Tài liệu ôn thi viên chức môn Tin học - Năm học 2016-2017

pdf 111 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi viên chức môn Tin học - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn thi viên chức môn Tin học - Năm học 2016-2017
1 
PHẦN I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH 
Bài 1. Máy tính là gì 
I. Các khái niệm 
1. Máy vi tính là một thiết bị điện tử, thao tác thông tin hay dữ liệu. Có có khả năng lưu trữ, 
truy xuất, và xử lý dữ liệu. Như các bạn đã biết, một chiếc máy tính có thể sử dụng để gõ văn bản, 
gửi email, chơi trò chơi hay lướt web. Bạn có thể sử dụng nó để chỉnh sửa bảng tính file excel, file 
thuyết trình power point và cả video. 
 2. Phần cứng máy tính là bất kỳ 
thành phần nào của máy tính có cấu trúc vật 
lý (to nhỏ, nặng nhẹ, màu sắc hình dạng...) 
hay nói cách khác là cái gì cầm trên tay 
được thì đó là phần cứng. Chẳng hạn như 
chuột, bàn phím, mainbord, chipset... 
3. Phần mềm là bất kỳ cái gì mà 
chạy được trên phân cứng, nó tận dụng phần 
cứng để làm cái gì đó thì đó là phần mềm. 
Phần mềm nó không có cấu trúc vật lý, nó vô hình, không cầm nắm được. Ví dụ: Bộ phần mềm tin 
học văn phòng Microsoft Ofice (word, excel, powerpoint,...), trình duyệt web (chrome, firefox..), 
phần mềm xem phim, nghe nhạc,... 
4. Các loại máy tính: Hầu hết mọi người khi nghe cụm từ máy tính thì họ nghĩ ra một 
cái máy tính để bàn hoặc một cái máy tính xách tay (laptop). Tuy nhiên máy tính có nhiều hình 
dạng, kích cỡ và thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ trong máy 
rút tiền ATM hay máy quét của siêu thị khi tính tiền hay là máy tính cầm tay (casio fx 500,...) chúng 
cũng đc gọi là máy tính, và đó làm một trong những loại máy tính khác với cái máy tính mà ta hay 
gọi (desktop - máy tính bàn hay laptop - máy tính xách tay). 
4.1. Máy tính để bàn 
Main máy 
tính 
2 
Máy tính để bàn thường được sử 
dụng tại nơi làm việc, văn phòng, công ty, 
trường học, thư viện... Nó có thể to nhỏ, hay 
vừa tùy theo phong cách, cấu hình và điều 
kiện làm việc của người sử dụng. Khi sử 
dụng máy tính để bàn, chúng ta hay gắn thêm 
chuột, bàn phím để sử dụng, thì chúng cũng 
là một phần của máy tính để bàn. 
Hầu hết các máy tính để bàn thì rất dễ 
dàng để nâng cấp phần cứng, hoặc mở rộng, 
hoặc bổ sung các bộ phận mới. Một lợi ích 
của máy tính để bàn là chi phí đầu tư của nó. 
Nếu bạn so sánh một máy tính để bàn với một máy tính xách tay với cấu hình tương tự thì chi phí 
của nó rẻ hơn nhiều. 
4.2. Máy tính xách tay – LAPTOP 
Máy tính xách tay là loại máy tính thứ 2 
rất quen thuộc với bạn, nó còn được gọi là laptop. 
Máy tính xách tay thì chạy bằng pin hoặc nguồn 
một chiều (AC), máy tính cá nhân thì di chuyển dễ 
dàng hơn máy bàn rất nhiều, cho phép bạn sử dụng 
chúng ở bất kỳ đâu. 
Bởi vì một máy tính xách tay nhỏ hơn so 
với máy tính để bàn, nên nó sẽ khó khăn hơn khi 
mở nó ra để xem các thành phần bên trong và cũng 
khó khăn hoặc không cho phép bạn nâng cấp phần 
cứng dễ dàng khi bạn có điều kiện nâng cấp như 
máy tính để bàn. 
4.4. Máy tính bảng - Tablet 
Máy tính bảng còn thường xuyên gọi là 
tablet là một loại máy tính cầm tay mà thậm chí còn cầm 
nhiều hơn, di động hơn so với máy tính xách tay laptop. 
Thay vì có bàn phím và bàn di chuột (touchpad) tách biệt thì 
máy tính bảng sử dụng cảm ứng để gõ và di chuyển, IPad là 
một ví dụ của máy tính bảng đấy. 
Máy tính bảng không thể làm mọi thứ như máy tính 
xách tay máy tính bàn làm làm được, vì vậy bạn nên có một 
cái máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay để làm việc. 
Nhưng nếu bạn chỉ muốn chơi game nhỏ và kiểm tra 
email, lướt web hoặc tham gia chát chít trên mạng xã hội, 
nghe nhạc, xem video thôi thì máy tính bảng là một lựa 
chọn tốt. 
4.5. Máy chủ - Server 
Máy chủ cũng là một cái máy tính, loại này ít 
người tiếp xúc với nó hơn, nó là máy tính phục vụ thông 
tin cho các máy tính khác trên mạng. Nhiều doanh nghiệp 
tạo ra các máy chủ để chứa thông tin doanh nghiệp và cho 
phép nhân viên truy cập tập tin trên máy chủ để làm thao 
tác, chia sẻ file. Máy chủ có thể nhỏ như cái máy để bàn, cũng có cái máy chủ (server) rất lớn, có 
khi hệ thống máy chủ to hơn cái sân vận động ấy. 
3 
Các máy chủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truy cập internet. Chúng là nơi các 
trang web được lưu trữ, khi bạn sử dụng trình duyệt của bạn bấm vào một liên kết, một máy chủ 
web sẽ cung cấp trang bạn yêu cầu. 
4.6. Các loại máy tính khác 
Ngày nay có rất nhiều thiết bị hàng ngày mà về cơ bản là một máy tính chuyên biệt mặc dù 
chúng ta không nghĩ rằng đó là máy tính. Ví dụ: 
Điện thoại di động: Nhiều loại điện thoại di động có thể làm được rất nhiều chuyện như máy 
tính vẫn làm chẳng hạng như lướt web, cho trò chơi, xem video, viết ghi chú, soạn mail... Các điện 
thoại này thường được gọi là smartphone hay điện thoại thông minh. 
Máy chơi game: là cái máy trò chơi giao diện điều khiển là một dạng riêng biệt của máy tính 
đang sử dụng để chơ trò chơi. Mặc dù nó không đầy đủ các tính năng như máy tính để bàn nhưng 
chơi được nhiều game mới, lớn... 
TV: Nhiều tivi ngày nay bao gồm các ứng dụng hoặc ứng dụng cài thêm giúp bạn truy cập 
nhiều loại nội dung trực tuyến. Ví dụ có thể xem facebook, tin tức hay xem phim trực tuyến... 
Bài 2. Tổng quan về Hệ điều hành windows 
1. Hệ điều hành Windows là gì? 
Hệ điều hành là tập hợp các chương trình phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, 
quản lý các thiết bị phần cứng, các tài nguyên, phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò 
trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng, phần mềm máy tính, cung cấp một 
môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. 
Để biết máy tính đang sử dụng phiên bản hệ điều hành Windows nào, bạn hãy làm theo các 
bước như sau: 
- Bạn bấm đồng thời phím Windows (phím có hình cửa sổ) trên bàn phím và phím R, khi cửa 
sổ Run hiện ra, bạn gõ Winver và bấm OK. 
- Cửa sổ mới xuất hiện sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về hệ điều hành bạn đang 
sử dụng. 
Không phải ngẫu nhiên mà hệ điều hành Windows lại chiếm một vị trí độc tôn về thị phần 
trên thị trường hiện nay. Vậy Hệ điều hành Windows là gì? 
Nền tảng hệ điều hành Windows được Microsoft khai sinh vào tháng 11 năm 1985. Cho đến 
nay, trải qua nhiều phiên bản với nhiều sự thay đổi, hệ điều hành Windows đã gặt hái rất nhiều 
4 
thành công. Một số loại hệ điều hành windows được kể đến như: Windows 3.1, Window 98, 
Windows XP, Windows 2000, Windows Vista, Windows 7, và Window 8, Windows 10,... Ngoài 
ra, còn phải kể đến các hệ điều hành dành riêng cho máy chủ (Server) như: Window server 2003, 
2008, 2012,... 
2. Những điểm mạnh của nền tảng Windows 
Tính tương thích cao: Vốn là một nền tảng chiếm thị phần sử dụng cao nhất hiện nay nên 
cũng không có gì khó hiểu khi hầu hết các nhà sản xuất đều đầu tư xây dựng phần mềm cũng như 
sản xuất phần cứng hỗ trợ cho hệ điều hành Windows. 
Bảo mật: Về mặt bảo mật, tuy Windows không được bảo mật toàn diện như các nền tảng 
khác như: Linux, Mac OS  nhưng Microsoft vẫn làm việc chăm chỉ hằng ngày để thường xuyên 
cung cấp cho bạn những bản vá các lỗ hổng bảo mật. 
Hỗ trợ nhiều ứng dụng: Có thể nói rằng, Windows hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng bạn cần và 
nhiều hơn rất nhiều, vượt trội hơn so với các hệ điều hành khác. Đơn giản một điều, các nhà viết 
ứng dụng luôn muốn nhắm đến một thị trường có số người sử dụng đông đảo như Windows. 
Hỗ trợ tối đa cho màn hình cảm ứng (Windows 8 trở lên): Các dòng Laptop hỗ trợ màn hình 
cảm ứng đều được vận hành trên nền tảng Windows 8 trở lên. Windows 7 cũng hỗ trợ cảm ứng 
nhưng chưa hoàn thiện bằng Windows 8. 
Kho ứng dụng riêng: Bắt đầu từ Windows 8, Microsoft đã đầu tư một giao diện Metro hoạt 
động song song với giao diện Desktop quen thuộc, và điểm đặc biệt trên giao diện Metro này chính 
là kho ứng dụng Windows Store. Gần đây, số lượng ứng dụng đã bắt đầu tăng lên rất nhanh và nếu 
bạn đang sở hữu một thiết bị có màn hình cảm ứng thì sẽ thật sự tuyệt vời khi sử dụng những ứng 
dụng này. 
3. Điểm yếu của Windows 
Do được sử dụng quá phổ biến nên nền tảng Windows tập trung rất nhiều sự chú ý của 
Hacker, vì thế phần lớn các virus, phần mềm gián điệp, mã độc đều được viết để hoạt động trên 
nền tảng này. Việc phòng chống virus luôn phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Đặc biệt do 
tình trạng sử dụng Windows “lậu” rất cao tại Việt Nam dẫn đến việc sử dụng máy tính cá nhân chứa 
nhiều rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vấn đề bảo mật. 
Bài 3. Hệ điều hành Windows XP 
Windows là phần mềm hệ điều hành của hãng Microsoft. Với giao diện đồ họa thông qua hệ 
thống thực đơn và các hộp hội thoại đa dạng, hệ điều hành Windows dễ sử dụng. Các hệ thống máy 
vi tính hiện nay tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thường dùng hệ điều hành Windows. Thị 
phần sử dụng Hệ điều hành máy tính thống kê đến tháng 9/2015 như sau: 
5 
Hệ điều hành Windows 7 đang là hệ điều hành có số người sử dụng cao nhất (57,67%), tiếp 
đến là: Windows XP (12,14%), Windows 8.1 (11,39%), Windows 10 (5,21%), các hệ điều hành còn 
lại đều chiếm dưới 5%. 
Windows là hệ điều hành đa tác vụ (hay đa nhiệm), nghĩa là có thể thực hiện đồng thời nhiều 
nhiệm vụ. Ví dụ, vừa nghe nhạc, vừa sử dụng phần mềm Excel để tính toán, hay phần mềm 
Winword để soạn thảo văn bản. Ngoài ra hệ điều hành Windows còn có chức năng Plug and Play 
(cắm và chạy) tự động cài đặt các thiết bị được gắn thêm vào hệ thống, cũng như các tiện ích để nối 
kết mạng và Internet. 
1. Cách sử dụng chuột và bàn phím: 
1.1. Sử dụng chuột: 
Trong quá trình làm việc với Windows, thiết bị chuột giúp 
bạn thao tác nhanh hơn và tiện lợi hơn với các đối tượng trong 
Windows. Chuột thường gồm 3 nút bấm (còn gọi là nút chuột trái, 
phải và lăn). Hầu hết các chương trình máy vi tính đều có giao 
diện đồ họa trực quan, các thao tác lệnh đều thực hiện thông qua 
các trình đơn Menu nên việc dùng chuột để thao tác rất thông 
dụng. Đối với nhiều người, chuột được sử dụng nhiều hơn bất cứ 
thiết bị nào khác của máy vi tính. Chuột thường được hiển thị trên 
màn hình dưới dạng một biểu tượng (Icon) hay còn gọi là con trỏ 
chuột. Hình dáng của con trỏ chuột có thể thay đổi tùy theo 
chương trình, vị trí, trạng thái làm việc của chương trình... 
1.1.1. Các nút chuột 
- Nút trái (Left Button): Nằm phía bên trái khi cầm chuột, đây là nút chính được sử dụng 
nhiều nhất. Nhấn nút này 1 lần (Left Click) để chọn, nhấn 2 lần liên tiếp (nhấn đúp, Dubble Click) 
để mở hoặc chạy đối tượng đang được chọn. 
- Nút phải (Right Button): Nằm phía bên phải khi cầm chuột, thường có tác dụng để mở một 
trình đơn (Menu) lệnh, và các lệnh này sẽ thay đổi tùy vào vị trí con trỏ hoặc chương trình. 
Nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy mất phương hướng không biết sử dụng hoặc thoát khỏi 
chương trình ra sao thì hãy nhấn vào nút phải chuột (Right Click), bạn sẽ tìm được cách giải quyết. 
- Nút cuộn (Scroll Button): Thường nằm ở giữa 2 nút trái và phải, có tác dụng cuộn màn hình 
lên/xuống, trong một số chương trình xử lý ảnh nút này có tác dụng phóng to/thu nhỏ (Zoom). 
Ngoài cách sử dụng trên nút cuộn có một cách sử dụng khác mà ít người biết đến đó là nhấn vào nút 
này sau đó di chuyển chuột... 
1.1.2. Sử dụng chuột – Các thao tác với chuột 
Cầm chuột trong lòng bàn tay phải, ngón trỏ đặt lên nút bên trái, ngón giữa đặt lên nút bên 
phải, ngón cái và các ngón còn lại giữ chặt xung quanh thân chuột. Nếu sử dụng tay trái thì cầm 
ngược lại. 
Định vị con trỏ (Pointing): Cầm chuột di và di chuyển chuột theo các hướng, mắt nhìn vào 
màn hình để định vị trí cho con trỏ chuột chỉ vào đúng các đối tượng cần chọn trên màn hình. 
Chọn (Select) một đối tượng: Chỉ con trỏ chuột vào một đối tượng trên màn hình và nhấn nút 
trái chuột một lần để chọn. Nhấn và giữ nút trái chuột sau đó kéo thành một đường bao xung quanh 
để chọn một hoặc nhiều đối tượng nằm trong đó. 
