Đề thi thử chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
 Môn thi : 	 LỊCH SỬ
 Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi : 13/03/2017
(Đề thì có 04 trang)
I. TỰ LUẬN. (12 điểm)
Câu 1 ( 3,5 điểm )
Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo em, có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản”? 
Câu 2 (3,0điểm) 
Nét chính về sự ra đời và hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chọn và phân tích một sự kiện mà theo anh (chị) nó đã tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển của tổ chức này.
Câu 3 (3,5 điểm) 
So sánh những điểm giống và khác nhau về tình hình nước ta sau khi Hiệp định Giơ ne vơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) theo mẫu: tình hình, nhiệm vụ, chủ trương của Đảng, kết quả, ý nghĩa. Qua đó hãy cho biết đặc điểm lớn nhất của cách mạng VN trong thời kỳ 1954-1975 là gì?
Câu 4 (2,0 điểm)
Vì sao 1986 Việt Nam tiến hành đổi mới? Hiện nay đất nước ta việc đổi mới có cần thiết không? Vì sao?
II. TRẮC NGHIỆM ( 8,0 điểm)
Câu 1: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn ái Quốc khởi thảo, đó là: 
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản 
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để
C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc 
Câu 2: Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào đã buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari?
	A. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.	 B. Trong chiến tranh cục bộ.	
	C. Trong chiến tranh đặc biệt.	 D. Việt Nam hóa chiến tranh
Câu 3: An Nam cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức nào?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Những hội viên tiên tiến trong tổng bộ và kì bộ ở Nam kì của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
C. Tân Việt cách mạng đảng
D. Số còn lại của Việt Nam quốc dân đảng
Câu 4: Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là lực lượng nào?
A. Công nhân và nông dân
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập
C. Công nhân, nông dân, tư sản và địa chủ phong kiến 
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản
Câu 5: Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong; những năm 1919-1925?
A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa cồng nhân và nông dân trong (cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 6: Tập đoàn Ních-xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ cơ bản gì?
A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.	
B. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.	
C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.	
D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Câu 7. Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
Cách mạng là sụ nghiệp của quần chúng.
Cách mạng phải do đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.
Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới.
A. Tạp chí Thư tín quốc tế.	B.	“Bản án chế độ thực dân Pháp”,
C. “Đường kách mệnh”.	D.	Tất cả đều đúng.
Câu 8. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:
A. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
B. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
C. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
Câu 9. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy" vì:
A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
Câu 10. Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh:
A. Từ năm 1945 đến năm 1959
B. Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ XX,
C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX.
D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay.
Câu 11. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô):
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận,
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 12: Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rơ ̃về khoa học-kĩ thuật
A. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
B. Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước 
C. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ.
D. Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh
Câu 13: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ II?
A. Biết xâm nhập thị trường thế giới 
B. Tác dụng của những cải cách dân chủ 
C. Truyền thống " Tự lực tự cường"
D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
Câu 14: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là:
A. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang .
B. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới . 
C. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu .
D. Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt .
Câu 15: Hai cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua, là những cuộc cách mạng nào ?
A.Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
B.Cuộc caćh mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
C.Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX
D.Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX 
Câu 16 “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Chỉ thị toàn Quốc kháng chiến của BTV TW Đảng 
C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. D.Tuyên ngôn độc lập. 
Câu 17. Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu đông 1947 vì ?
A. Pháp chuyển từ chiến lược “tằm ăn dâu” sang chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Pháp vừa nhận được viện binh.
C. Muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
D. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.
Câu 18. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được ở chiến dịch Việt Bắc – thu đông là ?
A. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
B. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
C. Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.
D. Làm phá sản kế họach “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta
Câu 19: Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang
B. Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plây-Cu, Luôngphabang
C. Đ iện Biên Phủ, Sê Nô, Plây-Cu, Luôngphabang.
D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Pl ây-Cu, Sầm Nưa 
Câu 20: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ ?
A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7 – 1956.
C. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
D. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình..
Câu 21: Chính sách nào của Mỹ Diệm được thực hiện trong chiến lược Chiến tranh một phía ở miền Nam ?
A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống.
B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.
C. Mở chiến dịch “ tố cộng “, “ diệt cộng “, thi hành “ luật 10 – 59 “, lê máy chém khắp miền Nam.
D. Thực hiện chính sách “ đả thực “, “ bài phong “, “ diệt cộng “.
Câu 22: “Đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của ta trong ?
A. Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt ”. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1972. D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy muà xuân 1975.
Câu 23: Điểm khác nhau giữa “chiến tranh đặc biệt’’ và “Việt nam hóa chiến tranh” là gì?
A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ. B. Có sự phối hợp đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mỹ
C. Dưới sự chỉ huy cuả hệ thống cố vấn quân sự Mỹ. D. Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân nguỵ.
Câu 24: Ý nghĩa nào sau đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?
A. Mở ra bước ngoặc của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
B. Giáng một đòn mạnh vào quân ngụy và quốc sách ”bình định” của Việt Nam hóa chiến tranh.
C. Buộc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền bắc 12 ngày đêm..
D. Buộc Mỹ tuyên bố” Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bạI của Mỹ trong chiến lược”Việt nam hóa chiến tranh”.
Câu 25: “Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực”. Câu nói trên được nêu ra trong hội nghị nào?
A. Hội nghị lần thứ 15 của Đảng(01-1959). B. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng(7-1973)..
C. Hội nghị Bộ Chính trị ( 30-9 đến 7-10-1973). D. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18-12-1974 đến 8-01-1975).
Câu 26: Với chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?
A. Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
B. Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm1976. 
C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuốI 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975là thời cơ và chỉ thị rõ: ”Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”..
Câu 27: Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì ?
A. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc..
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Tạo điều kiện cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước.
D. Ở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử: Cả nước độc lập thống nhất cùng tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 28: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI là gì ?
A.Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B.Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước
Câu 29: Yếu tố nào sau đây không thuộc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần 2?
A. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới như máy tính, máy tự động 
 B. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
C. Thời gian từ phát minh đến ứng dụng được rút ngắn
 D. Chuyển từ vĩ mô sang vi mô.
Câu 30: Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là?
A. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc.
B. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới,
C. Giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường.
D. Giải quyết tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới.
Câu31: Sắp xếp theo thời gian những sự kiện lịch sử chính đã diễn ra ở Liên Xô từ 1985 đến 1991
1. Chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
2. Công cuộc cải tổ thất bại
3. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập bao gồm 11 nước.
4. Tổng thống M.Goocbachốp tuyên bố bắt đầu công cuộc cải tổ về mọi mặt ở Liên Xô.
A. 1, 4, 2, 3 	B. 3, 4, 1, 2 	C. 4, 2, 3, 1 	D. 4, 3, 2, 1
Câu 32: Ngày 11/09/2001 đã xảy ra sự kiện gì buộc Mỹ phải có sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỷ XXI?
A. Chiến tranh Vùng Vịnh 	B. Chiến tranh Ap-ga-nix-tan
C. Chiến tranh với phiến quân IS 	D. Chủ nghĩa khủng bố tấn công vào Mỹ
..HẾT
 - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 - Cán bộ, giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_HSG_12_Cuc_hay_60tl_40_tn.docx