Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: Nước Văn Lang Lịch sử lớp 6

doc 49 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: Nước Văn Lang Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: Nước Văn Lang Lịch sử lớp 6
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI	02
II. GIỚI THIỆU	03
 1. Thực trạng	03 
 2. Giải pháp thay thế	04
 3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài	05
 4. Vấn đề nghiên cứu	05 
 5. Giả thuyết nghiên cứu	05 
III. PHƯƠNG PHÁP	05
 1. Khách thể nghiên cứu	05
 2. Thiết kế nghiên cứu	06
 3. Quy trình nghiên cứu	07
 4. Đo lường và thu thập dữ liệu	07 
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ	07
 1.Trình bày kết quả	07 
 2. Phân tích dữ liệu	08
V. BÀN LUẬN KẾT QUẢ	09 
VI. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ	09
 5.1. Kết luận	09
 5.2. Khuyến nghị	09
TÀI LIỆU THAM KHẢO	10 
CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI	11
 Phụ lục 1: Mẫu thiết kế giáo án bài 12: Nước Văn Lang - Lịch sử 6 có vận dụng phương pháp kể chuyện	11
 Phụ lục 2: Các câu chuyện được sử dụng trong bài và khai thác kiến thức lịch sử, ý nghĩa của các câu chuyện.	21
 Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động	38
 Phụ lục 4: Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm	42
 Phụ lục 5: Một số bài kiểm tra của học sinh	46
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai câu thơ mở đầu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách Lịch Sử nước ta đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc dạy, học và hiểu biết về lịch sử. Bởi lẽ, Lịch Sử được xem là một môn khoa học có ưu thế lớn trong việc hình thành nhân sinh quan cách mạng và tư duy sáng tạo cho các em, từ hiểu biết lịch sử sẽ giúp các em rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều đến chất lượng học tập lịch sử của học sinh. Những điểm số, những ví dụ trích dẫn từ những bài thi khiến người ta nghĩ đến điều đầu tiên là: chất lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam thời cổ đại do không sử dụng nhiều trong các kỳ thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi, vì thế các em thường ít chú tâm, không nắm vững những vấn đề mang tính chất trọng tâm. Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ cả hai phía: thầy và trò. Trò không chú tâm học, nội dung kiến thức quá nhiều, hay trùng lặp nên không thể nhớ chính xác, khả năng tự nghiên cứu của học sinh còn hạn chế do hoạt động riêng lẽ, chưa thể hiện được tinh thần hợp tác, chia sẻ kiến thức lẫn nhau, cách khai thác kiến thức lịch sử của học sinh còn hạn chế. Thầy dạy không hết “nội lực”, phương pháp soạn giảng chưa gây được sự hứng thú, chưa liên kết được các sự kiện lịch sử,chưa thể hiện được sự tích hợp nội dung, kích thích hoạt động hợp tác cho các thành viên trong lớp. Chính vì những điều đó đã gây ra những cản trở lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Lịch Sử trong nhiều năm, đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam thời cổ đại (tương ứng chương trình lịch sử lớp 6) tôi và các đồng nghiệp luôn trăn trở là làm sao có thể giúp học sinh có thể lĩnh hội, chia sẻ kiến thức một cách tốt nhất, làm thế nào để nâng cao hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, giúp các em từ những kiến thức lịch sử đã học có thể vận dụng để giải quyết các tình huống trong thực tế. Theo tôi, để làm được điều đó thì trước tiên người thầy cần phải giúp học sinh có những nền tảng vững chắc, sự ham thích học tập từ khi mới bắt đầu biết về lịch sử, tức là đối tượng cần được tác động ban đầu chính là những em học sinh lớp 6_ lứa tuổi có nhiều sự chuyển biến và khá bỡ ngỡ khi vừa chuyển từ môi trường cấp 1 sang cấp 2. Do vậy, người giáo viên cần tìm ra một phương pháp tối ưu nhất giúp các em có thể hợp tác cùng nhau giải quyết các vấn đề lịch sử mang tính khái quát nhất, thông qua đó có thể nắm kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì thế, theo tôi, đối với lứa tuổi này thì việc vận dụng phương pháp kể chuyện là phương pháp được xem là tối ưu nhất và đem lại hiệu quả truyền tải kiến thức lịch sử tốt nhất.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này Tôi xin được đưa ra một phương pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả đó chính là vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: “Nước Văn Lang”, giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang, qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, đồng thời rèn phương pháp, kỹ năng kể chuyện, từ đó ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách sâu sắc. Cũng xin được nói thêm, việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy Lịch sử không phải là một vấn đề mới, đây là một vấn đề mà các cấp lãnh đạo Sở Giáo Dục Bình Dương cũng đã khởi xướng, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Riêng bản thân tôi đã mạnh dạn đẩy mạnh vận dụng phương pháp kể chuyện thực nghiệm đối với bài 12: “Nước Văn Lang” trong chương trình lịch sử 6 do bản thân phụ trách trong năm học 2015- 2016. Kết quả cho thấy rất khả quan, học sinh tiếp thu tốt phần nội dung trọng tâm, năng động hơn trong việc tự mình lĩnh hội và chia sẻ tri thức thông qua các câu chuyện lịch sử.
Do hạn hẹp về thời gian, nên trong đề tài nghiên cứu này tôi chỉ xin được trình bày việc “vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: Nước Văn Lang”. Việc làm này đã góp phần giúp học sinh ham thích học tập bộ môn và ngày càng hứng thú hơn trong các giờ học Lịch sử, đồng thời cũng tạo điều kiện cho bản thân tôi mở rộng đề tài để nghiên cứu ứng dụng đối với các bài trong chương trình lịch sử còn lại trong thời gian sắp tới.
Để việc nghiên cứu đảm bảo được tính khách quan, nghiêm túc và chính xác, tôi tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm do tôi và đồng nghiệp phụ trách được xem là tương đương nhau: hai lớp 6 của trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Lớp 6A3 là lớp đối chứng do cô Võ Thị Thu Hà đứng lớp giảng dạy, lớp 6A10 là lớp thực nghiệm do bản thân tôi trực tiếp giảng dạy. Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở tuần 13; tiết 13; Bài 12: “Nước Văn Lang”- Lịch Sử 6, năm học 2015- 2016.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p= 0.0001 < 0.05 cho thấy tác động đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh một cách rõ rệt.
II. GIỚI THIỆU
1. Thực trạng:
Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung của giáo viên khối lớp 6, tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Học sinh nhàm chán, uể oải, khó tổng hợp các kiến thức cơ bản trong các giờ học lịch sử, không biết cách khai thác kiến lịch sử do giáo viên chỉ sử dụng phương pháp đơn điệu như thuyết trình, vấn đáp, chưa phát huy được những kỹ năng kể chuyện, khai thác kiến thức lịch sử cho học sinh... Khi học sinh không có hứng thú, không nắm được vững kiến thức sẽ dẫn đến chất lượng dạy và học của bộ môn không cao.
2. Giải pháp thay thế: 
Qua thực trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang” nhằm tìm ra giải pháp để học sinh lớp 6 ham thích, hứng thú, nắm vững kiến thức trọng tâm trong bài 12: Nước Văn Lang - Lịch sử 6, thông qua tiết học lịch sử. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
Như chúng ta đã biết, trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp kể chuyện là một trong những phương pháp khá phổ biến và đạt kết quả truyền tải kiến thức tốt nhất, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6, lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn.
Mục tiêu của phương pháp kể chuyện là giúp học sinh thông qua các câu chuyện, truyền thuyết mà các em đã biết, đã đọc, đã học, tìm ra các ý nghĩa lịch sử bên trong đó, từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử hơn, thêm hứng thú khi tìm hiểu lịch sử.
Mỗi một câu chuyện kể là một kho tàng lịch sử được lưu truyền từ đời này đến đời khác dưới nhiều hình thức khác nhau, rất có giá trị. Dù đó là những câu chuyện có thật hay chỉ là truyền thuyết thì đều mang ý nghĩa lịch sử rất lớn. Việc cụ thể hóa thành truyện kể cũng là một cách giúp người xưa ghi nhớ, lưu giữ nét lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay.
Để phương pháp kể chuyện đạt hiệu quả cao, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên và học sinh là:
+ Giáo viên: nắm vững nội dung câu chuyện, cách kể chuyện truyền cảm, cuốn hút, rút ra ý nghĩa bên trong câu chuyện, liên hệ kiến thức lịch sử, phát hiện ra những học sinh có năng khiếu kể chuyện.
+ Học sinh: chuẩn bị trước các câu chuyện mà giáo viên yêu cầu, biết tóm tắt cốt truyện, rèn kỹ năng kể chuyện trước lớp, rút ra ý nghĩa chuyện, liên hệ thực tế.
Các câu chuyện được vận dụng trong bài 12: “Nước Văn Lang” bao gồm: “Sơn Tinh - Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Con rồng cháu tiên”, “Sự tích quả dưa hấu”, “Sự tích bánh chưng, bánh dầy”. Đây là những câu chuyện mà các em học sinh lớp 6 đã được học, được biết đến trong sách kể chuyện trong chương trình ở cấp tiểu học. Qua các câu chuyện giúp lớp học sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn khi tìm hiểu và biết được các câu chuyện truyền thuyết đều có liên quan đến những sự kiện, kiến thức lịch sử, từ đó ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách sâu sắc. Thông qua việc vận dụng phương pháp này, học sinh được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên làm nâng cao hứng thú học tập, giúp các em giảm bớt được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho các em, từ đó giúp các em nắm vững kiến thức tốt hơn.
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Đề tài nghiên cứu mà tôi thực hiện chủ yếu dựa trên việc vận dụng có hiệu quả bài dạy thực tế trên lớp. Mục tiêu của bản thân là muốn đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy các chương trình lịch sử trong các cấp học, đặc biệt là khối lớp 6, đem đến một phương pháp giảng dạy và học tập có hiệu quả nhằm chia sẻ với các đồng nghiệp cũng như góp phần giúp học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nói riêng và học sinh các trường THCS khác nói chung ngày càng ham thích và nắm vững kiến thức trọng tâm bài 12: “Nước Văn Lang” – trong chương trình Lịch sử 6.
4. Vấn đề nghiên cứu: 
Việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang”, có góp phần giúp học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
 Có. Việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang” đã góp phần giúp học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn trường THCS Nguyễn Văn Trỗi- phường An Phú - thị xã Thuận An - Bình Dương vì đây là trường mà bản thân tôi đã công tác từ khi mới bắt đầu thành lập nên có nhiều điều kiện thuận lợi.
* Giáo viên: Để đảm bảo tính khách quan, chính xác, tôi lựa chọn hai lớp do Tôi và cô Võ Thị Thu Hà phụ trách, hai chúng tôi đều có trình độ tương đương nhau, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
1. Vương Trần Huyền Trân - Giáo viên dạy sử lớp 6A10 (lớp thực nghiệm)
2. Võ Thị Thu Hà - Giáo viên dạy sử lớp 6A3 (lớp đối chứng).
* Học sinh: Tôi lựa chọn hai lớp: Lớp 6a10 (Nhóm thực nghiệm), lớp 6A3 (Nhóm đối chứng), vì đó là hai lớp có sự tương đồng về dân tộc, giới tính, trình độ và sỉ số lớp. 
Học sinh hai lớp này có thái độ và kết quả học tập là tương đương nhau.
Số HS các nhóm
Dân tộc
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
Dân tộc khác
Lớp 6A10
41
23
18
41
0
Lớp 6A3
42
24
18
42
0
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 6A10 là nhóm thực nghiệm và 6A3 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết học kì I môn lịch sử làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6.28
6.31
p =
0.45
p = 0.45 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa (sự chênh lệch xảy ra là ngẫu nhiên), hai nhóm được coi là tương đương. 
Tôi lựa chọn thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu :
Nhóm
KT trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm (6A10)
O1
Vận dụng phương pháp kể chuyện vào quá trình dạy học
O3
Đối chứng
(6A3)
O2
Không vận dụng phương pháp kể chuyện vào quá trình dạy học
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 
3. Quy trình nghiên cứu :
3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
Đối với lớp đối chứng, cô Võ Thị Thu Hà vẫn giảng dạy bài 12: “Nước Văn Lang” theo phương pháp vấn đáp, diễn giảng bình thường theo phân phối chương trình quy định.
Đối với lớp thực nghiệm do tôi trực tiếp giảng dạy. Đối với tiết này, tôi thiết kế giáo án sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp các phương pháp tích cực khác như vận dụng kiến thức liên môn, vấn đáp, tường thuật,..., thông qua đó, giúp học sinh khai thác kiến thức lịch sử trong bài, từ đó biết liên hệ thực tế. Việc vận dụng phương pháp kể chuyện như đã trình bày ở trên vẫn đảm bảo về thời lượng và phân phối chương trình theo quy định, đồng thời có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ hơn, chu đáo hơn. Sau tiết sẽ sử dụng 25 phút để tiến hành làm một bài test 25 phút thu kết quả.
3.2. Tiến hành thực hiện : 
Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm bài 12: “Nước Văn Lang” theo đúng phân phối chương trình là tuần 13, tiết 13.
Các câu chuyện sử dụng trong bài 12: “Nước Văn Lang” bao gồm: “Sơn Tinh - Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Con rồng cháu tiên”, “Sự tích quả dưa hấu”, “Sự tích bánh chưng, bánh dầy”. Các câu chuyện này sẽ được sử dụng đan xen trong bài, giúp học sinh khai thác được các kiến thức lịch sử quan trọng, từ đó nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.
Đối với lớp 6A3 (lớp đối chứng) thì cô Hà cũng vẫn dạy bình thường theo phân phối chương trình của bài 12 là tuần 13, tiết 13.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Kết quả kiểm tra trước tác động là các điểm số lấy từ bài kiểm tra 1 tiết trong học kì I. 
Kết quả kiểm tra sau tác động là điểm bài kiểm tra sau khi tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang” (khảo sát dưới hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận).
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
 1. Trình bài kết quả:
Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Sau khi thực hiện dạy xong bài 12: “Nước Văn Lang” bằng việc sử dụng phương pháp kể chuyện, tôi ra đề và cho học sinh làm bài kiểm tra. Tôi tiến hành chấm bài kiểm tra theo đáp án đã xây dựng (Nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Bảng so sánh điểm trung bình trước tác động:
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Điểm trung bình
6.28
6.31
Độ lệch chuẩn
1.17
1.29
Giá trị p của T-test
0.45
 Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn SMD
0.02
Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Điểm trung bình
6.80
7.82
Độ lệch chuẩn
1.08
1.30
Giá trị p của T-test
0.0001
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn SMD
0.94
2. Phân tích dữ liệu:
 Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.82 cao hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 1.02. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh lớp 6A10 đã được nâng lên đáng kể.
Sau quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị trung bình bằng phép kiểm chứng t-test đã cho ta kết quả p= 0.0001 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7.82-6.80)/1.08= 0.94, so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp “vận dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang ” đã tác động đến chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
V. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7.82, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.80. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.02. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.94, điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0.0001 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
Đề tài này theo tôi có thể ứng dụng rộng rãi ở các trường THCS ở Thị xã Thuận An nói riêng và các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và nếu có sự đầu tư sẽ có thể áp dụng ở cấp cao hơn.
Tuy nhiên để nghiên cứu thành công và đạt kết quả cao hơn nữa theo tôi cần phải có sự cố gắng nỗ lực của giáo viên trong đầu tư soạn giảng, chuẩn bị các thiết bị dạy học. Về phía học sinh yêu cầu các em phải chuẩn bị nghiên cứu tài liệu ở nhà, hoạt động nhóm có hiệu quả, phát huy năng khiếu, kỹ năng kể chuyện, khắc sâu kiến thức lịch sử và biết liên hệ thực tế.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận: 
Việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang” đã góp phần giúp cho học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang, từ đó làm tăng sự hứng thú học tập lịch sử đối với học sinh của nhà trường.
 2. Khuyến nghị:
 Đối với các cấp lãnh đạo và nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa tới bộ môn Lịch sử, cũng như đời sống của giáo viên bộ môn này để họ có thể tận tâm, nhiệt huyết với nghề. Nhà trường cung cấp và trang bị thêm sách và tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung môn học này.
 Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư trong soạn giảng từng tiết dạy về nội dung và phương pháp. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với trình độ lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Trọng Kim, “Việt Nam Sử Lược”, NXB Văn hóa thông tin, 2002. 
- Đào Duy Anh, “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX”, NXB Khoa học xã hội, 2011. 
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 6 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
- Các tư liệu chuyện kể và clip kể chuyện trên mạng Internet.
MINH CHỨNG – PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI
Phụ lục 1: Mẫu thiết kế giáo án bài 12: “Nước Văn Lang” - Lịch sử 6 có vận dụng phương pháp kể chuyện
BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG Tiết PPCT: 13
Ngày dạy: 10/11/2015
Lớp dạy: 6A10
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS sơ bộ nắm được :
- Những điều kiện cơ bản hình thành nhà nước Văn Lang.
- Nhà nước Văn lang thành lập như thế nào và được tổ chức ra sao.
- Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng nó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng. Tự hào về những truyền thống vẻ vang của tổ tiên và ông cha ta.
3. Kĩ năng:
Kĩ năng vẽ sơ đồ, kỹ năng kể chuyện, phân tích và rút ra ý nghĩa câu chuyện, liên hệ kiến thức lịch sử.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Tranh ảnh hiện vật phục chế
- Sơ đồ tổ chức nhà nước.
- Chuẩn bị các câu chuyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Con Rồng cháu tiên”, “Sự tích quả dưa hấu”, “Sự tích bánh chưng, b

Tài liệu đính kèm:

  • docNCKHSP_UNG_DUNG_CO_HUYEN_TRAN.doc