Đề thi giữa học kì I môn: sinh học ( khối 11 )

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7179Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I môn: sinh học ( khối 11 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giữa học kì I môn: sinh học ( khối 11 )
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Sinh học ( Khối 11 )
( Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề I
Câu 1: Nêu vai trò thoát hơi nước? ( 2điểm) 
Câu 2: Giải thích vì sao các cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn? ( 1 điểm )
Câu 3: Vì sao dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng? (1 điểm)
Câu 4: Động lực nào giúp dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? ( 1 điểm )
Câu 5: Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng? ( 2điểm )
Câu 6: Thế nào là cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học? Ý nghĩa quá trình này đối với dinh dưỡng nitơ ở thực vật? ( 2điểm)
Câu 7: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển được bình thường? ( 1 điểm )
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Sinh học ( Khối 11 )
( Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề II
Câu 1: Nêu đặc điểm hai con đường thoát hơi nước? ( 2 điểm)
Câu 2: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin nhiều hơn? ( 1 điểm)
Câu 3: Tác nhân chủ yếu của đóng mở khí khổng? ( 1 điểm)
Câu 4: Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ lớn cao hàng chục mét? ( 2 điểm)
Câu 5: Hãy liên hệ thực tế, nêu bốn biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng trong đất từ dạng không hòa tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?
 (1 điểm)
Câu 6: Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được? (2 điểm )
Câu 7: Điều kiện chủ yếu giúp các vi khuẩn cố định nitơ? ( 1 điểm )
 Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng câu/ Tổng điểm
Trao đổi nước ở thực vật
1 câu
1 câu
1 câu
3 câu
2 đ
1 đ
1 đ
4đ
Trao đổi khoáng ở thực vật
 1 câu
1 câu
2 câu
2 đ
1 đ
3 đ
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
1 câu
1 câu
2 câu
2đ
1 đ
3 đ
 Tổng cộng: 7 câu/ 10 điểm
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – SINH HỌC 11 – NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐÁP ÁN THI GIỮA HỌC KÌ I ( Khối 11 )
Môn: Sinh học
ĐỀ I
Câu 1
Nêu vai trò thoát hơi nước ? 
2điểm
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây, tạo môi trường liên kết bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
- Nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
0.75 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm
Câu 2
Giải thích vì sao các cây trên cạn không sống được trên đất ngập nặm ? 
 1 điểm 
+ Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương hơn so với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất
+ Cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây chết.
0.75 điểm 
0.25 điểm
Câu 3
Vì sao dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng ? 
1 điểm
Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao.
Lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá.
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 4
Động lực nào giúp dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác 
1 điểm 
 Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
Câu 5
Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng ? 
 2 điểm 
- Hấp thụ chọn lọc bằng 2 cơ chế thụ động và chủ động.
+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion đó thấp hơn).
+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng khuếch tán ngược chiều nồng độ (gradien nồng độ) xâm nhập vào rễ cây, cần năng lượng và chất mang
1 điểm
1 điểm
Câu 6
Thế nào là cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học ? ý nghĩa quá trình
này đối với dinh dưỡng nitơ ở thực vật ? 
2 điểm
 - Khái niệm: là qúa trình liên kết N2 với H2 để hình thành NH3 do các vi sinh vật thực hiện
- Ý nghĩa của quá trình này đối với dinh dưỡng nitơ của thực vật:
+ Biến nitơ phân tử có sẵn trong khí quyển nhưng thực vật không hấp thu được thành dạng nitơ khoáng NH3 cây sử dụng được
+ Đảm bảo nguồn cung nitơ bù đắp lượng nitơ mà cây trồng lấy đi hàng năm, đảm bảo sự phát triển bình thường của cây
1 điểm
0.75 điểm
0.25 điểm
Câu 7
Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển được bình thường ?
1 điểm 
Vì nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
 Nên thiếu nitơ cây không hoàn thành được chu trình sống, cây không phát triển bình thường được
0.5 điểm
0.5 điểm
ĐÁP ÁN THI GIỮA HỌC KÌ I ( Khối 11 )
Môn: Sinh học
ĐỀ II
Câu 1
Nêu đặc điểm hai con đường thoát hơi nước ? 
 2điểm
- Thoát hơi nước qua khí khổng: vận tốc nhanh, được điều chỉnh
- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: vận tốc chậm, không được điều chỉnh
1 điểm
1 điểm
Câu 2
Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin nhiều hơn ?
 1 điểm 
Cây trong vườn
Vì cây trong vườn lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng vườn yếu. Cây trên đồi cutin phát triển mạnh do ánh sáng mạnh
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
Tác nhân chủ yếu của đóng mở khí khổng ? 
 1 điểm
Là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
Câu 4
Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ lớn cao hàng chục mét ? 
2 điểm
- Động lực gồm :
+ Áp suất rễ (động lực đầu dưới) tạo ra sức đẩy nước từ dưới lên.
+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.
0.75 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm
Câu 5
Hãy liên hệ thực tế, nêu bốn biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng trong đất từ dạng không hòa tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây ?
 1 điểm 
Làm cỏ, sục bùn, cày phơi ải đất, bón vôi cho đất chua
Câu 6
Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được ? 
2 điểm 
Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: 
 + Nitơ khoáng(NO3- và NH4+) - cây hấp thụ trực tiếp.
 + Nitơ hữu cơ (xác sinh vật) - cây không hấp thụ trực tiếp được, nhờ VSV đất khoáng hóa thành NO3- và NH4+.
1 điểm
1 điểm
Câu 7
Điều kiện chủ yếu giúp vi khuẩn cố định nitơ?
1 điểm
Vi khuẩn cố định nitơ phải có enzim độc nhất vô nhị là enzim nitrôgenaza
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Sinh 11 (Huong).doc