Tài liệu ôn thi THPT quốc gia Sinh học 2017 - Thịnh Nam

pdf 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT quốc gia Sinh học 2017 - Thịnh Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn thi THPT quốc gia Sinh học 2017 - Thịnh Nam
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên tại: Moon.vn TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA – MÔN: SINH HỌC 
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi THPT QG online môn Sinh học số 1 Việt Nam Trang 1 
CÔNG PHÁ CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO 
PHẦN: QUY LUẬT DI TRUYỀN 
(Các em nên học theo khóa học 2017 để có bài giảng và đề thi 
bám sát với xu thế đề thi THPT QG năm 2017) 
Câu 1: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các cặp gen cùng nằm trên 
một cặp NST thường và liên kết hoàn toàn. Xét các phép lai sau: 
(1) P: 
Ab
ab
Dd × 
ab
ab
Dd. (2) P: 
Ab
ab
Dd × 
aB
aB
DD 
(3) P: 
AB
ab
DD × 
Ab
ab
dd. (4) P: 
aB
ab
Dd × 
Ab
Ab
Dd 
(5) P: 
Ab
ab
Dd × 
aB
ab
Dd. (6) P: 
Ab
aB
Dd × 
Ab
aB
Dd 
Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3: 3: 1: 1 
A.3. B.2. C.1. D.4 
Câu 2: Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa, Bb liên kết không hoàn trên cặp nhiễm sắc thể thường. 
Khi lai hai cơ thể dị hợp hai cặp gen trên, các cá thể thu được ở thế hệ F1 có kiểu gen ab/ab chiếm 
6%. Biết rằng hoạt động của các nhiễm sắc thể ở hai giới giống nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Tính theo lí thuyết, 1000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế 
bào xảy ra hiện tượng hoán vị. 
B. Tính theo lí thuyết, 2000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế 
bào không xảy ra hiện tượng hoán vị. 
C. Tính theo lí thuyết, 1000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế 
bào không xảy ra hiện tượng hoán vị. 
D. Tính theo lí thuyết, 2000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 400 tế 
bào xảy ra hiện tượng hoán vị. 
Câu 3: Xét 2 cặp alen Aa, Bb nằm trên NST thường. Mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn 
toàn. Quá trình di truyền xảy ra liên kết gen. 
Cho các phát biểu sau: 
(1) F1: (Aa, Bb) x (Aa, bb) → F2 xuất hiện 3 loại kiểu hình theo tỉ lệ 1:2:1. Kiểu gen của P có thể là 
1 trong số 2 trường hợp. 
(2) F1: (Aa, Bb) x (aa, bb) → F2 xuất hiện 2 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau. Có 3 phép lai phù 
hợp với kết quả trên. 
TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA – MÔN: SINH HỌC Thầy THỊNH NAM 
Trang 2 Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi THPT QG online môn Sinh học số 1 Việt Nam 
(3) F1: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) → F2 xuất hiện 3 loại kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 thì kiểu gen của F1 có 
thể là 1 trong 2 trường hợp. 
(4) Thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1. Có 2 phép lai phù hợp với kết quả trên. 
(5) Nếu thế hệ lai có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau thì sẽ có 1 phép lai phù hợp với kết quả 
trên. 
Số phát biểu có nội dung đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 4: Có 2 cá thể ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với nhau, thu 
được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó ruồi thân đen, cánh dài chiếm tỉ lệ 4,5%. 
Cho các phát biểu sau: 
(1) Hai cặp tính trạng hình dạng thân và chiều dài cánh di truyền liên kết với nhau. 
(2) Có xảy ra hoán vị gen với tần số 9%. 
(3) P có kiểu gen dị hợp tử chéo về hai tính trạng trên. 
(3) Tính xác suất xuất hiện ruồi đực F1 mang kiểu hình lặn ít nhất về 1 trong 2 tính trạng trên là 
14,75%. 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 5: Đem giao phấn giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen, đời F1 chỉ xuất 
hiện cây chín sớm, quả trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 4 kiểu hình, gồm 9998 cây, trong đó 
có 101 cây chín muộn, quả xanh. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau: 
(1) Các tính trạng chín sớm, quả xanh là trội so với tính trạng chín muộn, quả trắng. 
(2) Cả hai cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST. 
(3) F1 có kiểu gen dị hợp tử đều. 
(4) Kiểu hình chín sớm, quả trắng xuất hiện ở F2 chiếm tỉ lệ 51%. 
(5) Hoán vị gen xảy ra ở một trong hai bên bố mẹ với tần số 20%. 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_sinh_hay_va_kho_thay_THINH_NAM_VA_THAY_HONG_THAT.pdf