cũng đưa con đến xin học. Các chim mẹ đều dặn con phải chăm chỉ học cho thật giỏi và nghe lời cô giáo.
 Ngày xưa, có cậu bé tí hon chỉ bé bằng ngón tay cái. Nàh tí hon nghèo lắm. Thương bố mẹ vất vả, Tí Hon xin đi chăn trâu chăn trâu ở đồng xa. Tí Hon gặp ba cô tiên trong một bông hoa hồng. Thấy Tí Hon là đứa trẻ ngoan, ba cô tiên hoá phép tặng cho gia đình Tí Hon một ngôi nhà mới, một cánh đồng lúa chín vàng và rất nhiều quần áo đẹp.
 Hôm nay, gia đình Thỏ dọn đến nhà mới. Bố mẹ Thỏ đã chuyển được nhiều đồ đạc, chỉ còn lại một cáI bàn, hai cía ghế và cáI giỏ khâu của mẹ. Năm anh em Thỏ bàn nhau chuyển nốt đồ đạc đến nhà mới giúp bố mẹ. Anh Thỏ Khoang lowns nhất phân công cho các em. Thỏ Khoang và Thỏ Nâu khoẻ nhất thì khiêng bàn, Thỏ Xám và Thỏ Đen mỗi người mang một chiếc ghế. Em Thỏ Trắng bé nhất nhà mang chiếc giỏ khâu của mẹ.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Soạn câu hỏi tự luận cho các đoạn văn sau:
 Trước đây, chữ Tuấn xấu, Tuấn rất sợ môn chính tả. Nhưng rồi cả mẹ và cô giáo đều nói rằng ai cũng có thể viết đẹp nếu biết cố gắng. Vì vậy, hàng ngày, Tuấn rất chăm chỉ tập viết. Lúc đầu, Tuấn vẫn còn viết chưa đẹp và mắc nhiều lỗi. Nhưng em không nản chí. Càng ngày em càng tiến bộ. Chữ em bây giờ đều đặn, thẳng hàng avf rất đẹp. Bài chính tả của em luôn được điểm cao. Đúng là có chí thì nên.
 Lớp Minh có một bạn học sinh mới chuyển đến. Tên bạn là Nam, bạn là học sinh khuyết tật, lưng bạn bị gù. Khi cô giáo chủ nhiệm giới thiệu bạn Nam, nhiều bạn trong lớp ùa lên cười vì cái lưng của bạn ấy. Có bạn còn bắt chước dáng đi của Nam, trêu chọc ,làm bạn mặc cảm, tự ti. Nhìn Nam như vậy, Minh thấy thương bạn vô cùng. ở trên lớp, Minh luôn dành thời gian trò chuyện, ôn bài cùng nam. Minh còn giúp các bạn trong lớp hiểu và không trêu chọc nam nữa.
 Món quà mừng sinh nhật Ngày mai thêm tuổi mới
 Giản dị, chiếc khăn quàng Chiếc khăn theo đến trường
 Thơm lừng tình bè bạn Nghe lòng thêm ấm lại
 Ôi cảm động vô vàn! Cho tuổi hồng ngát hương.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
 Nêu các tiêu chuẩn nội dung của bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Hoạt động 5: 
Nêu các tiêu chuẩn hình thức của bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Hoạt động 6: 
Phân tích bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà bạn hay trường bạn đã làm. Dựa vào hệ quy tắc và tiêu chuẩn trong phần Thông tin để phân tích xem chúng đã thực sự tốt chưa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu tap huan Da Nang.doc