Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do Oecd phát hành lĩnh vực toán học

pdf 146 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do Oecd phát hành lĩnh vực toán học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do Oecd phát hành lĩnh vực toán học
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN 
PISA 2015 VÀ CÁC DẠNG CÂU 
HỎI DO OECD PHÁT HÀNH 
LĨNH VỰC TOÁN HỌC 
HÀ NỘI - 2014
3 
DANH SÁCH TÁC GIẢ 
Chủ biên: 
Bà Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục – 
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Giám đốc quốc gia PISA 
Việt Nam (NPM). 
Phần chung: 
1. Bà Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Trung tâm đánh giá chất lượng giáo 
dục – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Giám đốc quốc gia 
PISA Việt Nam (NPM); 
2. Bà Phạm Thị Thùy Linh, Văn phòng PISA Việt Nam; 
3. Bà Vũ Thị Hiền Trang, Văn phòng PISA Việt Nam; 
4. Bà Nhan Thị Hồng Phương, Văn phòng PISA Việt Nam; 
5. Bà Lê Lan Hương, Dự án Phát triển Giáo dục Trung học Phổ thông 
Giai đoạn 2. 
Lĩnh vực Toán học 
1. Ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học; 
Giám đốc Chương trình phát triển giáo dục trung học; Phó Trưởng 
Ban Quản lí PISA; 
2. Ông Nguyễn Ngọc Tú, Văn phòng PISA Việt Nam. 
Lĩnh vực Đọc hiểu 
1. Bà Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Trung tâm đánh giá chất lượng giáo 
dục – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Giám đốc quốc gia 
PISA Việt Nam; 
2. Bà Bế Thị Điệp, Văn phòng PISA Việt Nam; 
3. Bà Đỗ Thu Hà, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
Lĩnh vực Khoa học 
1. Ông Vũ Trọng Rỹ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; 
2. Ông Phương Phú Công, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo 
dục; 
3. Ông Nguyễn Ngọc Luân, Trường THPT chuyên Hưng Yên. 
4 
Việt Nam đã đăng ký tham gia lần đầu tiên Chương trình đánh giá học sinh 
quốc tế (gọi tắt là PISA) chu kỳ 2012, chính thức trở thành thành viên của PISA 
OECD từ tháng 11 năm 2009, bắt đầu triển khai các hoạt động PISA tại Việt Nam 
từ tháng 3 năm 2010. Trong suốt 4 năm qua, Việt Nam đã hoàn thành tốt chu kỳ 
PISA 2012 (2010-2012) và tiếp tục triển khai chu kỳ PISA 2015 (2013-2015). 
Kết quả của Việt Nam trong kỳ thi PISA 2012 đứng trong Top 20 quốc gia và 
vùng kinh tế có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm trung bình của OECD. 
Lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012. Việt Nam đứng thứ 
17/65 quốc gia và vùng kinh tế được công bố kết quả. Điểm trung bình của OECD 
là 494, Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của học sinh Việt Nam ở 
mức cao hơn chuẩn năng lực của OECD và cao hơn nhiều nước giàu của OECD 
(như Áo, Đan Mạch, Pháp, Anh, Luxembourg, Na uy, Mỹ, Thụy Điển, Hung-ga-ry, 
Israel, Hy Lạp...). Trong tổng số 6 mức, tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực mức cao nhất 
(mức 5 và 6) của Việt Nam đạt 13,3%; năng lực thấp (dưới mức 2) là 14,2%. Kết quả 
học sinh nam của Việt Nam trong lĩnh vực Toán học đạt 517 điểm (điểm trung bình 
của OECD là 499); học sinh nữ đạt 507 điểm (điểm trung bình của OECD là 489). 
Lĩnh vực Đọc hiểu Việt Nam đứng thứ 19/65. Điểm trung bình là 496, Việt 
Nam đạt 508. Như vậy, năng lực Đọc hiểu của học sinh Việt Nam cao hơn chuẩn 
năng lực của OECD và cao hơn một số nước giàu (như Áo, Đan Mạch, Pháp, Anh, 
Luxembourg, Na uy, Mỹ, Thụy Điển, Hungary, Israel, Hy Lạp...). Kết quả học sinh 
nam của Việt Nam trong lĩnh vực Đọc hiểu đạt điểm 492 (điểm trung bình 478); 
học sinh nữ đạt điểm 523 (điểm trung bình 515). 
Lĩnh vực Khoa học Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình của OECD là 
501, Việt Nam đạt 528 và đứng sau các nước/vùng kinh tế: Thượng Hải, Hồng 
Kông, Singapore, Nhật Bản, Phần Lan, Estonia và Hàn Quốc. Kết quả học sinh nam 
của Việt Nam đạt 529 điểm (điểm trung bình 502); học sinh nữ đạt 528 (điểm trung 
bình 500). 
Kết quả PISA 2012 Việt Nam đạt được mang đến niềm tự hào đồng thời cũng 
mang lại nhiều thách thức cho giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015. Kết 
quả phân tích chuyên sâu của kỳ khảo sát PISA 2012, những mặt mạnh và mặt hạn 
chế của giáo dục Việt Nam chúng tôi sẽ công bố trong một báo cáo riêng. 
Để chuẩn bị tốt cho kỳ khảo sát thử nghiệm (tháng 4/2014) và khảo sát chính 
thức (tháng 4/2015), một trong các hoạt động cần thiết là giới thiệu cho cán bộ quản 
lí giáo dục, giáo viên và học sinh làm quen với các dạng câu hỏi thi PISA, cách 
kiểm tra đánh giá của PISA. Những bài tập (unit), các câu hỏi (item) trong quyển 
sách này đã được OECD phát công cộng, cho phép sử dụng rộng rãi trên toàn thế 
giới. 
Cuốn sách này biên soạn nhằm cung cấp cho các nhà quản lí giáo dục, giáo viên 
5 
và học sinh có cái nhìn tổng quan về cách đánh giá của PISA, các dạng câu hỏi thi 
PISA tiêu biểu để học sinh Việt Nam sẽ không quá bỡ ngỡ khi thực hiện bài thi 
PISA bởi cách hỏi khác lạ và những tình huống mới lạ mà OECD đưa ra. 
Cấu trúc của quyển sách này gồm 3 phần: 
- Phần 1: Giới thiệu tổng quan về PISA 2015; 
- Phần 2: Các hoạt động chính của chu kỳ PISA 2015 và vận dụng vào thực 
hiện tại Việt Nam 
- Phần 3: Giới thiệu một số dạng bài thi thuộc lĩnh vực Toán học do OECD phát 
hành. 
Cuốn tài liệu được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Vinh 
Hiển và sự đóng góp công sức của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, đội ngũ chuyên 
gia dịch thuật, các nhà chuyên môn lĩnh vực Toán học, Khoa học, Đọc hiểu; các nhà 
quản lí giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô 
giáo... 
Thay mặt Văn phòng PISA Việt Nam, trân trọng cám ơn Thứ trưởng Nguyễn 
Vinh Hiển cùng toàn thể các chuyên gia, các cán bộ quản lí giáo dục và các thầy cô 
giáo đã dành tâm huyết xây dựng cuốn tài liệu này. 
Trong một thời gian ngắn để dịch thuật, thẩm định, biên tập, cuốn sách chắc 
chắn không thể tránh khỏi các sai sót, rất mong các quý vị đọc, phát hiện lỗi và báo 
lại cho chúng tôi để tiếp tục hoàn thiện cho lần tái bản sau. 
Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: 
Văn phòng PISA Việt Nam, 23 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
Email: pisavietnam@gmail.com; ĐTCQ: 04.3.6231513; 04.3.6231512. 
 Thay mặt Văn phòng PISA Việt Nam 
Giám đốc Quốc gia PISA Việt Nam 
TS. Lê Thị Mỹ Hà 
6 
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ PISA 2015 
1. PISA LÀ GÌ ? 
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (The Programme for International 
Student Assessment) - PISA được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát 
triển kinh tế (OECD) vào cuối thập niên 90 và hiện vẫn diễn ra đều đặn. Khảo sát 
PISA được thiết kế nhằm đưa ra đánh giá có chất lượng và đáng tin cậy về hiệu quả 
của hệ thống giáo dục (chủ yếu là đánh giá năng lực của học sinh trong các lĩnh vực 
Đọc hiểu, Toán học và Khoa học) với đối tượng là học sinh ở độ tuổi 15, tuổi sắp kết 
thúc chương trình giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước thành viên OECD. PISA 
cũng hướng đến thu thập thông tin cơ bản về ngữ cảnh dẫn đến những hệ quả giáo 
dục trên. Càng ngày PISA càng thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều 
nước trên thế giới. Do đó, PISA không chỉ đơn thuần là một chương trình nghiên 
cứu đánh giá chất lượng giáo dục của OECD mà trở thành xu hướng đánh giá quốc 
tế, tư tưởng đánh giá của PISA trở thành tư tưởng đánh giá học sinh trên toàn thế 
giới. Các nước muốn biết chất lượng giáo dục của quốc gia mình như thế nào, đứng 
ở đâu trên thế giới này đều phải đăng ký tham gia PISA. 
PISA được tiến hành dưới sự phối hợp quản lí của các nước thành viên OECD, 
cùng với đó là sự hợp tác ngày càng nhiều của các nước không thuộc OECD, được 
gọi là “các nước đối tác”. Tổ chức OECD giám sát chương trình thông qua ban điều 
hành PISA (PGB) và quản lí chương trình thông qua cơ quan thư kí đặt trụ sở tại Pari. 
Trong mỗi kì PISA, OECD lại chọn ra một nhà thầu quốc tế, quá trình chọn lựa này 
mang tính cạnh tranh và được diễn ra công khai. 
Khảo sát PISA được tổ chức 3 năm một lần. Mặc dù mỗi kì đều kiểm tra kiến 
thức thuộc ba lĩnh vực chính, nhưng lĩnh vực trọng tâm sẽ được lựa chọn quay 
vòng, để từ đó các dữ liệu chi tiết được cập nhật liên tục theo chu kỳ đối với mỗi 
lĩnh vực, và được so sánh đánh giá chuyên sâu sau 9 năm một lần. 
Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2015 
Đọc hiểu 
Toán học 
Khoa học 
Đọc hiểu 
Toán học 
Khoa học 
Đọc hiểu 
Toán học 
Khoa học 
Đọc hiểu 
Toán học 
Khoa học 
Đọc hiểu 
Toán học 
Khoa học 
Đọc hiểu 
Toán học 
Khoa học 
PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà đưa ra cái nhìn tổng 
quan về khả năng phổ thông thực tế của học sinh. Bài thi chú trọng khả năng học 
sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình huống và 
những thử thách liên quan đến các kĩ năng đó. Nói cách khác, PISA đánh giá khả 
năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau 
7 
mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày; khả năng vận dụng kiến thức 
Toán học vào các tình huống liên quan đến toán học; khả năng vận dụng kiến thức 
khoa học để hiểu và giải quyết các tình huống khoa học. Cấu trúc bài thi PISA được 
thiết kế theo khung đánh giá của OECD, xác định rõ phạm vi kiến thức, các kĩ năng 
liên quan đến từng lĩnh vực và đưa ra những câu hỏi mẫu để hướng dẫn các nước 
xây dựng câu hỏi đóng góp cho OECD. 
Khảo sát PISA đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 
tháng). Đây là một cuộc khảo sát theo độ tuổi chứ không phải theo cấp bậc lớp học. 
Mục đích của cuộc khảo sát là nhằm đánh giá xem học sinh đã được chuẩn bị để đối 
mặt với những thách thức của cuộc sống xã hội hiện đại ở mức độ nào trước khi 
bước vào cuộc sống. 
Có thể hiểu tóm tắt như sau: 
Mục đích của PISA: Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra 
xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc1, học sinh đã được chuẩn 
bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra chương 
trình đánh giá PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau: 
(1) Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, 
Toán học và Khoa học của học sinh ở độ tuổi 15. 
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh. 
(3) Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết 
quả học tập của học sinh. 
PISA có một số đặc điểm cơ bản sau: 
a) Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, 
ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối 
OECD đăng ký tham gia. 
b) PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm 1 lần) tạo điều kiện cho các 
quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được 
các mục tiêu giáo dục cơ bản. 
c) Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về 
năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở 
hầu hết các quốc gia. 
1
 Độ tuổi 15 ở hầu hết các nước thành viên OECD tương đương kết thúc lớp 9 của Việt Nam. 
8 
d) PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau: 
- Chính sách công (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và 
phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như "Nhà trường của 
chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của 
cuộc sống của người trưởng thành chưa?", "Phải chăng một số loại hình giảng dạy 
và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?" và "Nhà trường có thể 
góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó 
khăn không?",... 
- Năng lực phổ thông (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương 
trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học 
sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình 
huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền 
đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem 
xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề. 
- Học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần 
biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu 
quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ 
còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo 
cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa 
học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các 
chiến lược học tập hỏi học sinh. 
Một năm trước khi cuộc khảo sát diễn ra, tài liệu và các thủ tục tiến hành được 
thử nghiệm trên tất cả các nước áp dụng PISA. 
Thủ tục chọn mẫu cho kì khảo sát chính thức được thực hiện qua hai bước. Đầu 
tiên là chọn ngẫu nhiên mẫu trường, sau đó học sinh sẽ được chọn ngẫu nhiên từ các 
trường đó sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về đối tượng thi PISA. Cỡ mẫu của 
mỗi nước thường là 5,250 học sinh đến từ 150 trường. Tuy nhiên, kích cỡ mẫu của 
kỳ khảo sát PISA 2015 đã tăng lên 6.300 học sinh đến từ 150 trường nhằm tổ chức 
tốt đánh giá lĩnh vực Hợp tác giải quyết vấn đề. Nhờ đó, ước lượng đánh giá thu từ 
các dữ liệu được đảm bảo đủ chi tiết để đưa ra kết luận khái quát về năng lực của 
học sinh tại thông qua mẫu đã chọn. 
Tất cả các nước tham gia khảo sát đều sử dụng một bộ công cụ đánh giá học 
sinh chung. Các công cụ chính để khảo sát gồm có các bộ đề khảo sát (Test), phiếu 
hỏi học sinh và phiếu hỏi nhà trường (questionnaires). Sau khi được dịch và thích 
ứng cho phù hợp với văn hóa từng nước, các tài liệu được thẩm định kỹ lưỡng; tất 
cả những thủ tục liên quan đến cuộc khảo sát đều được tiêu chuẩn hóa và giám sát 
9 
nghiêm ngặt ở mỗi quốc gia. Hai điều kiện trên góp phần đảm bảo kết quả khảo sát 
mang tính xác thực và có giá trị trong việc so sánh giáo dục phổ thông giữa các 
nước cũng như giữa các khu vực trong cùng một nước. 
Dữ liệu PISA được định mức theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi (item response 
theory - IRT, cụ thể là theo mô hình Rasch). Chính điều này đã cho phép nhiều 
dạng câu hỏi được áp dụng trong bài khảo sát PISA, và so sánh giữa các nước thành 
viên tham gia và báo cáo về xu hướng phát triển của dữ liệu (so sánh các kết quả 
của khảo sát). 
Trong quá trình tiến hành cuộc khảo sát, các dữ liệu phải qua quá trình kiểm tra 
và hợp thức hóa nghiêm ngặt. Các trung tâm quốc gia đều phải tham gia phê duyệt 
và kết hợp với Liên doanh nhà thầu quốc tế để xử lí dữ liệu. 
OECD sẽ xuất bản bản báo cáo quốc tế ban đầu về kết quả cuộc khảo sát vào 
tháng 12 năm sau của năm tổ chức Khảo sát chính thức. Cơ sở dữ liệu cũng được 
công bố cùng bản báo cáo và ngay sau đó là bản báo cáo kỹ thuật. OECD cũng sẽ 
xuất bản tài liệu hướng dẫn nhằm giúp các nước hiểu và phân tích dữ liệu. Sau bản 
báo cáo ban đầu, bản báo cáo chuyên môn sẽ được công bố, trong đó đưa ra hướng 
giải quyết chi tiết cho từng chủ điểm cụ thể. Hội đồng quản trị PISA xét duyệt nội 
dung trọng tâm của những bản báo cáo chuyên ngành đó. 
Mọi ấn phẩm và cơ sở dữ liệu quốc tế của OECD đều có trên website OECD 
PISA: . 
2) CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PISA 2015 
Hội đồng quản trị PISA – PGB điều hành các mục tiêu chính sách, xác định vấn 
đề ưu tiên phát triển, phân tích và xác định phạm vi công việc, chỉ đạo báo cáo 
quốc tế về kết quả khảo sát. Hội đồng quản trị PISA là một tổ chức cộng đồng 
OECD gồm các đại sứ và giám sát viên do chính phủ chỉ định – thường là các nhà 
quản lí có trình độ học vấn cao – đến từ các quốc gia thành viên. Mỗi năm diễn ra 
hai phiên họp hội đồng quản trị. Hội đồng cũng làm việc với Ban thư kí OECD 
nhằm đảm bảo sự đồng thuận về mục tiêu, mốc thời điểm quan trọng và giới hạn 
kiến thức. 
Ban thư kí OECD chịu trách nhiệm chung về hoạt động của PISA. Thông qua 
các chính sách quản lí, hội đồng quản trị hỗ trợ Ban thư kí điều hành việc thực thi 
các hợp đồng quốc tế và tạo sự đồng thuận giữa các nước. Thư ký OECD xây dựng 
các chỉ số và phân tích, viết báo cáo quốc tế sau khi có sự hỗ trợ đóng góp của các 
nước tham gia. 
Mỗi nước thành viên đều phải cử một Giám đốc quốc gia PISA (National 
10 
Project Manager, gọi tắt là NPM). Các NPM phối hợp các hoạt động ở cấp quốc 
gia theo hướng dẫn của thành viên PGB. Thông thường, các NPM làm việc chặt 
chẽ với thành viên PGB nhằm xây dựng tầm nhìn quốc gia về những chính sách, 
vấn đề liên quan đến việc triển khai chương trình và về việc phân tích dữ liệu, báo 
cáo kết quả. Thông thường sẽ có một đội ngũ cán bộ quốc gia làm việc cho NPM, 
chịu trách nhiệm phát triển, thực thi chương trình, báo cáo kết quả. Tùy thuộc vào 
cơ cấu giáo dục của từng nước cùng kế hoạch triển khai PISA mà các NPM và 
(hoặc) thành viên Hội đồng quản trị PISA sẽ liên hệ với các nước khác, các nhóm 
chuyên gia bộ môn, chuyên gia đánh giá, chuyên gia chương trình giảng dạy, tập 
thể giáo viên và các cá nhân, tập thể khác. 
Khảo sát PISA được triển khai bởi các nhà thầu quốc tế do OECD lựa chọn. Nhà 
thầu quốc tế được lựa chọn trước mỗi kì PISA thông qua đấu thầu cạnh tranh công 
khai. 
Ở kỳ PISA 2015, một nhóm các nhà thầu quốc tế sẽ phụ trách tổ chức các mảng 
công việc khác nhau để triển khai PISA. Công việc được chia ra 7 lĩnh vực chính 
cho 7 nhà thầu: 
- Core 1: Phát triển khung đánh giá nhận thức - Pearson; 
- Core 2: Phát triển các bộ đề thi trên giấy và trên máy tính - Educational Testing 
Service (ETS) với sự hỗ trợ của CRP Henri-Tudor; 
- Core 3: Phát triển các công cụ, Đo lường và Phân tích - ETS với sự hỗ trợ của 
cApStAn; 
- Core 4: Tổ chức tiến hành và các quy trình khảo sát - Westat; 
- Core 5: Chọn mẫu - Westat với sự hỗ trợ của Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục 
ÚC (ACER); 
- Core 6: Phát triển bộ phiếu hỏi và khung chương trình -DIPF; 
- Core 7: Tầm nhìn và quản lí - ETS. 
Các nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về các mảng việc riêng biệt trong PISA 2015 
dưới sự hướng dẫn cụ thể của Ban thư ký OECD và Core 7. 
3. ĐỀ THI VÀ MÃ HÓA TRONG PISA 
3.1. Đề thi PISA 
PISA kỳ thi đầu tiên là năm 2000, bài thi thực hiện trên giấy đánh giá 3 lĩnh vực 
11 
Đọc hiểu, Toán học và Khoa học. 
Đến năm 2006, PISA có thêm bài thi đánh giá trên máy tính, ngoài 3 lĩnh vực 
trên có thêm đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề. Mỗi chu kỳ lại có thêm 1 vài lĩnh 
vực mới được phát triển. Đến chu kỳ PISA 2015, bài thi trên máy tính đánh giá các 
lĩnh vực: Đọc hiểu, Toán học, Khoa học, năng lực giải quyết vấn đề hợp tác, năng 
lực tài chính, năng lực sử dụng máy tính. Riêng lĩnh vực Khoa học, lĩnh vực trọng 
tâm của kỳ thi PISA 2015, bài thi trên máy tính có nhiều câu hỏi mới hiện đại hơn 
các câu hỏi thi trên giấy. 
Trong phần này, chúng ta nghiên cứu về 3 lĩnh vực đánh giá trên giấy mà học 
sinh Việt Nam sẽ tham gia. Các khung đánh giá năng lực Toán học, Khoa học, Đọc 
hiểu của PISA 2015 đã có thay đổi, phát triển ở tầm cao hơn so với khung đánh giá 
các lĩnh vực này ở chu kỳ PISA 2012. 
Quyển đề thi PISA (Booklet) bao gồm nhiều bài tập (Unit), mỗi bài tập gồm một 
hoặc một số câu hỏi (Items). Trung bình mỗi quyển đề thi có khoảng 50-60 câu hỏi. 
Tổng số bài tập trong toàn bộ đề thi PISA sẽ được chia ra thành các đề thi khác 
nhau để đảm bảo các học sinh ngồi gần nhau không làm cùng một đề và không thể 
trao đổi hoặc nhìn bài nhau trong quá trình thi. Mỗi đề thi sẽ đánh giá một số nhóm 
năng lực nào đó của một lĩnh vực nào đó và được đóng thành "Quyển đề thi PISA" 
để phát cho học sinh. Thời gian để học sinh làm một quyển đề thi là 120 phút. Học 
sinh phải dùng bút chì để làm trực tiếp vào "Quyển đề thi PISA" (học sinh được 
phép sử dụng các đồ dùng khác như giấy nháp, máy tính bỏ túi, thước kẻ, com–pa, 
thước đo độ,... theo sự cho phép của người coi thi). 
Kĩ thuật thiết kế đề thi cho phép mỗi đề thi sẽ có đủ số học sinh tham gia làm đề 
thi đó nhằm mục đích đảm bảo giá trị khi thực hiện thống kê phân tích các kết quả. 
Năm 2012, các câu hỏi thi PISA ở lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu được tổ 
hợp thành 13 quyển đề thi (booklet) khác nhau (mỗi quyển đề thi học sinh thực hiện 
trong 120 phút). Mỗi học sinh sẽ được xác định ngẫu nhiên để làm một trong 13 đề. 
Năng lực phổ thông của PISA được đánh giá qua các Unit (bài tập) bao gồm 
phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ,) và 
theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp với tài liệu này. 
Đây là một điểm quan t

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_danh_gia_Pisa.pdf