Mở, chạy (Open, Run) một tập tin hoặc chương trình: Chỉ con trỏ chuột vào một biểu tượng 
của tập tin hoặc chương trình ứng dụng và nhấn nút trái chuột hai lần liên tiếp (nhấn đúp) để mở tập 
tin hoặc chạy chương trình đang chọn. 
Kéo và thả (drag and drop): Nhấn, giữ nút trái chuột vào một đối tượng, sau đó di chuyển 
(Move) đối tượng này đến vị trí khác và thả nút trái chuột đang nhấn ra. 
Chọn một đoạn văn bản (Text Select): Đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu của đoạn văn bản, con 
trỏ sẽ chuyển thành dấu I, nhấn và giữ nút trái chuột sau đó kéo đến cuối đoạn văn bản muốn chọn. 
6 
1.1.3. Con trỏ chuột 
Một số chương trình cho phép thay đổi hình dạng của con trỏ chuột khác nhau. Tuy nhiên về 
cơ bản thì con trỏ chuột có những dạng sau: 
1. Trỏ chuột đang ở trạng thái bình thường dùng để 
chỉ, chọn... nhấn chuột vào đối tượng nào đó để chọn 
nó. 
2. Thường xuất hiện khi chỉ vào các liên kết (Link), 
khi nhấn vào các liên kết này thì trình duyệt sẽ được 
mở đến địa chỉ liên kết. 
3. Thường xuất hiện trong các chương trình xử lý 
văn bản hoặc các vùng được phép nhập ký tự văn 
bản (Text), ký tự sẽ xuất hiện ngay tại vị trí của con 
trỏ khi được gõ từ bàn phím. 
4. Xuất hiện để báo thao tác chuột đang thực hiện 
không hợp lệ. 
5. Trỏ chuột đang ở trạng thái xử lý một tác vụ nào 
đó, hiển thị này báo cho người sử dụng biết cần phải 
chờ. 
6. Trỏ chuột đang ở trạng thái thu nhỏ hoặc kéo giãn đối tượng theo hướng của mũi tên. 
7. Trỏ chuột đang ở trạng thái di chuyển (Move) đối tượng theo 4 hướng của mũi tên. 
1.2 Sử dụng bàn phím 
Sử dụng phím Chức năng thực hiện 
Windows key: Kích hoạt menu start 
Ctrl + ESC Kích hoạt menu start 
Application key: Kích hoạt nhanh Shortcut menu 
ALT + F4 Đóng cửa sổ hiện thời hoặc kết thúc một chương trình 
CTRL + F4 Đóng cửa sổ hiện thời trong một chương trình với giao diện 
tài liệu đa cửa sổ (MDI) 
CTRL + C
Sao chép đối tượng vào Clipboard 
CTRL + X Cắt đối tượng vào Clipboard 
CTRL + V Dán đối tượng từ Clipboard 
CTRL + Z Huỷ bỏ (Undo) lệnh, thao tác vừa thực hiện 
CTRL +A Chọn tất cả các đối tượng 
DELETE Xoá các đối tượng đang chọn, xóa kí tự sau con trỏ 
BACKSPACE Quay về cấp thư mục cao hơn, hoặc xóa kí tự trước con trỏ 
F1 Bật chức năng trợ giúp của Windows 
F2 Thao tác nhanh chức năng đổi tên Folder, File 
F3 Bật nhanh chức năng tìm kiếm 
F5 Thao tác nhanh chế độ làm tươi (Refresh) 
2. Một số thành phần giao diện cơ bản của Windows XP 
2.1. Thực đơn Start và thanh tác vụ (Taskbar) 
2.1.1. Thực đơn Start 
Nút Start và thanh tác vụ thường nằm ngang dưới đáy màn hình sau khi khởi động 
7 
Windows. Thông thường, thanh Taskbar được đặt 
ở chế độ luôn vluôn nhìn thấy được. 
Kích chuột vào nút start, thực đơn start xuất 
hiện với các nhóm chức năng cần thiết để bắt 
đầu sử dụng Windows. Thực đơn này sẽ thay đổi 
với từng máy tính khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng 
các chương trình được cài đặt trong máy. Tuy 
nhiên thực đơn này luôn luôn có những thành 
phần cơ bản nhất định như hình bên trên. 
Đối với Windows XP, thực đơn Start 
được chia thành 2 cột. Cột bên trái chứa các 
chương trình vừa được sử dụng trước đó. 
2.1.2. Thanh tác vụ (Taskbar) 
Khi thực hiện một chương trình hoặc mở một cửa sổ, bạn sẽ thấy xuất hiện trên thanh 
Taskbar một nút thể hiện chương trình hoặc cửa sổ mà bạn đang mở. Tại một thời điểm, có thể 
có nhiều cửa sổ được mở để làm việc. Bạn có thể chuyển tới các cửa sổ khác nhau bằng cách 
kích chuột vào các nút trên thanh Taskbar. 
2.1.3. Tắt máy 
Để kết thúc làm việc với Windows, bạn hãy thực hiện theo các bước sau: 
Kích chuột trái vào nút Start và chọn 
Turn off Computer, một hộp thoại xuất hiện 
(hình bên). 
Kích tiếp chuột trái vào nút : Turn Off 
Tuy nhiên, thực hiện tất cả các lệnh này nhanh chóng, trong Windows mặc định cho chúng 
ta khi nhấn nút Power trên Case máy tính, thì máy sẽ tự động thực hiện tất cả các thao tác trên. 
2.2. Màn hình nền (Desktop) 
Màn hình nền (Desktop) của Windows được bố trí rất nhiều các biểu tượng (Icon) khác 
nhau. Sau đây là ý nghĩa một số biểu tượng có sẵn khi cài đặt Windows: 
Biểu tượng Ý nghĩa 
Chứa các tài nguyên trong máy của bạn 
Chỉ cần kích đúp chuột vào đây, bạn có thể mở thư mục chứa các văn 
bản đã có sẵn trên đĩa 
Thùng rác, chứa các đối tượng đã bị xoá để khi cần có thể khôi phục lại 
Trình duyệt Internet của hãng Microsoft, đây là chương trình giúp bạn 
truy cập Internet 
8 
Chương trình Outlook Express, đây là chương trình giúp bạn gửi và nhận 
thư điện tử, rất nhanh và tiện lợi 
Các biểu tượng do người dùng tự tạo gọi là Shortcut, có mũi tên nằm ngay ở phía dưới góc 
trái. Các biểu tượng này liên kết đến một chương trình trên máy, khi kích đúp chuột vào các 
biểu tượng này thì chương trình đó sẽ chạy. 
2.2.1. Sắp xếp các biểu tượng 
- Kích chuột phải vào chỗ trống trên màn hình nền, xuất hiện menu popup: 
- Kích chuột vào mục Arange Icons, xuất hiện thêm một menu popup nhỏ, bao gồm các lựa 
chọn: 
ƒ by Name: Sắp xếp theo tên Icon 
ƒ by Type: Sắp xếp theo kiểu Icon 
ƒ by Size: Sắp xếp theo kích thước Icon 
ƒ by Date: Sắp xếp theo thời gian tạo Icon 
ƒ Auto Arrange: Tự động sắp xếp các Icon 
2.2.2. Đổi tên biểu tượng 
- Bấm chuột phải vào biểu tượng cần đổi tên, xuất hiện một menu popup. Kích tiếp chuột vào 
mục Rename. Gõ tên mới cho biểu tượng và nhấn Enter. 
- Phím tắt thực hiện: F2 
2.2.3. Xoá biểu tượng 
 - Bấm chuột phải vào biểu tượng cần xoá, xuất hiện một menu popup 
- Kích tiếp chuột vào mục Delete. Một hộp thoại sẽ hiện ra hỏi bạn có chắc chắn xoá biểu 
tượng này không? Bạn hãy kích chuột vào nút Yes nếu chắc chắn xoá. 
3. Các thiết bị lƣu trữ, thƣ mục, tệp tin 
3.1. Xem thông tin về ổ đĩa 
Để xem các thông tin về ổ đĩa, trên màn hình nền 
Desktop, Click đúp chuột vào biểu tượng My Computer. 
Cửa sổ My Computer xuất hiện như sau: 
Để xem thông tin về một ổ đĩa, bạn kích chuột phải 
vào ổ đĩa và chọn Properties: 
3.2. Xem thông tin về thƣ mục 
Để xem thông tin về một thư mục, tệp tin, bạn kích chuột phải vào đối tượng đó và chọn 
9 
Properties: 
 Phân vùng C: như hình bên phải được định dạng NTFS, đây là định dạng bắt buộc đối với hệ 
điều hành Windows 7, Windows 8, Windows 10. 
Kích thước file và dung lượng tối đa của phân vùng dùng NTFS có thể rất lớn. Một số tính 
năng hiện đại của NTFS có thể kể đến là các tính năng về bảo mật như: đặt quyền truy cập cho tập 
tin; ghi nhận những thay đổi dữ liệu giúp dễ dàng phục hồi nếu máy tính gặp sự cố; tạo các bản sao 
(copy) dành cho sao lưu (backup); mã hoá (encryption); đặt hạn ngạch đĩa (disk quota limit)... cùng 
một số tính năng khác. Chúng rất quan trọng cho các phân vùng hệ thống, đặc biệt là tính năng đặt 
quyền truy cập cho tập tin. 
Bài 4: Sử dụng chƣơng trình Windows Explorer. 
1. Sử dụng chƣơng trình Windows Explorer 
1.1. Khởi động chƣơng trình 
Cách 1: Kích chuột vào nút Start, chọn nhóm Programs sau đó chọn Windows Explorer 
Cách 2: Bấm chuột phải lên nút Start, 
chọn Explorer. Khi đó, trên màn hình xuất hiện 
một cửa sổ như sau: 
1.2. Giao diện của chƣơng 
trìnhWindows Explorer 
Cửa sổ được chia làm hai phần. Phần 
bên trái hiển thị danh sách các ổ đĩa, thư mục, 
các tài nguyên có trong máy của theo dạng 
phân cấp hình cây. Phần bên phải hiển thị nội 
dung của thành phần hiện thời mà bạn đang 
chọn ở bên trái. Bạn cần chú ý đến một số 
10 
thành phần sau: 
Thanh thực đơn (menu): 
 Thanh thực đơn chứa các nhóm lệnh của cửa sổ chương trình. Nhóm File chứa các lệnh 
tạo thư mục và tệp. Nhóm Edit chứa các lệnh liên quan đến các thao tác Copy, Cut, Paste. Nhóm 
View chứa các lệnh về trình bày, hiển thị giao diện cửa cửa sổ chương trình. Nhóm Favorites 
chứa liên kết liên quan đến các thư mục, chương trình, các trang Web mà bạn yêu thích.... 
Thanh công cụ (Toolbar): 
Trên thanh công cụ chứa một số nút lệnh thông dụng, ý nghĩa của các nút lệnh này được 
trình bày trong bảng sau: 
Nút lệnh Ý nghĩa 
Back Quay trở lại trạng thái sau 
Forward Quay về trạng thái trước 
 Up Trở về thư mục mẹ của thư mục hiện thời 
 Copy Sao chép thư mục, tệp 
 Cut 
Di chuyển thư mục, tệp vào bộ đệm 
(Clipboard) 
 Paste Dán tệp, thư mục từ bộ đệm ra thư mục đích 
 Undo Huỷ các thao tác đã thực h

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_vien_chuc_mon_tin_hoc_nam_hoc_2016_2017.pdf