Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH 
I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI
1. Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở châu Phi
a. Từ 1945 – 1975
- Từ những năm 50 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triển mạnh trước hết là ở Bắc Phi. Mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (3/7/1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập (6/1953). Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri (1962).
 - Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như Tuy-ni-di, Ma-rốc (1956), Xu-đăng (1956), Gana (1957) ...
- Đặc biệt, năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.
- Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của nó.
b. Từ 1975 đến nay
- Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).
- Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, tháng 2.1990, chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) bị xóa bỏ. Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (1994).
2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi đã thu được một số thành tựu kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài). Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Liên minh châu Phi đang triển khai nhiều chương trình chiến lược vì sự phát triển của châu lục.
II. CÁC NƯỚC MỸ LATINH 
1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc
 - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đều là những nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm mọi cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài. Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. Để ngăn chặn phong trào của quần chúng, Mĩ tìm cách đàn áp phong trào và thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba:
+ Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước (khoảng 20 000 người).
+ Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Caxtơrô. 
+ Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Cuba bùng nổ và không ngừng phát triển. 
+ Ngày 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô đã tấn công vào pháo đài Môncađa. Cuộc khởi nghĩa không thành, nhiều người bị sát hại, Phiđen Caxtơrô cùng nhiều đồng chí của ông bị cầm tù. Khi ra tù, Phiđen Caxtơrô sang Mêhicô chuẩn bị lực lượng. 
+ Đến cuối năm 1956, ông cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài.
+ Giữa năm 1958, nghĩa quân tấn công hầu khắp các mặt trận, giải phóng được nhiều thành phố và vùng nông thôn rộng lớn. Cuối năm 1958, nghĩa quân chiếm được pháo Xanta Clava, án ngữ thủ đô Lahabana. 
+ Ngày 31/12/1958, tên độ tài Batixta chạy trốn ra nước ngoài.
+ Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba thành lập do Phiđen Caxtơrô đứng đầu.
- Do ảnh hưởng của cách mạng Cuba, trong những năm 60 – 70 phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển và giành nhiều thằng lợi: Nhân dân Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama vào năm 1999, năm 1983 có 13 quốc gia ở Caribe giành được độc lập.
- Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh và tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba. Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang. , biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru)
* Ý nghĩa
- Thắng lợi của cách mạng Cuba đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập cho đất nước.
- Cuộc cách mạng Cuba đi vào lịch sử như “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh, là nguồn gốc cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NICs) như Brazil, Argentina, Mehico.
+ Sau khi cách mạng thành công, Cuba tiến hành cải cách dân chủ. 
+ Năm 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao. 
- Trong thập niên 80, các nước Mỹ La-tinh lâm vào tình trạng suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động chính trị (Argentina, Bolivia, Brazil, Chi Lê)
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng .Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn).

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh.doc