Tiêu hóa Câu 1. Nêu ưu điểm của tiêu hóa trong ống với tiêu hóa trong túi? Trả lời Nội dung Tiêu hóa trong ống Tiêu hóa trong túi Cơ quan chuyên hóa Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận tiêu hóa thực hiện các chức năng khác nhau => thức ăn được biến đổi và hấp thụ hoàn toàn Chưa xuất hiện cơ quan chuyên hóa => thức ăn không được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn Thức ăn và chất cặn bã Thức ăn đi theo một chiều => không bị trộn lẫn với chất thải Thức ăn bị trộn lẫn với chất thải Dịch tiêu hóa Không bị hòa loãng Bị hòa lẫn với nước Câu 2. Hãy điền đặc điểm tiêu hóa của các nhóm động vật vào bảng phân biệt sau: Nội dung Động vật đơn bào Động vật đa bào bậc thấp Động vật đa bào bậc cao Kiểu tiêu hóa Nội bào Ngoại bào Ngoại bào Cơ quan tiêu hóa - Chưa có, chỉ có không bào tiêu hóa tạm thời Bắt đầu hình thành nhưng chỉ là ruột hình túi đơn giản, chỉ có 1 lỗ miệng duy nhất thông ra ngoài và chỉ có tế bào tiết dịch - Phân hóa cấu tạo và chuyên hóa chức năng - Gồm 2 phần: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa Cách nhận thức ăn Thực bào nhờ co bóp của khối nguyên sinh chất Nhờ các tua, xúc tu xung quanh miệng Nhờ các cơ quan ở miệng như răng, lưỡi. Biến đổi thức ăn Nhờ enzim thuỷ phân trong lizoxom tiết ra để biến đổi thức ăn Nhờ enzim của tế bào tuyến trong túi ruột để biến đổi thức ăn Thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học nhờ các enzim có trong các tuyến tiêu hóa Câu 3. Mô tả quá trình tiêu hoá ở trùng đế giày? Từ đó rút ra nhận xét gì về tiêu hoá ở động vật đơn bào? Trả lời * Tiêu hoá ở trùng đế giày: - G/đ 1: TĂ được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào lõm xuống hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong. - G/đ 2: Lizôxoom gắn vào không bào tiêu hoá-> tiết E tiêu hoá vào không bào tiêu hoá -> thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản. - G/đ 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Phần thức ăn không tiêu hoá được trong không bào ra ngoài theo kiểu xuất bào. * Nhận xét: - Ở động vật đơn bào thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá-> tiêu hoá nội bào ( tiêu hoá bên trong tế bào).. - Tiêu hoá hoá học.. Câu 4. Tại sao giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hoá mà vẫn sống bình thường ? Trả lời * Chất dinh dưỡng có sẵn trong ruột non dễ dàng chui qua bề mặt cơ thể mỏng cảu sán dây và giun chỉ-> hệ TH của chúng không cần thiết nữa và bị thoái hoá hoàn toàn * Vì: - Nghiền nát TĂ, phá vỡ thành xenlulôz của TB TV-> tạo điều kiện cho TH thức ăn trong dạ dày và ruột non - Làm tăng tiết nước bọt -> tạo môi trường ẩm và kiềm trong dạ cỏ để VSV: hoạt động thuận lợi Câu 5. Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều hướng nào? Trả lời Hướng tiến hóa - Cấu tạo ngày càng phức tạp: + Từ không có cơ quan tiêu hoá (động vật dơn bào) đến có cơ quan tiêu hóa (động vật đa bào) + Từ túi tiêu hóa (ruột khoang) đén ống tiêu hóa (động vật có xương sống) - Chức năng ngày càng chuyên hóa: + Các bộ phận của ống tiêu hóa đảm nhiệm những chức năng riêng, mang tính chuyên hóa cao đảm bảo tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn + Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. Nhờ tiêu hóa ngoại bào mà động vật ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn Câu 6: Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ? Cơ chế của hiện tượng đó? Trả lời - Ý nghĩa: + Dễ dàng trung hóa tính axit của thức ăn +Đủ thời gian để enzim do tụy và ruột tiết ra tiêu hóa thức ăn + Đủ thời gian hấp thu chất dinh dưỡng - Cơ chế: + Sự co bóp dạ dày với áp lực ngày càng tăng => mở cơ vòng môn vị => thức ăn từ dạ dày sang ruột + Thức ăn xuống ruột => môi trường tá tràng bị thay đổi từ kiếm =>axit > phần co thắt cơ vòng môn vị Câu 7: Cho biết cơ quan tiêu hóa và hình thức tiêu hóa ở những động vật sau đây: Trùng đế giày, thủy tức, cá chép, giun đất, giun dẹp. Trả lời Trùng đế giày: chưa có cơ quan tiêu hóa, Tiêu hóa nội bào Thủy tức, giun dẹp: túi tiêu hóa, tiêu hóa nội bào và ngoại bào Cá chép, giun đất: ống tiêu hóa, tiêu hóa ngoại bào Câu 8: Tại sao người ta thường nói “Nhai kĩ no lâu”? Trả lời Vì: + Ở động vật và người các chất dinh dưỡng được thu nhận từ quá trình tiêu hóa thức ăn: thức ăn được biến đổi trong hệ tiêu hóa: miếng(nhai)=>thực quản => dạ dày =>ruột =>chất đơn giản cung cấp cho cơ thể + Nhai giúp cắt nhỏ, xé, nghiền thức ăn thành những mẩu nhỏ. Càng nhai kĩ thức ăn càng nhỏ => diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa cang lớn => tiêu hóa càng nhanh và thức ăn càng được biến đổi triệt để => cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với nhai vội vàng => cơ thể no lâu hơn Câu 9: Hãy dự đoán ở động vật ăn thịt sống, giả sử ta bỏ một miếng thịt nạc còn nguyên vẹn vào ruột non thì nó sẽ biến đổi như thế nào? Trả lời Miếng thịt đó hầu như không hề bị biến đổi vì: + Mỗi bộ phận cơ quan tiêu hóa đảm nhận một chức năng nhất định + Quá trình biến đổi thức ăn chỉ diễn ra trọn vẹn khi các bộ phận cấu thành cơ quan tiu hóa còn hoàn chỉnh và thức ăn được biến đổi theo trình tự + Các enzim được tiết ra từ dịch ruột không có khả năng phân hủy protein nguyên vẹn mà chỉ phân hủy được các chuỗi polypeptit ngắn Câu 10. Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ?. Chúng có tác dụng gì? Trả lời: - Vì: chim không có răng để nghiền=> thức ăn không được biến đổi cơ học ở khoang miệng - Tác dụng: + Giúp nghiền nhỏ thức ăn dễ dàng nhờ lớp cơ dày, khỏe, chắc chắn của mề co bóp + Chà sát thức ăn đã được làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều Câu 11. Dạ dày gà có bao nhiêu túi: Trình bày đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày gà? Trả lời - Dạ dày gà có 2 túi: dạ dày tuyến và dạ dày cơ - Biến đổi thức ăn: thức ăn từ thực quản (diều) chuyển xuống dạ dày tuyến rồi qua dạ dày cơ để biến đổi một phần: + Dạ dày tuyến có lớp niêm mạc chứa tuyến vị tiết dịch tiêu hóa (pepsin) thấm lên thức ăn hạt có kích thước lớn + Dạ dày cơ: cấu tạo từ lớp cơ dày. Khỏe và chắc giúp nghiền nát hạt đã thấm dịch tiêu hóa tạo một phần chất dinh dưỡng Câu 12. Nêu các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hóa thức ăn ở ống tiêu hóa của thú ăn thịt, thú ăn tạp và thú ăn thực vật? = Lập bảng so sánh sự khác nhau cơ bản trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn thực vật, với động vật ăn tạp và ăn thịt? Trả lời Biến đổi thức ăn ĐV nhai lại ĐV có dạ dày đơn Chim ăn hạt và gia cầm Biến đổi cơ học - Răng phát triển bề mặt nghiền, các răng đều bằng nhau - Nhai sơ qua ở lần nhai đầu, sau đó ợ lên nhai lại và nhai kĩ hơn ở lần nhai sau - TĂ được vận chuyển từ miệng => dạ cỏ => dạ tổ ong=> miệng =>dạ lá sách => dạ múi khế Nhai kĩ hơn lần nhai đầu tiên của ĐV nhai lại - Không có răng - TĂ được tích trữ ở trong diều - Ở dạ dày có dạ dày cơ (mề) để co bóp và nghiền thức ăn Biến đổi hóa học Ở miệng: biến đổi tinh bột => mantozo do amilaza trong tuyến nước bọt tiết ra Ở dạ dày: tiêu hóa protein và xenlulozo Ở ruột non: tiêu hóa tất cả các lại CHC Biến đổi sinh học - Xảy ra ở dạ cỏ, là nơi chứa VSV cộng sinh có khả năng tiết xenlulaza để biến đổi xenlulozo thành glucozo - Hệ VSV là nơi cung cấp protein chủ yếu cho ĐV nhai lại - Xảy ra ở manh tràng, ruột tịt phát triển thành manh tràng, chứa các VSV cộng sinh để biến đổi xenlulozo Không có Câu13 . Sự tiêu hoá của ruột non ở