Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 6 đến 8 - Năm học 2016-2017

doc 57 trang Người đăng dothuong Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 6 đến 8 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 6 đến 8 - Năm học 2016-2017
TUẦN 6
Ngày soạn:7/10 /2016 Ngày dạy: Thứ 2/10/10/2016
Tiết 1: Chào cờ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
 .................................................................
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
ÂM /KH / (Tr. 38 - 39)
..............................................................
Tiết 4: Toán: Bài 21
SỐ 10 (Tr. 36)
I. Mục tiêu:
- Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10; đọc, đếm được từ 0 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
- HS làm được các bài tập 1, 4, 5 trong SGK.
- GD HS ham học toán, tính chính xác trong toán, biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng toán 1, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết số thích hợp vào ô trống.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài
b. Nội dung.
Bước 1. Lập số và hình thành số 10.
- Hướng dẫn học sinh lấy 9 hình vuông rồi lấy thêm 1 hình vuông nữa, 
+ Có tất cả là bao nhiêu hình vuông?
- 9 hình vuông thêm 1 hình vuông là 10 hình.
- Giáo viên nêu cho học sinh nhắc lại.
+ Các bạn đang chơi trò chơi gì?
+ Có bao nhiêu bạn đang chơi làm rắn?
+ Có mấy bạn làm thầy thuốc?
+ Có tất cả bao nhiêu bạn cùng chơi?
- Cho học sinh nhắc lại "9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn"
+ Kết luận: 10 hình vuông, 10 bạn, đều có số lượng là 10.
Bước 2. Giới thiệu cách ghi số 10.
- GV giơ tấm thẻ có số 10 vào giới thiệu chữ số 10 được viết bằng chữ số 1 và số 0.
- GV viết số 10 lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn học sinh cách viết.
10.
- Cho học sinh viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chỉ số 10 cho học sinh đọc.
Bước 3. Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Số 10 đứng sau số nào?
+ Trong dãy số từ 0 đến 10, số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
- Trong dãy số chúng ta lại học và bổ sung thêm số 10. Đó cũng là nội dung bài học ngày hôm nay.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
* Thực hành:
Bài 1:Viết số 10(Tr. 36): 
- Cho HS viết số 10 vào vở.
- GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống. (Tr. 37): 
- Trò chơi Tiếp sức 
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Cho học sinh thực hiện vào bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất ( theo mẫu )(Tr. 37): 
 - Gọi học sinh lên bảng khoanh.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - Liên hệ:
- Gọi học sinh lên bảng đếm từ 0 đến 10, và đếm ngược từ 10 đến 0.
- GV nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Hôm nay các em học về số 10.
- Về nhà viết số 10 và đọc thứ tự từ 0 đến 10.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
13’
 5’
 7’
5’
 3’
2’
- Học sinh lên bảng viết số thích hợp vào ô trống.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
9
8
7
6
5
4
3
2
1
- Học sinh lấy hình vuông trong bộ đồ dùng toán 1 thực hành theo giáo viên.
- Có tất cả 10 hình vuông.
- CN - N - ĐT
- Trò chơi rồng rắn lên mây.
- Có 9 bạn làm rắn.
- Có 1 bạn làm thầy thuốc.
- Có tất cả 10 bạn.
- Học sinh nhắc CN - N – ĐT.
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con.
- HS đọc CN – ĐT.
- 10 đứng liền sau số 9
- Học sinh đếm xuôi, đếm ngược
- Trong dãy số từ 0 đến 10, số 10 lớn nhất, số 0 nhỏ nhất.
- HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh viết số 10 vào vở.
- Các nhóm nối tiếp nhau lên điền số, nhóm nào đúng mà nhanh hơn nhóm đó thắng cuộc.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
 - HS thực hiện.
- 2 học sinh lên khoanh.
a. 4, 2, 7.
b. 8, 10, 9.
c. 6, 3, 5.
- HS đếm.
- HS chú ý lắng nghe.
................................................................
Tiết 5: Đạo đức: Bài 6
GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (tiết 2)(Tr. 11)
I. Mục tiêu:
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 - Thực hiện và giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
- GD HS yêu quý giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của mình.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên: Phần thưởng cho học sinh đạt giải cuộc thi Sách vở ai đẹp nhất
- Bài hát: Sách bút thân yêu ơi nhạc và lời Bùi Đình Thảo.
- Học sinh: SGK , vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Em đã giữ gìn sách vở , đồ dùng
 học tập của mình như thế nào?
- Giáo viên nhận xét .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
b. Giảng bài:	
* Hoạt động 1: Thi sách vở ai đẹp nhất.
- Mục tiêu: Bình chọn và tuyên dương ra bạn biết cách giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
- Cách tiến hành.
- Giáo viên công bố cuộc thi và thành phần của ban giám khảo.
Thi 2 vòng: - Vòng 1 thi ở tổ.
 - Vòng 2 thi ở lớp.
- Giáo viên đưa ra tiêu chuẩn thi:
- Có đủ sách vở và đồ dung học tập theo quy định.
- Sách vở không bị bẩn, quăn mép xộc xệch.
- Khuyến khích học sinh phải bọc sách để giữ gìn sách vở.
- Đồ dùng học tập luôn sạch sẽ, không bị giây bẩn.
- GV: Cho học sinh tiến hành thi vòng 2.
- BGK chấm và công bố kết quả thi của các bạn trong nhóm, trong lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Kết luận: Cần phải biết giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập, giúp các em học tập được tốt hơn.
* Hoạt động 2: Hát bài hát: Sách bút thân yêu 
- Mục tiêu: Học sinh học thuộc bài hát.
- Cách tiến hành.
 Giáo viên dạy cho cả lớp hát bài hát.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Kết luận: Cần phải giữ gìn sách vở học tập để các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
* Hoạt động 3: Đọc câu thơ cuối bài .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài.
 Muốn cho sách vở đẹp lâu.
 Đồ dùng bền mãi, nhớ câu giữ gìn.
4. Củng cố - Liên hệ:
+ Tại sao các em phải giữ gìn đồ dùng học tập và sách vở?
- Liên hệ: Gọi 2 học sinh vừa đạt danh hiệu vở sạch, chữ đẹp của lớp lên nói về việc bảo vệ và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của mình?
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Các em biết trẻ em có quyền được học hành. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
- Về nhà học lại sách và mua bổ sung thêm những đồ dùng học tập.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
15’
7’
7’
3’
2’
- Học sinh trả lời 2 - 3 em.
- HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh cả lớp cùng xếp sách, vở đồ dùng lên trên bàn và đồ dùng học tập của mình thi trước tổ và trước lớp.
- Cả lớp hát bài Sách bút thân yêu
- Học sinh đọc câu thơ. 
- Cần phải giữ gìn sách vở học tập để các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
- Học sinh nói theo ý hiểu.
- Lắng nghe.
Ngày soạn:8/10/2016 Ngày giảng: Thứ 3/11/10/2016
Tiết 1: Toán: Bài 22
LUYỆN TẬP (Tr. 39)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, cấu tạo của số 10.
- Rèn kĩ năng đọc, viết và so sánh các số trong phạm vi 10 cho HS.
- GD HS yêu thích môn học, tính chính xác, biết vận dụng vào cuộc sống hàn ngày..
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng toán 1, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài mới:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp thực hiện vào bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
Bài 1: Nối ( theo mẫu ) (Tr. 38): 
- Hoạt động nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận nhóm và điền số thích hợp vào các nhóm đồ vật.
- Gọi các nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
- Mỗi nhóm đồ vật đều có số lượng tương ứng với một số.
Bài 3: Có mấy hình tam giác? 
(Tr. 39): 
- Gọi 2- 3 em trả lời, dưới lớp điền vào ô trống.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
Bài 4: Điền dấu , = ( Tr. 39) :
 - Gọi học sinh lên bảng điền, dưới lớp thực hiện vào bảng con.
a. Điền dấu , =
b. Các số bé hơn 10 là?
c. Trong các số từ 0 đến 10: Số bé nhất là? Số lớn nhất là?
- GV nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố - Liên hệ:
- Trò chơi : Thi xếp hàng nhanh từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- HD: Chia làm 2 đội mỗi đội 10 em, mỗi em cầm 1 thẻ số...
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Các em đã ôn luyện về các số trong phạm vi 10, cấu tạo của số 10.
- Về nhà làm bài trong vở bài tập.
- Xem trước bài chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét giờ học
1’
4’
1’
9’
7’
12’
 4’
2’
- Học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp thực hiện vào bảng con.
6 > 4
5 < 7
9 < 10
10 = 10
- HS nhắc lại tên bài.
- Hoạt động nhóm 4.
- Các nhóm quan sát, đếm số đồ vật trong mỗi nhóm và điền số thích hợp vào ô trống.
 10 9 8
- HS đếm và điền số hình tam giác vào ô trống.
a. Có 10 hình tam giác: 5 hình xanh, 5 hình trắng.
b. Có 10 hình tam giác: 5 hình xanh, 5 hình trắng.
- Học sinh lên bảng điền, dưới lớp thực hiện vào bảng con.
a. 0 < 1 1 < 2 2 < 3 
 3 7 7 > 6 
 6 = 6 4 < 5
 10 > 9 9 > 8
b. Các số bé hơn 10 là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
c. Trong các số từ 0 đến 10: Số bé nhất là 0. Số lớn nhất là 10.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
...................................................................
Tiết 2 + 3: Tiếng việt
ÂM : L (Tr. 40 - 41)
...................................................................
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội : Bài 6
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG (Tr. 14)
I. Mục tiêu:
- Cách giữ vệ sinh răng miệng đề phòng sâu răng. Biết chăm sóc răng đúng cách.
- Rèn kĩ năng chăm sóc răng đúng cách.Tự giác xúc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
- GD HS tính sạch sẽ, tự giác. Chăm sóc răng miệng hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Một số tranh ảnh về răng miệng. Bàn chải răng người lớn, trẻ Chuẩn bị cho mỗi học sinh một cuộn giấy sạch. Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn. Một vòng tròn nhỏ bằng tre.	
- Học sinh: Bàn chải đánh răng và kem đánh răng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao phải giữ gìn vệ sinh thân thể?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Khởi động:
- Cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh, Ai khỏe .
- Hướng dẫn học sinh chơi.
+ Tại sao bạn lại thắng?
- Vì răng bạn khoẻ. Vậy muốn cho răng khoẻ và chắc ta làm như thế nào, giờ học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
- Mục tiêu: Học sinh biết thế nào là răng khỏe, đẹp, thế nào là răng bị sâu, răng thiếu vệ sinh.
- Cách tiến hành:
- Hoạt động nhóm. 
- Từng cặp quay mặt vào nhau quan sát răng của bạn như thế nào.
- Gọi các nhóm lên bảng báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Kết luận: Giáo viên tóm lại nội dung của các nhóm thảo luận và nêu tình hình chung về răng của các bạn trong lớp. Sau đó cho học sinh quan sát mô hình răng trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
- Mục tiêu: Học sinh biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng. 
- Cách tiến hành:
- Hoạt động nhóm.
- Cho các nhóm quan sát hình ở trang 14, 15 sách giáo khoa.
+ Chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình ? 
+ Việc làm nào đúng ? 
+ Việc làm nào sai ? Tại sao ?
- Giáo viên gọi các nhóm nêu nội dung từng hình.
- Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh những việc làm nào là đúng và sai trong hình.
+ Nên đánh răng, xúc miệng vào lúc nào thì tốt nhất? 
+ Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt?
+ Phải làm gì khi bị đau răng hoặc lung lay răng? 
- Kết luận: Giáo viên nhấn mạnh cần phải giữ vệ sinh răng, miệng để răng, miệng không bị sâu răng.
4. Củng cố - Liên hệ:
+ Răng có nhiệm vụ gì?
+ Tại sao phải bảo vệ răng?
+ Hằng ngày các em chăm sóc và bảo vệ răng như thế nào?
- Gọi 2 bạn có răng đẹp trong lớp lên bảng nói về cách chăm sóc răng của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Các em đã biết ích lợi của răng và cách bảo vệ răng .
- Về nhà chăm sóc, vệ sinh răng miệng mình.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
1’
4’
2’
14’
14’
 3’
 2’
- Cơ thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khỏe mạnh, tự tin vì thế mà phải vệ sinh thân thể hàng ngày.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Bạn thắng vì răng bạn khoẻ.
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
- Hoạt động nhóm 2.
- Hai học sinh quay mặt vào nhau lần lượt quan sát răng của nhau.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Răng của bạn trắng đẹp hay bị sún, sâu. 
- Hoạt động nhóm 4.
- Học sinh quan sát tranh trang 14, 15 sách giáo khoa.
- HS thảo luận theo nhóm nội dung từng tranh trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Nên xúc miệng sau khi đánh răng và đánh răng trước, sau khi đi ngủ.
- Ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt sẽ gây sâu răng.
- Phải đến nha sỹ để khám răng và chăm sóc răng, miệng.
- Răng để nhai thức ăn.
- Bảo vệ răng giúp răng đẹp, khoẻ.
- Đánh răng, xúc miệng vào buổi tối và sau mỗi bữa ăn. Không cắn các vật cứng,...
- Lắng nghe.
....................................................................
Tiết 5: ATGT: Bài 6
NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY(Tr. 21)
I. Mục tiêu: 
- Biết những quy định an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy. Biết sự cần thiết của các thiết bị an toàn đơn giản ( mũ bảo hiểm.. ).
- Thực hiện đúng trình tự khi ngồi hoặc lên xuống trên xe đạp, xe máy. Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước.
- GD HS tuân thủ luật giao thông cũng là một nét đẹp văn hóa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mũ bảo hiểm
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ồn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên kiểm tra lại bài : Tìm hiểu về đường phố.
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét, góp ý sừa chửa.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng :
- Cẩn thận khi lên xe, lên xe từ phía bên trái.
- Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái.
- Không đu đưa chân hoặc quơ tay chỉ trỏ.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp xe máy.
- HS hiểu sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp và xe máy, ghi nhớ trình tự quy tắc an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm, biết cách ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước, quan sát ....
+ GV ngồi trên xe đạp, xe máy có đội mũ bảo hiểm không? đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm ?
+ Khi ngồi trên xe đạp xe máy các em sẽ ngồi như thế nào ?
- Tại sao đội nón bảo hiểm là cần thiết( Bảo vệ đầu trong trường hợp bị va quẹt, bị ngã.. )
- Giáo viên kết luận: Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy, Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái. quan sát các loại xe ...
* Hoạt động 2: Thực hành khi lên, xuống xe đạp, xe máy. 
- Nhớ thứ tự các động tác khi lên, xuống xe đạp, xe máy.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy. Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái. quan sát ....
* Hoạt động 3: Thực hành đội mũ bảo hiểm 
- GV làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm đúng thao tác 1, 2, 3 lần.
- Chia theo nhóm 4 để thực hành, kiểm tra giúp đỡ học sinh đội mũ chưa đúng.
- Gọi vài em đội đúng làm đúng.
- GV kết luận: thực hiện đúng theo 4 bước sau:
- Phân biệt phía trước và phía sau mũ.
- Đội mũ ngay ngắn, vành mũ sát trên lông mày.
- Kéo 2 nút điều chỉnh dây mũ nằm sát dưới tai, sao cho dây mũ sát hai bên má.
- Cài khoá mũ, kéo dây vừa khít vào cổ.
4. Củng Cố - Liên hệ : 
- Cho HS nhắc lại và làm các thao tác khi đội mũ bảo hiểm.
- Khi cha mẹ đi đưa hoặc đón về, nhớ thực hiện đúng quy định lên xuống và ngồi trên xe an toàn.
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Dặn HS về học bài 
- Thực hiện ATGT nghiêm túc
- Nhận xét tiết học.
1’
 4’
2’
 7’
 9’
 7’
 3’
 2’
- Hát.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn .
- Cả lớp chú ý lắng nghe 
- 2 học sinh nhắc lại tên bài học mới 
- HS lắng nghe
- HS trả lời 
- Ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước.
- HS Trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hành theo hướng dẫn của giáo viên 
- HS quan sát và thực hành .
- HS lắng nghe
- HS chia nhóm thực hành.
- HS nhắc lại 
- Ghi nhớ.
...................................................................
 Ngày soạn:9/10/2016 Ngày giảng: Thứ 4/ 12/10/2016
Tiết 1 + 2: Tiếng việt
ÂM: M (Tr. 42)
..................................................................
Tiết 3: Toán: Bài 23
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr. 40)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Làm đúng, nhanh các dạng bài tập.
- GD HS yêu thích môn học. Tính chính xác trong toán 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng toán 1, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài mới:
- Gọi học sinh lên bảng điền dấu vào ô trống
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
Bài 1: Nối (Theo mẫu) (Tr. 40) 
- GV treo bảng phụ lên bảng và gọi lần lượt từng em lên nối. ( Hướng dẫn học sinh cách nối, đếm số lượng hình vẽ trong tranh rồi nối với số tương ứng với số lượng mỗi hình )
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:Số? (Tr. 41): 
- Cho học sinh chơi: Tiếp sức
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Viết các số 6, 1, 3, 7, 10.
(Tr. 41): 
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn?
b. theo thứ tự từ lớn đến bé?
- Cho học sinh viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố - Liên hệ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đếm từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- Các em vận dụng bài học vào cuộc sống.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Các em đã ôn luyện về các số trong phạm vi 10.
- Về nhà làm bài trong vở bài tập.
- GV: Nhận xét giờ học
1’
4’
1’
 7’
12’
 9’
4’
 2’
- HS hát
- 3HS lên bảng làm.
0 < 1
8 > 7
1 < 2
2 < 7
6 = 6
7 > 6
- HS nhắc lại tên bài.
- Hoạt động cá nhân.
- Học sinh quan sát, đếm số hình và đếm số tương ứng rồi nối.
3 con gà
5 bút chì
9 con cá
4 chiếc thuyền
7 que kem
6 quả táo
10 bông hoa
- Các nhóm nối tiếp nhau lên điền. Nhóm nào xong trước mà đúng nhóm đó thắng cuộc.
a,
10
9
8
7
6
5
4
 3
2
1
b,
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Học sinh viết vào bảng con.
a. 1, 3, 6, 7, 10.
b. 10, 7, 6, 3, 1.
- HS đếm xuôi từ 0 đến 10, đếm ngược từ 10 đến 0.
- Ghi nhớ.
.....................................................................
Tiết 4: Mĩ thuật: Bài 6
VẼ HOẶC NẶN QUẢ DẠNG TRÒN( Tr. 7)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số quả dạng tròn.
- Vẽ hoặc nặn được quả dạng tròn.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học: 
GV: Tranh,ảnh các loại quả dạng tròn. Vật mẫu. Bài vẽ của HS năm trước.
HS: Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu. Đất nặn.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đồ dùng:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu - Ghi đầu bài.
b. Bài mới.
* Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm quả dạng tròn.
+ HS so sánh giữa vật thật và tranh ?
+ Kể tên các loại quả dạng tròn?
+ Màu sắc ra sao?
+ Ngoài những quả em biết ở đây, em còn biết những quả gì có dáng tròn nữa? 
- Gọi 2 - 3 HS trả lời.
* Hoạt động 2: Cách vẽ. 
- GV vừa giảng, vừa vẽ lên bảng một số loại quả để HS quan sát
- Nếu vẽ lệch, có thể vẽ thêm một quả bên cạnh.
- Vẽ xong hình chọn màu vẽ vào theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho HS xem bài vẽ của anh chị khoá trước
- Quan sát gợi mở động viên khích lệ.
* Hoạt động 4: Nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài học về: Hình dáng. màu sắc.
- GV nhận xét chung và động viên HS
4. Củng cố - Liên hệ:
- GV củng cố lại bài học
- Kể tên các loại quả dạng tròn?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Quan sát hoa, quả (hình dáng và màu của chúng.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. 
- GV nhận xét tiết học .
1’
2’
1’
5’
5’
10’
 4’
 1’
1’
- HS hát
- Để đồ dùng lên bàn
- HS quan sát tranh và trả lời:
- Quả cà chua, hồng, táo
- Màu xanh, vàng, tím
- HS trả lời.
- Vẽ hình dáng quả cây trước, vẽ các chi tiết sau
- Em vẽ quả cây có hình dáng tròn vào phần giấy quy định.
- Có thể vẽ 1 quả hoặc 2 quả...
- Lắng nghe và quan sát
- Quả cà chua, h

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN TUẦN 6 - 8 1G BIÊN.doc