Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

doc 19 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1. Lý do chọn đề tài :
 a) Cơ sở lý luận :
 - Theo mục tiêu của môn tiếng việt lớp 3 chương trình tiểu học mới được xác định như sau :
 * Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt ( Nghe – Nói – Đọc – Viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động cùng lứa tuổi.
 Thông qua việc dạy và học Tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
* Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người về văn hóa , văn học của Việt Nam và nước ngoài.
* Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Vậy từ những mục tiêu trên của môn Tiếng việt nói chung và phân môn “ Luyện từ và câu” nói riêng tôi thấy :
 Trong khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽ gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn. Thế
 nhưng hiện nay ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và ở trường tôi nói riêng, cụ thể hơn là các em học sinh lớp 3 bắt đầu được nhận biết và làm quen với “ Hình ảnh so sánh”. Vậy làm thế nào để học sinh tìm được những hình ảnh so sánh ? Đó là một điều mà mọi giáo viên cụ thể là giáo viên trực tiếp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cần phải quan tâm.
 Qua một năm đứng lớp tôi trực tiếp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy lớp tôi có rất nhiều em còn lúng túng, chưa biết tìm những “ Hình ảnh so sánh” trong những câu thơ, khổ thơ, bài thơ và trong những đoạn văn mà bài tập đã yêu cầu.
 Từ những suy nghĩ và những băn khoăn trên đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu tìm ra những phương pháp tối ưu để thực hiện đề tài “ Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3” 
 b) Cơ sở thực tiễn:
 Bước vào đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao trọng trách làm chủ nhiệm lớp 3A. Lớp tôi có tổng số 26 em học sinh, trong đó có 16 em nữ và 10 em nam. Các em là học sinh thuộc các thôn Tràng Cát, Ngọc Liên, Hoạch An.
 Sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành xem học bạ và tìm hiểu thực tế lực học của từng em qua cô giáo chủ nhiệm lớp 2A năm học 2013 – 2014. Tôi đã phân loại được:
 + 19 em hoàn thành 
 + 7 em chưa hoàn thành, tiếp thu bài chậm, đặc biệt còn 3 em tiếp thu bài rất chậm chữ viết còn không thẳng dòng và còn viết sai nhiều lỗi chính tả.
 Sau khi đã tìm hiểu học lực của mỗi học sinh tôi tiếp tục tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em thì được biết :
 + 1 em là con gia đình công nhân.
 + 25 em là con gia đình nông dân
 + 10 em là con gia đình có kinh tế khá
 + 12 em là con gia đình có kinh tế trung bình.
 + 4 em là con gia đình có kinh tế khó khăn.
 Như vậy qua thực tế, tôi thấy hoàn cảnh gia đình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng gián tiếp đến việc học tập của các em, để hiểu rõ hơn về các em tôi đã tiếp cận gần gũi các em để tìm hiểu tâm lý của mỗi học sinh. Sau khi tìm hiểu tâm lý của các em tôi thấy :
 Nhìn chung các em rất ngoan, rất chăm chỉ học bài. Bên cạnh đó vẫn còn một số em tiếp thu bài chậm nguyên nhân là do các em mải chơi và có những em còn phải làm đỡ gia đình nên thời gian học bài không có.
 Từ thực tế trên , tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3” để nghiên cứu và thực hiện. Ngoài những biện pháp cũ tôi đã vận dụng ở các năm học trước, năm học này tôi bổ sung thêm một số biện pháp mới có tính khả thi cao.
 2. Mục đích đề tài:
 Qua thực tế giảng dạy tìm ra những biện pháp và kinh nghiệm tổ chức giúp cho học sinh lớp 3 làm tốt những dạng bài tập tìm các hình ảnh so sánh trong môn Luyện từ và câu ở lớp 3.
 3. Lịch sử đề tài:
 + Tham khảo các tài liệu hướng dẫn Đổi mới phương pháp dạy và học.
 + Học tập các kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường và trong ngành giáo dục.
 4. Phạm vi , thời gian thực hiện đề tài:
 - Đối tượng : 26 học sinh lớp 3A
 - Thời gian : Từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng 4 năm 2015
 - Nội dung : Dạng bài tập tìm các hình ảnh so sánh.
 III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Khảo sát thực tế :
 Vào đầu năm học, khảo sát chất lượng môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm.
 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.
 Bước vào đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao trọng trách làm chủ nhiệm lớp 3A. Lớp tôi có tổng số 26 em học sinh, trong đó có 16 em nữ và 10 em nam. Các em là học sinh thuộc các thôn Tràng Cát, Ngọc Liên, Hoạch An.
 Sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành xem học bạ và tìm hiểu thực tế lực học của từng em qua cô giáo chủ nhiệm lớp 2A năm học 2013 – 2014. Tôi đã phân loại được:
 + 19 em hoàn thành 
 + 7 em chưa hoàn thành, tiếp thu bài chậm, đặc biệt còn 3 em tiếp thu bài rất chậm chữ viết còn không thẳng dòng và còn viết sai nhiều lỗi chính tả.
 Sau khi đã tìm hiểu học lực của mỗi học sinh tôi tiếp tục tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em thì được biết :
 + 1 em là con gia đình công nhân.
 + 25 em là con gia đình nông dân
 + 10 em là con gia đình có kinh tế khá
 + 12 em là con gia đình có kinh tế trung bình.
 + 4 em là con gia đình có kinh tế khó khăn.
 Như vậy qua thực tế, tôi thấy hoàn cảnh gia đình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng gián tiếp đến việc học tập của các em, để hiểu rõ hơn về các em tôi đã tiếp cận gần gũi các em để tìm hiểu tâm lý của mỗi học sinh. Sau khi tìm hiểu tâm lý của các em tôi thấy :
 Nhìn chung các em rất ngoan, rất chăm chỉ học bài. Bên cạnh đó vẫn còn một số em tiếp thu bài chậm nguyên nhân là do các em mải chơi và có những em còn phải làm đỡ gia đình nên thời gian học bài không có.
 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Để biết rõ được chất lượng cụ thể của học sinh tôi đã tiến hành khảo sát trong hai đợt.
 + Đợt 1 : Khảo sát đầu năm học do nhà trường ra đề .
 + đợt 2: Khảo sát đầu tháng 10 do tôi ra đề thông qua ý kiến của Ban giám hiệu.
 Đề bài : 
 Bài 1 : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai
 Bài 2 : Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây.
Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành
Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch
Cánh diều như dấu “ á “
 Ai vừa tung lên trời.
 Qua hai đợt khảo sát chất lượng như sau : 
Phân loại
Sĩ số
 Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
 SL %
 SL %
 Đợt 1
 26
 17 65
 9 35
 Đợt 2
 26
 19 73
 7 27
 Qua hai đợt khảo sát và tìm hiểu thực tế, tôi thấy nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao là do : 
 - Do các em chưa đọc kỹ yêu cầu của đầu bài, coi việc đọc yêu cầu của đầu bài là không cần thiết nên chỉ đọc qua loa, đại khái không suy nghĩ.
 - Do các em chưa biết phân tích, tìm hiểu kỹ yêu cầu của đầu bài là yêu cầu tìm “ cái gì “ ?
 - Do lứa tuổi của các em còn nhỏ, hiếu động, mải chơi.
 - Do một số em kiến thức bị hổng từ lớp 2 nên có ảnh hưởng đến sự tiếp thu của kiến thức mới.
 Từ những nguyên nhân trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi phương pháp dạy học và các biện pháp kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp đổi mới. Chắt lọc những tinh hoa của phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại để có những biện pháp tối ưu nhất trong dạy và học. Đặc biệt là khi thực hiện đề tài “ Những biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”. Tôi đã chọn và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp để có hiệu quả cao.
 3. Những biện pháp thực hiện :
 a) Biện pháp 1 : Củng cố kiến thức cũ ở lớp 2.
 Như chúng ta đã biết, các kiến thức mà học sinh được học từ lớp dưới lên các lớp trên là một vòng tròn xoáy trôn ốc. Vậy để học được các kiến thức mới ở các lớp trên trước hết các em phải nắm chắc các kiến thức cũ ở lớp dưới.
 Thông qua việc hiểu và nắm chắc kiến thức cũ này sẽ giúp cho học sinh có nền móng để tiếp thu những kiến thức mới, đồng thời phát triển được tư duy sáng tạo của các em.
 Ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm được nguyên nhân, tôi đã nghiên cứu chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 để bổ sung kiến thức cho các em. Tôi thấy những dạng bài tập Luyện từ và câu mà học sinh còn yếu, bị hổng kiến thức như : 
 + Từ chỉ sự vật.
 + Từ chỉ hoạt động.
 Trước hết tôi phải ôn tập cho học sinh những kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và điều quan trọng là phải bám sát vào chương trình của sách Tiếng việt 2.
 Ví dụ 1: 
Dạng 1 : Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau :
Bạn
thân yêu
thước kẻ
dài
quý mến
cô giáo
chào
thầy giáo
bảng
nhớ
học trò
viết
đi
nai
dũng cảm
cá heo
Phượng vĩ
đỏ
sách
xanh
 ( SGK Tiếng việt 2 – tập 1- Trang 27)
 - Dạng 2 : Từ dạng 1 tôi chuyển sang dạng 2 để nâng cao dần kiến thức lên cho học sinh.
Đề bài: Tìm các từ theo mẫu trong bảng ( mỗi cột 3 từ)
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
M : học sinh
 M : ghế
 M : chim sẻ
 M : xoài
 ( Sách Tiếng việt 2 - Tập 1 – Trang 35)
 Để làm được bài tập ở dạng 2 này , học sinh cần phải hiểu được yêu cầu của đề bài. Cụ thể đề bài yêu cầu như sau : 
 + Tìm từ chỉ người – Theo mẫu : Học sinh
 + Tìm từ chỉ đồ vật – Theo mẫu : Ghế
 + Tìm từ chỉ con vật – Theo mẫu : Chim sẻ
 + Tìm từ chỉ cây cối – Theo mẫu : Xoài
 - Mỗi cột cần phải tìm thêm 3 từ.
 Như vậy với dạng bài này Giáo viên cần khắc sâu cho học sinh biết : tất cả các từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối được gọi chung là “ Từ chỉ sự vật”
Ví dụ 2: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp vào mỗi chỗ trống dưới đây : 
 a) Cô Xuân Maimôn Tiêng việt.
 b) Cô ......................................dạy rất dễ hiểu .
 c) Cô.......................................chúng em chăm học .
 ( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 trang 59)
 Giáo viên có thể chọn thêm bài tập để phát triển tư duy cho học sinh : 
 Đề bài : Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau : 
 a) Con trâu ăn cỏ.
 b) Đàn bò uống nước dưới sông.
 c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
 ( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 – trang 67)
 Sau khi đã thực hiên biện pháp này trong một tháng tôi đã khảo sát và thấy kết quả như sau :
Tổng số
Học sinh
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
 SL	 %
 SL	 %
 26
 21 81
 5 19
 Như vậy khi áp dụng thực hiện biện pháp 1, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có nâng lên nhưng kết quả chưa cao, chưa đáp ứng được mong muốn và yêu cầu đề ra.
 Tôi thấy : Củng cố kiến thức cũ có ưu điểm là giúp học sinh hệ thống hóa lại các kiến thức đã học và nâng cao phát triển tư duy độc lập, nâng cao hứng thú học tập cho các em. Qua đó rèn luyện được những kỹ năng, kỹ xảo, nắm chắc các kiến thức đã học, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.
 Tuy nhiên, biện pháp củng cố kiến thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiếp tục học các kiến thức mới. Nhưng thực tế qua đợt khảo sát cho thấy việc dạy học sinh nắm được kỹ năng để nhận biết tốt các hình ảnh so sánh trở nên quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã đi nghiên cứu và áp dụng biện pháp dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh.
 b. Biện pháp 2 :
 Dạy kỹ năng làm tốt những bài tập (dạng tìm các hình ảnh so sánh).
 Muốn làm được các bài tập về ‘‘Tìm hình ảnh so sánh ’’ trước hết học sinh phải hiểu được yêu cầu của đầu bài.
 Khi các em đã hiểu được yêu cầu của đầu bài rồi thì các em sẽ tìm ra được cách làm hay nhất và có hiệu quả nhất. Để thực hiện được điều đó học sinh cần phải biết 
rõ điều kiện và trình độ của mình để tiến hành làm bài.
 Vì vậy, khi dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh trước hết học sinh phải biết được : Từ chỉ người, từ chỉ đồ vật, từ chỉ con vật, từ chỉ cây cối...
 Sau khi học sinh hiểu và nắm chắc được điều đó, tôi đã sử dụng phương pháp đàm thoại để giảng bài. Dùng các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở và trọng tâm cần khắc sâu kiến thức. Tôi sắp xếp các câu hỏi theo một hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình giảng dạy, tôi chỉ là người nêu vấn đề và học sinh tự tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó. 
 Để học sinh nắm được kỹ năng làm tốt các bài tập tìm hình ảnh so sánh, tôi đã hướng dẫn học sinh cần phải nắm được các bước sau :
 Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau : 
Bế cháu ông thủ thỉ :
 Cháu khỏe hơn ông nhiều !
 Ông là buổi trời chiều 
 Cháu là ngày rạng sáng.
 Phạm Cúc
Ông trăng tròn sáng tỏ 
 Soi rõ sân nhà em
 Trăng khuya sáng hơn đèn 
 Ơi ông trăng sáng tỏ.
 Trần Đăng Khoa
Những ngôi sao thức ngoài kia 
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Đêm nay con ngủ giấc tròn 
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 Trần Quốc Minh
* Bước 1: Đọc kỹ đề, tìm hiểu đề. 
 Bước đầu tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, vừa đọc vừa suy nghĩ xem yêu cầu đầu bài cần phải làm gì ? 
Sau khi học sinh hiểu được yêu cầu của đầu bài rồi tôi đã yêu cầu học sinh tiến hành đến bước 2.
* Bước 2 : Tìm các sự vật được so sánh với nhau.
 Trong bước 2 này, tôi sẽ dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở hướng dẫn học sinh làm mẫu phần (a) . Ví dụ giáo viên hỏi : Trong phần ( a) sự vật nào được so sánh với sự vật nào ? 
- Học sinh sẽ tìm được các sự vật được so sánh với nhau : ( Cháu – Ông ; Ông – Buổi trời chiều ; Cháu – Ngày rạng sáng ) 
 Tương tự như vậy các phần ( b) và phần (c) học sinh sẽ tự tìm được các sự vật được so sánh với nhau.
- Phần ( b) : trăng – đèn
- Phần ( c ) : những ngôi sao – mẹ đã thức vì chúng con, mẹ – ngọn gió.
Sau khi học sinh đã tìm đúng các sự vật được so sánh, tôi tiếp tục yêu cầu học sinh tìm từ so sánh.
* Bước 3 : Tìm từ so sánh.
- Trong các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh thì học sinh phải biết : 
 Từ so sánh nó được đứng sau sự vật được so sánh và đứng trước sự vật so sánh. Nói tóm lại là từ so sánh đứng ở giữa hai vế :
 + Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh .
 + Vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh .
 Sau khi học sinh đã hiểu cách tìm từ so sánh các em sẽ nhận biết rất nhanh về từ so sánh. Cụ thể các từ so sánh trong bài là :
 + Câu ( a) : hơn – là – là
 + Câu ( b) : hơn
 + Câu ( c) : chẳng bằng – là
 * Bước 4 : Tìm hình ảnh so sánh 
 Như vậy qua bước 2 và bước 3, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ :
- Hình ảnh so sánh nó phải có sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh . Đặc biệt là phải có cả từ so sánh được đứng giữa hai sự vật ấy. Từ đó học sinh sẽ hiểu và làm đúng được bài tập.
Bài làm : Các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ trên là :
 a) Cháu khỏe hơn ông nhiều !
 Ông là buổi trời chiều 
 Cháu là ngày rạng sáng.
 b) Trăng khuya sáng hơn đèn
 c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Qua hai tháng thực hiện biện pháp 2 và một số biện pháp khác kèm theo để bổ trợ cho biện pháp 2. Tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có tính khả quan rõ rệt qua đợt khảo sát học kỳ I như sau : 
Tổng số
Học sinh
Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
 SL	 %
 SL	 %
 26
 24 92
 2 8
 Sau khi thực hiện biện pháp “ Dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh ” . Tôi thấy có ưu điểm là giúp học sinh đã đi đúng hướng với yêu cầu của đề bài, làm được bài một cách tốt hơn.
Mặc dù biện pháp này vô cùng quan trọng , nó cung cấp cho học sinh bốn bước tiến hành khi làm bài tập : “ Tìm các hình ảnh so sánh ” một cách dễ dàng hơn và đúng hơn. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa giúp các em tiếp thu bài một cách linh hoạt và sáng tạo, chưa thu hút được nhiều hứng thú khi tìm các hình ảnh so sánh.
 Chính vì vậy mà tôi tìm tòi và chắt lọc hài hòa các phương pháp dạy học sao cho đạt kết quả cao trong việc dạy và học. Tôi thấy “ Phương pháp gợi mở, phát huy trí lực của học sinh đã đáp ứng được điều đó ”.
 c. Biện pháp 3: Phương pháp gợi mở phát huy trí lực của học sinh.
 Đối với phương pháp này thì người giáo viên phải kích thích vào trí tuệ của học sinh, giúp học sinh có tính tư duy từ khái quát đến trìu tượng. Muốn vậy người giáo viên cần phải xây dựng một hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp.
Luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển chung của học sinh, đồng thời phải quan tâm đến trình độ tiếp thu bài của từng học sinh. Từ đó giúp học sinh hoàn thành tiếp tục phát triển tư duy cao hơn , đồng thời giúp học sinh chưa hoàn thành đạt được trình độ chung của giáo dục.
 Để phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh và phát huy khả năng sẵn có của các em, khi dạy các loại bài tập cho các em, nhất là các bài tập “ Tìm những hình ảnh so sánh ” nâng cao, tôi thường dùng các hệ thống câu hỏi gợi mở đi từ dễ đến khó, đi từ đơn giản đến phức tạp để các em có tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập. Từ đó các em sẽ tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề
 Ví dụ ; ( Sách Tiếng việt nâng cao lớp 3 trang 82)
 Tìm các hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ dưới đây:
Khi vào mùa nóng 
 Tán lá xòe ra 
 Như cái ô to
 Đang làm bóng mát.
 Bóng bàng tròn lắm 
 Tròn như cái nong 
 Em ngồi vào trong 
 Mát ơi là mát 
 Xuân Quỳnh
Rạng sáng
 Mặt trời ngoài biển khơi
 Như quả bóng đỏ trên bàn bi-a
 Chiều về 
 Mặt trời lẫn vào đám mây 
 Như quả bóng vàng trên sân cỏ.
 Bùi Việt Mỹ 
 Muốn làm được bài tập này, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài xem đề bài yêu cầu tìm cái gì và cần giải quyết vấn đề gì ?
 Sau khi học sinh đã hiểu được yêu cầu của đề bài thì tiếp tục đi tìm :
 + Tìm các sự vật được so sánh với nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot.doc