giai đoạn nào là kém nhất? Giải thích? Trả lời TH ở phần tá tràng trước khi có ống mật đổ vào là kém nhất do : muối mật làm nhũ tương hoá mỡ-> tăng khả năng TH mỡ của lipaza lên gấp 15 lần... Câu 14: Chứng minh: cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng biến đổi và hấp thụ chất dinh dưỡng? Trả lời Ruột non có bề mặt hấp thụ tăng lên hàng trăm tới hàng nghìn lần nhở được cấu tạo bởi 3 cấp độ: + Niêm mạc ruột gấp nếp nhiều + Trên niêm mạc ruột có nhiều lông ruột + Trên đỉnh các lông ruột lại gồm nhiều các lông cực nhỏ Câu 15: Các chất dinh dưỡng sau khi được biến đổi ở ruột non sẽ được hấp thụ theo những cơ chế nào? Phân biệt các cơ chế đó? Trả lời Cơ chế hấp thụ các chất dinh dưỡng: chủ yếu theo cơ chế chủ động, một phần theo cơ chế khuyếch tán Phân biệt Nội dung Cơ chế khuyếch tán Cơ chế chủ động Các chất hấp thụ Gixerin, axit béo, các VTM tan trong dầu.. Glucozo, aa. Chiều vần chuyển Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao Năng lượng KHông tiêu dùng NL Cần tiêu dùng NL * Các chất hấp thụ được vận chuyển theo con đường máu (đi qua gan) và đường bạch huyết trở về tim để phân phối tới các tế bào Câu 16:Phân biệt cơ quan tiêu hóa của động vật ăn hạt và động vật ăn cỏ? Trả lời Cơ quan tiêu hóa Động vật ăn hạt Động vật ăn cỏ Miệng Có mỏ sừng, không răng Có răng của, răng nanh, răng hàm Dạ dày Có dạ dày tuyến và dạ dày cơ Có 4 ngăn ở động vật nhai lại và 1 ngăn ở động vật không nhai lại Ruột non Ngắn Dài và cuộn xoắn Manh tràng ngắn Phát triển dài, có nhiều VSV giúp tiêu hóa thức ăn xenlulozo Câu 17: Tại sao động vật ăn cỏ có thức ăn chứa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển bình thường? Trả lời Vì: + Trong hệ tiêu hóa của động vật ăn cỏ có hệ VSV tiết ra enzim xenlulaza giúp tiêu hóa thức ăn xenlulozo + VSV cũng chính là nguồn cung cấp protein cho cơ thể vật chủ Câu 18: Ở động vật ăn thịt và ăn tạp, quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện ở đâu là quan trọng nhất?. Tại sao? Trả lời Ở động vật ăn thịt và ăn tạp, quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất vì: + Ở miệng và dạ dày thức ăn chỉ biến đổi chủ yếu về mặt cơ học nhờ răng và thành dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hóa học chủ yếu ở ruột + Ở ruột non có đủ tất cả các enzim của tuyến tụy, tuyến ruột và gan để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi (lipit) hoặc mới chỉ biến đổi một phần(gluxit và protein) thành các chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được Câu 19. Vì sao ở bò thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucozo trong máu? Trả lời Vì: Trong dạ cỏ có các VSV sống cộng sinh. Các VSV này phân hủy xenlulozo trong thức ăn, tong môi trường yếm khí đã tạo ra axit béo làm nguyên liệu cho hô hấp nội bào tức là thay thế phần lớn vai trò của glucozo. Glucozo không còn đóng vai trò chính trong hô hấp=> máu bò có nồng độ glucozo rất thấp Động tác nhai lại thức ăn ở động vật nhai lại có tác dụng gì ? Câu 20: Cho biết lợi ích của việc VSV sống cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật? Trả lời Cộng sinh giúp 2 bên cùng có lợi: - VSV lợi dụng môi trường thuận lợi trong dạ cỏ hoặc manh tràng để sinh sống và sinh sản - ĐV có xương sống không tự sản xuất ra enzim xenlulơz nhưng VSV sản xuất ra được cùng với các enzim khác giúp phân hủy xenlulôzo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật thành các chất đơn giản cho bản thân chúng và động vật ăn thịt khác - VSV đi cùng thức ăn đến phần sau của ống tiêu hóa trở thành nguồn cung cấp protein quan trọng cho động vật ăn thực vật Câu 21: Trong hệ tiêu hóa người, khi cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây: dạ dày, túi mật, tụy thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa?. Vì sao? Trả lời - Cắt bỏ tụy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất - Vì: tụy tiết ra nhiều enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn, trong khi đó dạ dày chỉ tiết ra E pepsinogen cùng với HCl để biến đổi một phần thức ăn là protein. Còn nếu cắt túi mật thì mật từ gan có thể chuyển theo ống dẫn đến tá tràng, ít ảnh hưởng đến tiêu hóa SĐ 3: Cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hoá ở động vật ăn thịt. CẤU TẠO CHỨC NĂNG TUYẾN TIÊU HOÁ ỐNG TIÊU HOÁ Amilaza Nước bọt Miệng Răng: Nghiền nhỏ thức ăn Tinh bột Đường Thực quản Vận chuyển thức ăn xuống Pepsin Tuyến vị Dạ dày Cơ: Co bóp, nghiền thức ăn. Prôtêin Pôlipeptit Enzim Tuyến gan Ruột non Pr, Li, G aa, ab, nu.. Tuyến tuỵ (Thức ăn) (cơ thể hấp thụ) Tuyến ruột Ruột già Hấp thu lại nước Hậu môn Thải cặn bã ra ngoài SĐ 7 : Quá trình tiêu hoá thức ăn của Động vật nhai lại ỐNG TIÊU HOÁ CHỨC NĂNG Ợ lên miệng Thức ăn Miệng Nhai lần 1 Nhai lần 2 Thực quản Vận chuyển thức ăn xuống Dạ cỏ Co bóp, trộn nước bọt Dạ tổ ông Co bóp, trộn amilaza, vsv Dạ dày Dạ lá sách VSV tiêu hoá xenlulozơ Pepsin Hệ enzim enzim Dạ múi khế Co bópPr Pôlipeptit Ruột non Pr, li, G aa,abéo,nu.. Ruột già Hấp thụ Hậu môn Thải bã ra ngoài SĐ 8: Hướng tiến hoá của cơ quan tiêu hoá ở Động vật(Mục I – Bài 15) Cơ quan tiêu hoá Không có Túi tiêu hoá Ống tiêu hoá Hình thức tiêu hoá Nội bào Nội +Ngoại bào Ngoại bào Biến đổi thức ăn Biến đổi hoá học Biến đổi cơ học + hoá học Hấp thụ dinh dưỡng Không chuyên Cơ quan chuyên hoá Câu hỏi ôn tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ĐV Câu 1: Phân biệt tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào? Câu 2: Trình bày quá trình tiêu hóa ở trùng biến hình? Câu 3: Nêu các quá trình biến đổi thức ăn ở các phần khác nhau của ống tiêu hóa? Câu 4: Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở ĐV ăn thịt, ăn tạp và ăn thực vật? Câu 5: Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan tiêu hóa?.Vì sao? Câu 6: Chứng minh: cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng biến đổi và hấp thụ chất dinh dưỡng? Câu 7: Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường? Câu 8: Chứng minh các hình thức hô hấp ở cá, ở chim, ở sâu bọ đạt hiệu quả cao với từng môi trường sống của chúng? Câu 9: Các chất dinh dưỡng sau khi được biến đổi ở ruột non sẽ được hấp thụ theo những cơ chế nào? Phân biệt các cơ chế đó? Câu 10: Tại sao trong mề gà khi mỏ ra thường có những hạt sỏi nhỏ. Chúng có tác dụng gì? Câu 11: Nêu các chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn giữa các lớp trong các ngành động vật ? Câu 12: Ở động vật có kích thước lớn, các tế bào cơ thể tiếp nhận các chất cần thiết lấy từ môi trường ngoài hoặc loại bỏ các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể bằng cách nào và theo con đường nào? Câu 13: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Tại sao ở sâu bọ có hệ tuần hoàn hở còn ở giun đốt có hệ tuần hoàn kín? Câu 14: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép? Vẽ sơ đồ đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở? Câu 15: Tại sao khi tách rời tim ra khỏi cơ thể thì vẫn có khả năng co bóp bình thường nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và Oxi?. Giải thích cơ chế của hoạt động này ở tim người? Câu 16: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? So sánh nhịp tim của trẻ em và người lớn?. Giải thích? Câu 17: Huyết áp là gì?Khi đo huyết áp ở người bình thường là 120/80mmHg. Trị số này có ý nghĩa gì? Câu 18: VÌ sao người già dễ bị mắc bệnh cao huyết áp?. Để hạn chế mắc bệnh cần chú ý chế độ ăn uống như thế nào? Câu 19: Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch? Câu 20: Vẽ sơ đồ cơ chế cân bằng nội môi? Tai sao cần phải có cân bằng nội môi? Câu 21: Vì sao người mắc bệnh gan thường có hiện tượng phù nề? Câu 22: Nêu cơ chế điều hòa nước trong trường hợp cơ thể thiếu hoặc thừa nước? Câu 23: Nêu vai trò của thận trong việc điều hòa hàm lượng muối khoáng trong cơ thể? Câu 24: TẠi sao sau bữa ăn, hàm lượng đường tăng cao nhưng trong máu hàm lượng đường vẫn giữ ở mức ổn định 1,2g/l? Câu 25: Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì có hiện tượng gì xảy ra? Câu 26: Sự điều chỉnh pH nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào? HÔ HẤP Câu 1: Nêu ưu điểm về cấu tạo và hoạt động hô hấp của chim và côn trùng? Trả lời - Ở côn trùng: hệ hô hấp gồm: + Hệ thống ống khí thông với lỗ thở + Ống khí phân nhánh nhỏ dần + Đưa O2 tiếp xúc trực tiếp tới từng tế bào + Hoạt động co giãn của cơ bụng giúp thông khí - Ở chim: hệ hô hấp gồm: + Cấu tạo phổi: gồm các ống khí, có hệ thống mao mạch bao quanh + Hệ thống túi khí: các túi khí có khả năng co giãn tốt giúp lưu thông không khí Phổi luôn có khí giàu O2 và giảm khí cặn Dòng máu trong mao mạch chảy vuông góc với dòng khí nên hiệu quả trao đổi khí cao Câu 2: Để đảm nhận chức năng hô hấp thì bề mặt trao đổi khí cần có những đặc điểm nào? Trả lời ĐẶc điểm: + Diện tích bề mặt rộng, ẩm ướt, mỏng: dễ tiếp xúc, dễ khuyêchs tán + Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 + Được cung cấp nhiều mao mạch + Có sắc tố hô hấp, kết hợp với O2 làm tăng khả năng vận chuyển O2 Câu 3: Nêu sự tiến hóa trong hô hấp ở động vật? Trả lời: * Về cơ quan hô hấp: + ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có cơ quan hô hấp, trao đổi khí trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể theo lối khuyếch tán + Ở các động vật đa bào bậc cao có cấu trúc chuyên biệt đối với sự trao đổi khí ĐV dưới nước: hô hấp bằng mang ĐV trên cạn: hô hấp bằng phổi. Ở chim hô hấp bằng phổi và túi khí Hướng tiến hóa: tăng cường diện tích trao đổi khí, đảm bảo nhu cầu O2 cho cơ thể * Về hoạt động hô hấp: + ĐV có cơ quan chuyên trách tạo dòng nước di chuyển qua mang (cá) hoặc tạo dòng khí qua khí quản (sâu bọ) + Sự trao đổi thể tích trong cơ thể tạo sự chênh lệch áp lực khí bên ngoài và bên trong cơ thể là tạo điều kiện cho không khí lưu chuyển Hướng tiến hóa: tạo sự chênh lệch cực đại về nồng độ khí ở 2 bên bề mặt trao đổi khí Câu 4: Tại sao mang cá lại thích hợp cho trao đổi khí ở dưới nước nhưng không thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn? Trả lời: Vì: + Mang cá thích hợp cho sự trao đổi khí ở dưới nước: miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều gần như liên tục từ miệng qua mang. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mo mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài của mao mạch mang + Mang cá không thích hợp với trao đổi khí trên cạn: trên cạn các phiến mang sẽ dính chặt lại với nhau (do mất lực đẩy của nước) dẫn đến diện tích bề mặt trao đổi khí chỉ còn rất nhỏ. Thêm vào đó, khi lên cạn, không khí làm cho mang bị khô, khí O2 và CO2 không khuyếch tán được qua mang. Kết quả là cá sẽ bị chết vì không hô hấp được Câu 5: Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường?. Kể tên ? Hãy sắp xếp các loài động vật sau : châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào hình thức trao đổi khí phù hợp ? Trả lời : Có 4 hình thức: + TĐK qua bề mặt cơ thể : trùng biến hình, giun đốt + TĐK qua mang : ốc, cua + TĐKqua hệ thống ống khí : châu chấu + TĐK qua các phế nang trong phổi : ba ba, rắn nước Câu 6 : Tại sao động vật có phổi không trao đổi khí được trong nước ?. So sánh s
Tài liệu đính kèm: