Trang 3 XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN: TIẾNG ANH (LƢU HÀNH NỘI BỘ) (trích “TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” năm 2016) QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỤNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN VÀ CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 2.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau: Bƣớc 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bƣớc 2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: Đề kiểm tra tự luận; Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. Bƣớc 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Trang 4 Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. (Các khung ma trận đề thi và hướng dẫn cụ thể được thể hiện chi tiết trong Công văn số 8773 đính kèm theo). Các bƣớc cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra nhƣ sau: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Bƣớc 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Bƣớc 5. Xây dựng hƣớng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric). Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT - Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng 2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất 3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng 4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu 5. Câu theo cấu trúc phủ định 6. Câu kết hợp các phương án Trang 5 Đặc tính của câu hỏi MCQ (Theo GS. BoleslawNiemierko) Cấp độ Mô tả Nhận biết Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. Vận dụng (cấp độ thấp) Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. Vận dụng (cấp độ cao) Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI VIẾT CÂU HỎI MCQ Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi; Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn; Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống; Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất. KỸ THUẬT VIẾT PHẦN DẪN Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì; Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn. Trang 6 KỸ THUẬT VIẾT CÁC PHƢƠNG ÁN LỰA CHỌN Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất; Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó; Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau; Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa; Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,...); Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác; Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ; Hạn chế sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”; Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”,... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối”... Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu kiến thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò; Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức...) Trang 7 VẬN DỤNG QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN CÂU HỎI KHÁCH QUAN MÔN TIẾNG ANH 3.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra Bƣớc 1. Xác định mục tiêu của kiểm tra Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện nhằm cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ và kết quả học tập mà học sinh đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập, góp phần khuyến khích và định hướng học sinh trong quá trình học tập, giúp giáo viên và nhà trường đánh giá và điều chỉnh việc giảng dạy môn Tiếng Anh một cách hiệu quả ở trường THPT. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chương trình tiếng Anh, dựa trên Mục tiêu thể hiện thông qua 4 kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết được quy định đối với các khối lớp. Kết quả học tập môn Tiếng Anh được đánh giá thông qua các bằng chứng về năng lực giao tiếp mà học sinh đạt được trong quá trình học tập dưới hai hình thức đánh giá thường xuyên (formative assessment) và đánh giá định kì (summative assessment). Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như định lượng (cho điểm) và định tính (nhận xét, xếp loại), đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần đa dạng, bao gồm các hình thức thường xuyên và định kì như kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra cuối học kì, kiểm tra cuối năm, hồ sơ học tập, dự án học tập xuyên suốt năm học. Việc kiểm tra được thực hiện đối với các kĩ năng nghe, nói (với tư cách là các kĩ năng tương tác), đọc và viết trong phạm vi chủ điểm/chủ đề và kiến thức ngôn ngữ đã học. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, việc kiểm tra kĩ năng nói có thể được thực hiện dưới hình thức bài kiểm tra kĩ năng (kiểm tra định kì) hoặc dưới hình thức kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học. Bƣớc 2. Xác định hình thức đề kiểm tra 1. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. 2. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Bƣớc 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra a) Khái niệm ma trận đề Ma trận đề kiểm tra là một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng cần đánh giá, chiều kia là các mức độ tư duy của học sinh theo các cấp độ: nhận Trang 8 biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Chú ý đến nội dung cốt lõi cần kiểm tra, đánh giá. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. b) Yêu cầu khi xây dựng ma trận đề Xây dựng Ma trận (Tiêu chí kỹ thuật ra đề bài kiểm tra) có hai mục đích: 1. Công cụ lập kế hoạch kiểm tra - trước kỳ kiểm tra Đảm bảo các cấp độ tư duy cần thiết được đánh giá. Đảm bảo nội dung chương trình quan trọng được đánh giá. 2. Công cụ đánh giá chất lượng các bài kiểm tra sẵn có - sau kỳ kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra ban đầu có được thực hiện hay không? Nội dung chương trình và cấp độ tư duy nào đã được đánh giá? Bảng mô tả tiêu chí kiểm tra 2 chiều thường có các nội dung sau: Các nội dung kiểm tra (theo chủ đề học tập) Các cấp độ tư duy (Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao) Kèm theo tỷ lệ % mức độ quan trọng trong mỗi ô Tầm quan trọng của việc thiết kế các tiêu chí kỹ thuật ra đề bài kiểm tra (Ma trận) thể hiện ở các điểm sau: Đưa ra một cấu trúc hợp lý, cân đối nhằm xác định được đầy đủ các nội dung cần kiểm tra. Nhìn ma trận, có thể đánh giá được đề kiểm tra có toàn diện và tổng hợp được những phạm vi kiến thức, kỹ năng cần đánh giá không, có phân hóa được năng lực học sinh không. Thể hiện được số lượng những câu hỏi đảm bảo cân đối về thời lượng cũng như mức độ quan trọng của từng nội dung đã học. Câu hỏi nào khó hơn thì để danh thời lượng và số điểm cao hơn. Thể hiện cụ thể các yêu cầc về mức độ tư duy của mỗi nội dung cần kiểm tra. c) Quy trình và kĩ thuật xây dựng ma trận đề Căn cứ thời gian cho phép, giáo viên cần thực hiện một số yêu cầu sau: Những chuẩn được chọn để đánh giá phải có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Ở đó một chuẩn có thể coi là quan trọng: (i) Nếu học sinh không đạt chuẩn này rất khó có thể đạt được các chuẩn khác của chương trình; (ii) Thời lượng dành cho việc đạt chuẩn này tương đối nhiều so với thời lượng dành cho các vấn đề khác. Trang 9 Phải chọn những chuẩn đại diện cho tất cả các mức độ mục tiêu cần đạt đã quy định trong chương trình. Trong đó, tập trung nhiều hơn ở những chuẩn kỹ năng và đòi hỏi mức độ tư duy cao (thông hiểu, vận dụng). Số lượng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá. Tất cả các chủ đề thuộc chương trình, tất cả các nội dung đều phải có những chuẩn đại diện được chọn vào đánh giá. Số lượng chuẩn đánh giá ở mỗi chủ đề cần đảm bảo: tương quan về thời lượng học tập dành cho mỗi chủ đề, tính đến tầm quan trọng giữa các chủ đề với nhau. Chú trọng đến những chuẩn kiến thức, kỹ năng có liên quan nhiều và làm cơ sở cho việc học tập các nội dung tiếp theo. Quy trình cơ bản xây dựng ma trận có thể được miêu tả như sau: 1. Liệt kê danh sách cần kiểm tra Căn cứ vào mục đích KT, thời gian KT và loại hình bài KT (tự luận hay trắc nghiệm khách quan) để chọn chủ đề cần kiểm tra. Đây chính là mục tiêu học tập mà học sinh phải đạt được theo Chuẩn KT - KN xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục. Ghi các chủ đề đã chọn vào cột 1 của ma trận. 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy Nhập văn bản nội dung chuẩn chương trình quy định cho chủ đề đã chọn vào từng ô trong các hàng tương ứng với chủ đề ở cột 1. Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương, bài) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao nhiều hơn. Sáng tạo các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cho phù hợp đối tượng kiểm tra (bước này rất cần kinh nghiệm của người viết ma trận). Vì chuẩn KT-KN của chương trình chỉ dừng ở mức cơ bản, tối thiểu nên khi viết ma trận GV cần xác định rõ bậc tư duy cần đánh giá phù hợp với đối tượng kiểm tra và chủ đề nội dung kiểm tra. 3. Viết tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra Căn cứ vào mục đích KT, thời gian học tập mỗi nội dung/chủ đề mà cân nhắc quyết định tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra (cột 1). Trang 10 4. Quyết định ĐIỂM TỔNG THÔ của bài kiểm tra Căn cứ vào mục đích KT và đối tƣợng học sinh để quyết định tổng điểm của ma trận. 5. Tính thành điểm số cho mỗi chủ đề ứng với tỉ lệ % Từ tỷ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi nội dung/chủ đề kiểm tra và tổng số điểm của ma trận tính ra điểm số cho mỗi chủ đề ứng với %. 6. Quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi cấp độ tư duy Căn cứ mức độ tư duy cần đo để quyết định tỷ lệ % phân phối cho mỗi HÀNG với mỗi chuẩn tương ứng trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá. Tính tỉ lệ %, quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng, cũng dựa vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. 7. Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn đánh giá (chủ đề) Nhân tỉ lệ % lượng hóa mức độ cơ bản, trong tâm của mỗi chủ đề hoặc đơn vị kiến thức kĩ năng với trọng số của nó để xác định điểm số của các đơn vị kiến thức kĩ năng trong mỗi ô của chủ đề nội dung kiểm tra. Bước này rất cần kinh nghiệm của người viết ma trận, vì ta có thể điều chỉnh điểm số của các đơn vị kiến thức kĩ năng trong mỗi ô sao cho phù hợp với đối tượng và mục đích kiểm tra. 8. Tính ĐIỂM phân phối cho mỗi cột (cấp độ tư duy) Tính thành điểm số tương ứng cho mỗi chuẩn trong từng ô của bậc tư duy cần đánh giá. 9. Tính tỷ lệ % của TỔNG điểm phân phối cho mỗi cột. Chỉ việc cộng dồn từ trên xuống dưới trong mỗi cột. Ý nghĩa của bước này giúp người viết ma trận thấy tương quan tỉ lệ giữa các bậc tư duy. 10. Đánh giá lại bảng tiêu chí xem có đạt được những gì bạn dự kiến không. Bạn có thể thay đổi và sửa nếu thấy cần thiết. Nhìn tổng thể bảng ma trận để đánh giá mức độ phù hợp, cân đối, hài hòa giữa các cột và các hàng. 3.2. Minh họa xây dựng ma trận 3.2.1. Xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng 3.2.2. Các lưu ý: - Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. Mỗi một chủ đề (kiến thức, kỹ năng...) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (kiến thức, kỹ năng...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (kiến thức, kỹ năng...) đó. Trang 11 - Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (kiến thức, kỹ năng...): Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (kiến thức, kỹ năng...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề. - Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng: Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh. Căn cứ vào số điểm đã xác định để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau. Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp. Dưới đây là dạng tổng quát của khung ma trận đề kiểm tra KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: ; Lớp: (Thời gian kiểm tra: phút ) Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết (cấp độ 1) Thông hiêu (cấp độ 2) Vận dụng (cấp độ 3) Vận dụng cao (cấp độ 4) Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Chủ đề 2 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Chủ đề 3 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Chủ đề n Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Chuẩn KT, KN cần kiểm tra Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Số câu / Số điểm / Tỉ lệ % Tổng số câu: TS điểm / Tỉ lệ % Tổng số câu: TS điểm / Tỉ lệ % Tổng số câu: TS điểm / Tỉ lệ % Tổng số câu: TS điểm / Tỉ lệ % Tổng số câu: TS điểm / Tỉ lệ % Trang 12 ASSESSMENT OF LISTENING I. Micro-skills for Listening discriminate among the distinctive sounds of English r
Tài liệu đính kèm: