GIẢI PHÁP HỮU ÍCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP BÀI 35. HOOCMÔN THỰC VẬT TRONG MÔN SINH HỌC 11 BAN CƠ BẢN BẰNG CÁCH TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Năm học 2012 – 2013 là năm học thực hiện thực hiện chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Điều đó cũng vừa là một động lực, vừa là trách nhiệm của mỗi người giáo viên trong tình hình giáo dục luôn đổi mới và phát triển như hiện nay. Đổi mới phương pháp, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để thực hiện tốt phương châm đó thì trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên luôn phải tìm tòi ra các phương pháp tích cực nhằm tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh một cách hợp lý, có hiệu quả cao, đồng thời phải có sức lôi cuốn và thu hút được học sinh. Sinh học là một môn học khoa học thực nghiệm, mở ra trong các em một thế giới sinh học muôn màu; đặc biệt nội dung của bài 35 mang tính thực tiễn cao của Sinh học, chủ yếu trong ngành học nuôi cấy mô còn mới mẻ. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thiết kế và tổ chức cách dẫn dắt mới cho thật phù hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu bài học đề ra. Với những lý do trên tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm dạy học của mình: “nâng cao hiệu quả học tập bài 35. Hoocmôn thực vật trong môn sinh học 11 ban cơ bản bằng cách tăng cường hoạt động thảo luận nhóm của học sinh” với mong muốn đây là giải pháp cho một ví dụ nhỏ mở đầu và có thể áp dụng cho nhiều mục, nhiều bài học khác có nội dung tương tự trong toàn bộ chương trình. B. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1. Thuận lợi: - Lớp học đã được trang bị máy chiếu nhằm áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Đa số học sinh có khả năng tư duy, hoạt động nhóm tốt. 2. Khó khăn: - Nội dung bài học dài và còn mới mẻ. - Chưa có thực nghiệm trong cấp học THPT với các nội dung của bài học. - Nhiều em học sinh vẫn còn thụ động trong việc học, từ đó làm khó khăn trong truyền thụ kiến thức giữa giáo viên và học sinh. C. NỘI DUNG: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởng (phitôhoocmôn) có vai trò điều tiết sự sinh trưởng, phát triển. - Nêu được ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Nắm được các ứng dụng trong nông nghiệp của các hooc môn thực vật và vai trò của con người trong việc ứng dụng này. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu nội dung ghi bài. - Các hình ảnh và câu hỏi tình huống với các mức độ khó, dễ khác nhau; tương ứng với các mức độ đó là các mức điểm tương ứng. III. PHƯƠNG PHÁP: Vận dụng kiến thức kết hợp hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề cho sẵn. IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN: 1. Chuẩn bị ở nhà của học sinh: Tùy vào mặt bằng chung của học sinh mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện: + Nếu là học sinh khá - giỏi (ban khoa học tự nhiên) giáo viên có thể nêu yêu cầu để học sinh chuẩn bị như: Với mỗi loại hoocmôn em hãy nêu nơi tổng hợp và tác dụng sinh lí của hoocmôn đó đến tế bào và cơ thể thực vật. + Nếu là học sinh có học lực trung bình – khá (ban cơ bản) thì giáo viên có thể phát phiếu nội dung ghi bài (trang sau) ở tiết học trước và yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ các nội dung mà phiếu đã đề ra. 2. Các bước thực hiện trên lớp: Hoạt động 1: KHÁI NIỆM Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Hoocmôn thực vật là gì? + Hoocmôn thực vật có đặc điểm như thế nào? - GV giảng giải cụ thể hơn về các đặc điểm của hoocmôn thực vật. - Nghiên cứu SGK và trả lời. - Đặc điểm: + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác. + Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. + Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. - Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây. Hoạt động 2: CÁC NHÓM HOOCMÔN - Với học sinh ban khoa học tự nhiên thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời về sự chuẩn bị của mình ở nhà (bước này có thể đi nhanh), sau đó giáo viên có thể phát phiếu ghi bài để học sinh đối chiếu và làm tài liệu tham khảo trong hoạt động nhóm giải quyết các câu hỏi tình huống. - Với học sinh ban cơ bản, giáo viên có thể nhắc lại để học sinh nắm bắt nhanh kiến thức và hoạt động nhóm giải quyết các câu hỏi tình huống. - Để tăng thêm phấn khích cho học sinh thì giáo viên có thể cho điểm các nhóm có tổng điểm cao nhất. Tình huống 1: 1 điểm Tẩm auxin rồi sau đó áp sát vào một bên thân ở phần ngọn cây đã cắt đỉnh sinh trưởng (theo hình vẽ bên). Sau 5 ngày, kết quả thu được theo mô hình nào sau đây là đúng? Đáp án: B Tình huống 2: 2 điểm Từ kết quả của tình huống 1, Em hãy giải thích tác dụng của auxin trong hướng sáng của ngọn cây? Đáp án: Dưới tác dụng của ánh sáng, auxin (AIA) được vận chuyển từ phía được chiếu sáng sang phía không được chiếu sáng, từ đó kích thích các tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn và đẩy ngọn cây về phía được chiếu sáng Tình huống 3: 3 điểm Nếu đặt rễ cây nằm ngang, sau một thời gian rẽ cây quay xuống đất, em hãy giải thích hiện tượng trên? Đáp án: Dưới tác dụng của trọng lực, auxin (AIA) được vận chuyển từ phía trên xuống phía dưới, làm cho hàm lượng auxin ở mặt dưới vượt quá nồng độ cho phép, từ đó ức chế sự sinh trưởng của các tế bào phía dưới, còn các tế bào phía trên vẫn sinh trưởng bình thường nên đẩy rễ cây quay xuống. Tình huống 4: 1 điểm Trong 2 cây sau, cây nào được xử lí auxin, cây nào không được xử lí auxin? Vì sao? Đáp án: Cây A được xử lí auxin vì cây A ra nhiều rễ do tác dụng kích thích của auxin. Tình huống 5: 1 điểm Thí nghiệm sau chứng tỏ điều gì? Đáp án: Hạt là nguồn cung cấp AIA cho quả phát triển. Tình huống 6: 2 điểm Theo em người ta xử lí auxin các loại quả sau vào thời gian nào để thu hoạch được quả không hạt? Đáp án: Thời kì đang hoa hoặc quả còn non. Tình huống 7: 1 điểm Nếu được xử lí giberellin (GA) thì cây lúa sau sẽ cho kết quả như thế nào? Đáp án: Cây sẽ sinh trưởng cao hơn, các lóng dài hơn. → Tình huống 8: 2 điểm Trong 2 trường hợp sau, mô nuôi cấy nào được xử lí auxin, mô nuôi cấy nào được xử lí xitôkinin? Vì sao? Đáp án: Mô nuôi cấy trong hình B được xử lí auxin còn hình C được xử lí xitôkinin vì auxin kích thích phát triển rễ còn xitôkinin kích thích phát triển chồi. Tình huống 9: 2 điểm Em hãy nêu sự phân bố của một số loại hoocmôn trong 2 trường hợp trên? Đáp án: Cây A nhiều auxin → kích thích chồi ngọn, ức chế chồi bên; Cây B nhiều xitôkinin → làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên. Tình huống 10: 2 điểm Em hãy nêu sự phân bố của một số loại hoocmôn trong 2 trường hợp trên? Đáp án: Hạt A nồng độ Axit abxixic (AAB) đạt cực đại → kích thích trạng thái ngủ nghĩ của hạt; Hạt B hàm lượng Giberellin (GA) đạt cực đại còn AAB đạt cực tiểu nên phá trạng thái ngủ của hạt → kích thích hạt nảy mầm. Tình huống 11: 2 điểm Em hãy nêu sự phân bố của một số loại hoocmôn trong 2 trường hợp trên? Đáp án: + Trường hợp 1: Nếu cây A phát triển bình thường thì cây B được xử lí hoocmôn kích thích như AIA hoặc GA; Nếu cây B phát triển bình thường thì cây A được xử lí hoocmôn ức chế như AAB. Tình huống 12: 1 điểm Thùng chứa quả Quả xanh Quả chín Mục đích của việc xếp quả xanh cùng qua chín là gì? Đáp án: Khi xếp quả như vậy, quả chín sẽ tiết ra êtylen kích thích các quả xanh chín cùng. Hoạt động 3: TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT VÀ ỨNG DỤNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Thế nào là sự cân bằng phitôhoocmôn? Có bao nhiêu loại cân bằng hoocmôn? Cho ví dụ. + Có những loại tương quan hoocmôn nào trong thực vật? Có ý nghĩa gì đối với thực vật? + Điều cần tránh trong việc sử dụng hoocmôn thực vật là gì? Vì sao? + Cho ví dụ về một số ứng dụng phitohoocmon trong nông nghiệp. - GV bổ sung: Không nên dùng các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn vì các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, chúng sẽ được tích lũy lại trong nông phẩm nên gây độc hại cho người và gia súc. - Nghiên cứu SGK và trả lời. - Có cân bằng chung và cân bằng riêng, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa của thực vật. - Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế và trả lời. Người ta sử dụng các hoocmôn sinh trưởng trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thu hoạch, thu hoạch đồng loạt, tạo cây non sớm trong công nghệ tế bào thực vật, tạo cây cảnh Khi sử dụng các hoocmôn thực vật trong nông nghiệp cần chú ý nồng độ tối thích, tính chất đối kháng hay hỗ trợ giữa các hoocmôn, quan tâm đến sự phối hợp của các hoocmôn và điều kiện sinh thái có liên quan đến cây trồng. Hoạt động 4. Củng cố Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu bài học. D. KẾT LUẬN: Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp trên, tôi thấy rằng có thể giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội những kiến thức liên quan đến những vấn đề về bài học, tạo ra được sân chơi cho học sinh trong tiết dạy. Cách học này vẫn còn một số hạn chế nhất định, do đó tôi rất mong sự đóng góp và có những cải thiện trong năm học mới.
Tài liệu đính kèm: