Tài liệu tập huấn đề kiểm tra định kì môn Toán - Năm học 2016-2017

pdf 16 trang Người đăng dothuong Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu tập huấn đề kiểm tra định kì môn Toán - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tập huấn đề kiểm tra định kì môn Toán - Năm học 2016-2017
 1
TÀI LIỆU TẬP HUẤN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN 
THEO THÔNG TƯ SỐ 22/2016/TT-BGDĐT 
I. Mục đích, yêu cầu 
Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề 
kiểm tra định kì môn Toán theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Sau khi tập huấn 
mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi, 
bài tập 4 mức độ phát triển năng lực học sinh và đề kiểm tra định kì dựa trên Chuẩn 
kiến thức, kỹ năng môn Toán. 
II. Nội dung thiết kế đề kiểm tra định kì 
1. Hình thức đề kiểm tra 
a) Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng 
học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa 
phương, vùng miền. Đề kiểm tra môn Toán kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với 
trắc nghiệm khách quan. 
b) Thông thường hình thức trắc nghiệm khách quan có các dạng câu hỏi sau: 
- Nhiều lựa chọn; 
- Có/Không; Đúng/Sai phức hợp; 
- Đối chiếu cặp đôi; 
- Điền khuyết - yêu cầu các HS viết tiếp vào ô trống; chỗ chấm cho thích hợp; 
viết ra ý kiến, nhận định của mình hoặc giải thích lô-gíc. 
- Câu hỏi ngắn 
- Câu hỏi bằng hình vẽ 
- Điền đáp án 
2. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ 
a) Căn cứ vào các mức độ câu hỏi/bài tập của Thông tư 22 để mô tả cụ thể hóa 
mỗi mức độ trong 4 mức độ đối với câu hỏi/bài tập môn Toán ở tiểu học, phù hợp với 
Chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung cốt lõi của từng thời điểm đánh giá. 
b) Xây dựng câu hỏi/bài tập: 
- Xác định mục tiêu (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ 
(bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập. 
- Xây dựng các đáp án. 
- Dự kiến các bước học sinh sẽ tiến hành làm bài để xác thực mức độ, nội dung 
của câu hỏi/bài tập phù hợp với mục tiêu. 
 2
- Trong trường hợp nhận thấy mức độ câu hỏi/bài tập chưa phù hợp với mục 
tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó câu hỏi bằng cách tăng hay giảm thông tin trong 
câu hỏi. 
c) Ví dụ minh hoạ: 
i) Xác định mục tiêu và ra câu hỏi. 
- Nội dung và yêu cầu cần đạt: Nhận biết và viết được tên hình tam giác, hình 
tròn, hình vuông; 
- Mức độ dự kiến: Mức 1; 
- Câu hỏi: 
Hình ? 
 Hình ............ Hình ............ Hình ............ 
ii) Đưa ra đáp án. 
 Hình tam giác Hình tròn Hình vuông 
iii) Dự kiến các bước làm bài của học sinh và xác thực mức độ, nội dung câu hỏi. 
 - Dự kiến các bước làm bài của học sinh: 
 + Quan sát các hình; 
 + Nhận biết các hình bằng cách nhớ, hồi tưởng lại kiến thức đã học; 
 + Gọi và viết tên đúng từng hình. 
 - Xác thực mức độ, nội dung câu hỏi: 
 + Câu hỏi nhằm kiểm tra học sinh có nhận biết được và gọi tên đúng các hình 
đã học trong sách giáo khoa lớp 1, trang 7, 8, 9. Dạng câu hỏi này có mức độ tương 
ứng với Mức 1. 
 + Nội dung câu hỏi tường minh, dễ hiểu, gần gũi, quen thuộc với học sinh. 
 iv). Ví dụ câu hỏi/bài tập 4 mức độ (môn Toán lớp 1): 
 3
 - Mức độ 1: (Biết) 
 Đưa ra một bảng gồm nhiều hình tam giác khác nhau (vị trí, kích thức) và một 
số hình vuông, hình tròn. Yêu cầu học sinh đánh dấu hoặc tô màu các hình tam giác 
có trong bảng. 
 - Mức độ 2: (Hiểu) 
Nối các điểm hoặc xếp các que để được hình tam giác. 
- Mức độ 3: (Vận dụng trực tiếp) 
Đếm số hình tam giác có trong hình vẽ trên. 
- Mức độ 4: (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn) 
Tìm những đồ vật ở lớp học hoặc ở nhà có hình dạng là hình tam giác. 
3. Xây dựng đề kiểm tra 
a) Quy trình xây dựng đề 
Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý 
tham khảo) để thiết kế một đề kiểm tra môn Toán ở tiểu học: 
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm 
chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...) 
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến 
thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõiđể xác định các chủ đề nội dung cần đánh 
giá) 
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức 
độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2) 
Bước 4: Dự kiến các phương án đáp án các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian 
làm bài. 
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu 
hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được 
các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số) 
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, 
mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây 
dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định 
 4
kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự 
trong suốt quá trình dạy học). 
b) Cách xác định nội dung kiểm tra 
Dựa vào quy trình ở mục a, dưới đây chúng tôi trình bày một số nội dung chính: 
- Nội dung kiểm tra được xác định rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn 
Toán đến giữa học kì, trong học kì I hoặc cả năm học. Trong đó, cần xác định kiến 
thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra. 
- Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự 
luận. Cần tăng cường loại câu hỏi mở, câu hỏi có kết thúc mở bài tập phát huy năng 
lực tính toán, năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. 
c) Ví dụ gợi ý cách phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức: 
Có thể nói số câu hỏi, bài tập; mức độ của các câu hỏi bài tập và số điểm phân 
bố cho các câu hỏi bài tập trong một đề kiểm tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố không có 
một công thức hoặc nguyên tắc chung nào quy định về những điều trên trong một đề 
kiểm tra. Chính vì vậy, những ví dụ gợi ý sau đây hoàn toàn không bắt buộc, chỉ là 
tham khảo: 
- Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra cần 
đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. Chẳng hạn: số câu 
hỏi trắc nghiệm khách quan: khoảng 80%; số câu hỏi tự luận: khoảng 20%. 
- Tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu 
cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 20%; Mức 2: khoảng 
30%; Mức 3: khoảng 30%; Mức 4: khoảng 20%. 
d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 30 – 40 phút (theo thời gian của 1 tiết 
học theo từng lớp). 
e) Ma trận đề kiểm tra 
Để thuận tiện trong việc xác định các nội dung, đặc biệt là các nội dung trọng 
tâm, cũng như số lượng các câu hỏi/bài tập, các mức người ta có thể dùng một công 
cụ quen gọi là ma trận đề kiểm tra (bao gồm ma trận nội dung, ma trận câu hỏi/bài 
tập). Ma trận đề kiểm tra có thể coi là một kỹ thuật để xây dựng các đề kiểm tra có 
tính mô hình hóa. Tuy nhiên, đây không phải là một kỹ thuật bắt buộc phải sử dụng 
khi xây dựng đề kiểm tra. 
- Ma trận nội dung: mỗi ô nêu nội dung kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đánh 
giá; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ. 
- Ma trận câu hỏi: mỗi ô nêu số thứ tự của câu hỏi trong đề; hình thức kiểm tra; 
số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ. 
 5
(Có thể xem ví dụ về ma trận đề kiểm tra ở mục 4 phần e) 
4. Ví dụ minh hoạ cách xây dựng đề kiểm tra định kì 
4.1. Đề kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 1 
a) Nội dung môn Toán học kì I (khoảng 70 tiết) gồm: 
- Các số đến 10, phép cộng, trừ trong phạm vi 10. 
- Hình vuông, hình tròn, hình tam giác; viết phép tính thích hợp với hình vẽ. 
b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán học kì I: 
- Biết đếm, đọc, viết, so sánh các số đến 10; nhận biết được số lượng của một 
nhóm đối tượng (không quá 10 phần tử); biết sử dụng hình vẽ, vật thật (que tính, hòn 
sỏi, hạt ngô) để thao tác minh họa phép cộng trong phạm vi 10; thuộc bảng cộng 
trong phạm vi 10 và biết cộng nhẩm trong phạm vi 10; bước đầu nhận biết được vai 
trò của số 0 trong phép cộng; thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10; viết phép 
tính thích hợp với hình vẽ. 
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác. 
c) Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra: 
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; cộng, trừ trong phạm vi 10; 
- Nhận dạng các hình đã học; viết phép tính thích hợp với hình vẽ. 
d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 35 phút. 
đ) Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức: 
- Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
(khoảng 70% - tương ứng 7 câu) và câu hỏi tự luận (khoảng 30% - tương ứng 3 câu). 
Phân phối mỗi câu hỏi 1 điểm; 
- Căn cứ vào thời lượng, nội dung chương trình, phân phối tỉ lệ theo mạch kiến 
thức: Số học: khoảng 90% (9 câu); Hình học: khoảng 10% (1 câu); Giải toán có lời 
văn được tích hợp vào mạch số học chủ yếu ở mức 3 và mức 4; 
- Tỉ lệ các mức: Mức 1: khoảng 20% (2 câu); Mức 2: khoảng 30% (3 câu); Mức 
3: khoảng 30% (3 câu); Mức 4: khoảng 20% (3 câu). 
e) Ma trận đề kiểm tra: 
 6
- Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 1: 
Mạch kiến thức, kĩ năng 
Số câu, 
số điểm 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng 
Số học: Biết đếm, đọc, viết, so sánh các số 
đến 10; nhận biết được số lượng của một 
nhóm đối tượng (không quá 10 phần tử); 
biết sử dụng hình vẽ, vật thật (que tính, hòn 
sỏi, hạt ngô) để thao tác minh họa phép 
cộng trong phạm vi 10; thuộc bảng cộng 
trong phạm vi 10 và biết cộng nhẩm trong 
phạm vi 10; bước đầu nhận biết được vai trò 
của số 0 trong phép cộng; thực hiện được 
phép trừ trong phạm vi 10; viết phép tính 
thích hợp với hình vẽ. 
Số câu 01 03 03 02 09 
Số điểm 01 03 03 02 09 
Yếu tố hình học: Nhận biết được hình 
vuông, hình tròn, hình tam giác. 
Số câu 01 01 
Số điểm 01 01 
Tổng 
Số câu 02 03 03 02 10 
Số điểm 02 03 03 02 10 
- Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối học kì I lớp 1: 
TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng 
1 Số học Số câu 01 03 03 02 09 
Câu số 1 2, 3, 4 6, 7, 9 8, 10 
2 Yếu tố hình 
học 
Số câu 01 01 
Câu số 5 
Tổng số câu 02 03 03 02 10 
g) Đề kiểm tra cuối học kì I lớp 1: 
1. Viết số thích hợp vào ô trống: 
2. Viết số hoặc cách đọc số theo mẫu: 
a) ba: 3 năm: ...... chín: ...... bốn : ........ 
 7
b) 5: năm 2: ....... 8: ......... 7: ....... 
3. Tính: 
 a) 5 b) 3 c) 8 
 + 4 + 5 - 5 
 ........ ........ ......... 
4. Tính: 
a) 7 + 2 = ... b) 4 + 0 + 2 = ... 
5. Hình ? 
 a) Hình ............ b) Hình ............ c) Hình .............. 
6. Số ? 
 a) 4 + ... = 6 b) 7 - ... = 3 
7. (>, <, =) ? 
 a) 5 + 3 ... 9 b) 8 – 2 ... 6 c) 3 + 4 ... 8 – 2 
8. Điền số và dấu (+, -) thích hợp để được phép tính đúng: 
 a) 
 b) 
9. Viết phép tính thích hợp: 
Em có : 4 chiếc kẹo 
Bạn có : 3 chiếc kẹo 
Có tất cả :... chiếc kẹo? 
10. Điền số vào chỗ chấm và viết phép tính vào ô trống cho thích hợp: 
Em có 8 viên bi, em cho bạn 3 viên bi. Hỏi em còn mấy viên bi? 
6 
6 
 8
Em có : ... viên bi 
Cho bạn : ... viên bi 
Em còn : ... viên bi? 
4.2. Đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 3 
a) Nội dung môn Toán lớp 3 (khoảng 175 tiết) gồm: 
- Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000; các số đến 10 000 và các số đến 
100 000. 
- Đơn vị đo độ dài; đơn vị đo khối lượng; đơn vị đo diện tích; ngày, tháng, năm; 
xem lịch, xem đồng hồ; giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. 
- Giới thiệu góc vuông và góc không vuông; tâm, bán kính và đường kính của 
hình tròn; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông; vẽ góc vuông, đường tròn. 
b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán học kì I: 
- Phép cộng, phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, trong phạm 
vi 10 000 và 100 000; hoàn thiện các bảng nhân, chia 2,3,,9; biết về 
1
6
, 
1
7
, 
1
8
, 
1
9
; 
phép nhân số có hai, ba chữ số với số có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần; phép chia 
số có hai, ba chữ số cho số có 1 chữ số; thực hành tính giá trị các biểu thức số có đến 
hai dấu phép tính; đọc, viết, so sánh các số; nhận biết các hàng; làm quen với bảng số 
liệu thống kê đơn giản và chữ số La Mã. 
- Đo và ước lượng độ dài; biết quan hệ giữa kg và g; thực hành cân; biết đơn vị 
đo diện tích: xăng-ti-mét vuông (cm2); ngày, tháng, năm; xem lịch, xem đồng hồ 
(chính xác đến phút); biết một số loại tiền Việt Nam. 
- Nhận biết góc vuông và góc không vuông; tâm, bán kính và đường kính của 
hình tròn; tính được chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông; biết vẽ góc 
vuông bằng thước thẳng và ê ke. Vẽ đường tròn bằng compa. 
c) Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra: 
- Kĩ năng đọc, viết số có 5 chữ số; kĩ năng tính nhẩm; kĩ năng thực hiện nhân, 
chia số có đến ba chữ số với số có một chữ số; sắp xếp các số; biết giải toán có đến 2 
phép tính. 
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo về một đơn vị đo; 
-Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông; tính diện tích hình chữ nhật; 
d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 40 phút. 
đ) Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức: 
- Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
(khoảng 60% - tương ứng 6 câu) và câu hỏi tự luận (khoảng 40% - tương ứng 4 câu). 
Phân phối mỗi câu hỏi 1 điểm; 
 9
- Căn cứ vào thời lượng, nội dung chương trình, phân phối tỉ lệ theo mạch kiến 
thức: Số học: khoảng 70% (7 câu); Đại lượng và đo đại lượng: khoảng 13% (1 câu); 
Hình học: khoảng 17% (2 câu); Giải toán có lời văn được tích hợp vào mạch số học 
chủ yếu ở mức 3 và mức 4; 
- Tỉ lệ các mức: Mức 1: khoảng 30% (3 câu); Mức 2: khoảng 30% (3 câu); Mức 
3: khoảng 30% (3 câu); Mức 4: khoảng 10% (1 câu). 
e) Ma trận đề kiểm tra: 
- Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 3: 
Mạch kiến thức, kĩ năng 
Số câu, 
số điểm 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng 
Số học: Phép cộng, phép trừ có nhớ không 
liên tiếp và không quá hai lần, trong phạm 
vi 10 000 và 100 000; hoàn thiện các bảng 
nhân, chia 2,3,,9; biết về 
1
6
, 
1
7
, 
1
8
, 
1
9
; 
phép nhân số có hai, ba chữ số với số có 1 
chữ số có nhớ không quá 1 lần; phép chia số 
có hai, ba chữ số cho số có 1 chữ số; thực 
hành tính giá trị các biểu thức số có đến hai 
dấu phép tính; đọc, viết, so sánh các số; 
nhận biết các hàng; làm quen với bảng số 
liệu thống kê đơn giản và chữ số La Mã. 
Số câu 02 02 02 01 07 
Số điểm 02 02 02 01 07 
Đại lượng và đo đại lượng: Đo và ước 
lượng độ dài; biết quan hệ giữa kg và g; 
thực hành cân; biết đơn vị đo diện tích: 
xăng-ti-mét vuông (cm2); ngày, tháng, năm; 
xem lịch, xem đồng hồ (chính xác đến 
phút); biết một số loại tiền Việt Nam. 
Số câu 01 01 
Số điểm 01 01 
Yếu tố hình học: Nhận biết góc vuông và 
góc không vuông; tâm, bán kính và đường 
kính của hình tròn; tính được chu vi, diện 
tích của hình chữ nhật, hình vuông; biết vẽ 
góc vuông bằng thước thẳng và ê ke. Vẽ 
đường tròn bằng compa. 
Số câu 01 01 02 
Số điểm 01 01 02 
Tổng 
Số câu 03 03 03 01 10 
Số điểm 03 03 03 01 10 
- Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 3: 
TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng 
 10
1 Số học Số câu 02 02 02 01 07 
Câu số 1, 2 4, 6 7, 8 10 
2 Đại lượng và đo 
đại lượng 
Số câu 01 01 
Câu số 5 
3 Yếu tố hình học Số câu 01 01 02 
Câu số 3 9 
Tổng số câu 03 03 03 01 10 
g) Đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 3: 
1. Tính: 
a) 6 x 4 = ... b) 7 x 7 = ... 
c) 72 : 8 = ... d) 45 : 9 = ... 
2. Viết (theo mẫu): 
Viết số Đọc số 
54 369 Năm mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi chín 
36 052 
 Bốn mươi hai nghìn hai trăm linh sáu 
25 018 
 Tám mươi nghìn sáu trăm ba mươi hai 
3. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: 
Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 
A. 12cm B. 36cm 
C. 16cm D. 20cm 
4. Đặt tính rồi tính: 
16 x 7 
............. 
............. 
124 x 3 
............. 
............. 
810 : 9 
............. 
............. 
679 : 7 
............. 
............. 
6 cm 
4 cm 
A B 
C D 
 11
............. ............. ............. ............. 
5. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: 
a) Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 8m 7cm = ...cm là: 
A. 87 B. 807 C. 870 D. 807cm 
b) Thùng nhỏ có 24l dầu, số lít dầu ở thùng lớn gấp 5 lần số lít dầu ở thùng nhỏ. 
Vậy số lít dầu ở thùng lớn là: 
A. 120l B. 29l C. 100l D. 1020l 
6. Tìm x: 
a) x + 1998 = 2016 
............................................ 
............................................ 
b) x x 4 = 2016 
............................................ 
............................................ 
7. Viết các số 51 011; 51 110; 51 101; 51 001 theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
................................................................................................................................. 
8. Bảy bạn học sinh được thưởng 56 quyển vở. Biết mỗi học sinh đều được 
thưởng bằng nhau. Hỏi 23 bạn học sinh thì được thưởng bao nhiêu quyển vở? 
Bài giải 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
9. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 
Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 8cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. 
Tính diện tích miếng bìa đó. 
Trả lời. Miếng bìa có diện tích là:................................... 
10. Ba đội công nhân có tất cả 472 người. Đội 1 và đội 2 có tất cả 290 người. 
Đội 2 và đội 3 có tất cả 336 người. Tính số người của đội 1 và đội 3 ? 
Bài giải 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
 12
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
4.3. Đề kiểm tra môn Toán giữa học kì I lớp 5 
a) Nội dung môn Toán giữa học kì I (khoảng 35 tiết) gồm: 
- Số thập phân, hỗn số. 
- Đơn vị đo độ dài; đơn vị đo diện tích. 
- Tính được diện tích hình đã học. 
b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán giữa học kì I: 
- Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân, hỗn số; viết và chuyển đổi được các số 
đo đại lượng dưới dạng số thập phân; một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”. 
- Biết tên gọi, kí hiệu và các mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, diện tích, 
khối lượng; viết được số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng thập phân. 
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi; giải 
được các bài toán liên quan đến diện tích. 
c) Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra: 
- Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số thập phân; so sánh số thập phân; 
giải bài toán bằng cách “Tìm tỉ số” hoặc “Rút về đơn vị”; giải được các bài toán liên 
quan đến diện tích. 
- Biết đổi đơn vị đo diện tích; 
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật. 
d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 40 phút 
đ) Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức: 
- Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
(khoảng 70% - tương ứng 7 câu) và câu hỏi tự luận (khoảng 30% - tương ứng 3 câu). 
Phân phối mỗi câu hỏi 1 điểm;

Tài liệu đính kèm:

  • pdfMôn Toán (1).pdf