rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh lớp hai Nội dung Viết đúng, viết đẹp không chỉ góp phần vào việc rèn cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính cẩn thận, tỉ mỉ, tính thẩm mĩ mà còn góp phần vào việc hình thành ở các em có tinh thần trách nhiệm ý thức tự trọng cũng như thái độ tôn trọng người đọc. Chính vì những lí do trên, việc rèn chữ cho học sinh là mối quan tâm hàng đầu đối với ngành giáo dục và toàn xã hội. Thực tế hiện. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hay bắt chước, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó. Đặc biệt là học sinh lớp 2. Nếu ở lớp 2 mà không rèn được chữ viết đẹp thì lên lớp trên lại càng khó có thể rèn các em viết chữ đẹp được. Các em lớp 2 cũng như những cây non, muốn trở thành các cây vững chắc sau này thì phải được uốn nắn kịp thời ngay từ những buổi đầu cầm bút. Trong chương trình dạy không có rèn học sinh viết vở ô li. Không có thời gian rèn học sinh viết vở ô li. Nhưng khi viết chính tả thì lại viết trên vở ô li. Nếu giáo viên không chú trọng rèn học sinh viết vở ô li ngay từ đầu thì học sinh gặp nhiều khó khăn, lúng túng hơn khi viết. Đầu năm học khi nhận lớp hai, học sinh tôi rất khờ nhiều em chỉ biết cầm bút chì ngồi nhìn các bạn viết tôi thật sự boăn khoăn lo lắng, nỗi lo lắng ấy tràn ngập trong lòng tôi hằng ngày, hằng giờ. Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em viết chưa được, viết chưa đẹp. Là do một số nguyên nhân cơ bản sau: - Nguyên nhân học sinh viết chưa đúng mẫu, chưa đẹp là do các em chưa nắm được các nét cơ bản và cấu tạo các chữ ghi âm, vần, tiếng, dấu thanh, chưa nắm vững qui trình viết chữ cái, qui trình viết các nét trong chữ cái, nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao, độ rộng các nét chữ rời rạc, không đều. - Do học sinh chưa được hướng dẫn uốn nắn một cách tỉ mỉ, kịp thời thường xuyên từ việc cầm bút, tư thế ngồi viết học sinh về mẫu chữ và tầm quan trọng của môn tập viết, thiếu sự quan tâm kèm cặp các em trong thời gian học ở nhà cũng như chuẩn bị dụng cụ học tập cho các em. - Do thiết bị, đồ dùng dạy học cũng như kích cỡ bàn ghế, phòng học, ánh sáng chưa đạt chuẩn nên cũng hạn chế trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng cho các em. - Từ những nguyên nhân trên tôi nghĩ nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học tập viết cho học sinh lớp 2.Trên cơ sở đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy tại lớp mình như sau: biện pháp Để học sinh viết đúng, đẹp trong phân môn tập viết bàn thân tôi có một số giải pháp sau: Giáo viên cần lựa chọn mục tiêu và trọng tâm từng môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc. Tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp, đúng mẫu thì việc cần làm đầu tiên ở lớp 2 là rèn cho các em nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh. Giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng. Ở vở tập viết 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm thật chắc các kí hiệu trong vở tập viết như: đường kẻ ngang, qui định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ. - Ngoài ra để dạy tốt phân môn tập viết bản thân giáo viên phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học của thầy và đồ dùng dạy học của trò ngay từ đầu năm học như: bảng lớp, bảng con, vở tập viết học sinhSắp xếp chỗ ngồi hợp lí để dễ theo dõi giúp đỡ học sinh còn khó khăn. Luôn nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút,cách để vởĐể học sinh có thói quen viết đúng mẫu giáo viên phải trình bày bảng sạch, rõ ràng, chấm vở tập viết của học sinh phải đúng mẫu, đúng li, đúng nét, đúng mẫu chữ số các em đã học. Đồ dùng học tập của học sinh như: bảng con, vở tập viết, viết chì ...phải giống nhau. - Giáo viên dạy cho học sinh biết đâu là dòng kẻ, đâu là đường kẻ ngang, đường kẻ thẳng đứng. - Cho học sinh xác định số đường kẻ từ đường kẻ ngang số 1 trở lên (có 6 đường kẻ ngang), số dòng kẻ (5 dòng kẻ). Biết được đường kẻ thẳng đứng tạo thành các ô vuông với đường kẻ ngang.Bên cạnh đó giáo viên cần giải thích các thuật ngữ như: Điểm đặt bút, điểm dừng bút, viết liền mạch, lia bút, rê bút, nhấc bút... - Vào đầu năm học giáo viên dạy cho học sinh các nét cơ bản thật kỹ. Học sinh phải nắm được các nét cơ bản đó. Để học sinh viết đúng mẫu chữ, viết đẹp thì không thể coi thường phần viết các chữ cơ bản như: nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt. Với 13 nét cơ bản này tôi yêu cầu học sinh đọc thuộc và viết chính xác. Từ những nét cơ bản này học sinh viết sang các con chữ rất dễ dàng. Tập viết chữ thường: Dấu ở các chữ cái ă, â, ê, ô đặt ở vị trí phía trên đầu các chữ cái.Điểm cao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị, điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu các chữ cái. Dấu của chữ cái ư, ơ là một dấu như hình lưỡi câu đặt hơi nghiên phía trên bên phải của thân chữ. Dấu sắc, dấu huyền, dấu ngã có độ dài bằng 1/3 ô Dấu ghi thanh chỉ đặt vị trí của âm chính (trên hoặc dưới) chứ không đặt ở vị trí giữa hai chữ cái. Ở các chữ ghi tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần, dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính. Mỗi giờ tập viết tôi đều thực hiện đầy đủ các bước: hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét,giáo viên viết mẫu, học sinh tập viết bảng con, hướng dẫn học sinh viết vào vở đến bước chấm bài và chữa bài. Trong giờ tập viết điều quan trọng là khi học sinh viết, giáo viên phải theo dõi và luôn nhắc nhở độ cao từng con chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ. Nhất là các em còn khó khăn các em thường lẫn lộn độ cao. Vì thế khi chấm điểm giáo viên phải kiểm tra thật kĩ từng chữ viết của mỗi học sinh để tìm ra được những chữ viết chưa chuẩn, viết sai, kịp thời giúp các em sửa chữa, điều chỉnh lại cho đúng. Luôn động viên khuyến khích và tuyên dương những bài viết đẹp, lên bảng thành tích để các em cùng nhau thi đua viết chữ đẹp.
Tài liệu đính kèm: