A) Đặt vấn đề: I/ lý do chọn đề tài: Sau nhiều năm xây dựng và phát triển. Tuy còn nhiều khó khăn trong thời kì đổi mới. Nhưng thành tựu đạt được trong sự nghiệp Giáo dục - đào tạo là rất đáng trân trọng và tự hào. nhưng chúng ta không thể bỏ qua những nhược điểm đã ăn sâu vào học sinh đó là chữ viết thời cải cách , lối viết đơn giản , thiếu nét, cách viết rời rạc, khô cứng, cũng có thể chúng ta quan tâm nhưng chưa được, thiết thực và cùng nhiều nguyên nhân khác,...Vì vậy trong bốn mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc tiểu học là hình thành và phát tiển kĩ năng nghe,nói,đọc, viết cho học sinh. Nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập, trong giao tiếp ở trường học và ngoài xã hội. Bốn kĩ năng trên có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Trong đó kĩ năng viết là kĩ năng rất quan trọng, đáng quan tâm nhất đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số vùng miền núi. Như chúng ta đã biết “ nét chữ là nết người” và được thể hiện rõ ở môn Tiếng Qua thực tế cuộc sống và giới học sinh, sinh viên hiện nay chữ viết ngày càng xấu đi rõ rệt.Vì thế việc rèn chữ viết cho học sinh ở bậc tiểu học đang là mối quan tâm của ngành Giáo dục và gánh nặng hơn ai hết là người giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhưng ta cũng thừa nhận rằng học sinh người kinh các em viết tương đối chuẩn hơn. Vì các em được tiếp xúc Tiếng Việt ngay từ nhỏ và phát âm chuẩn còn đối với học sinh dân tộc thiểu số ngôn ngữ của các em đọc chưa thông, viết chưa thạo, phát âm chưa rõ. Dẫn đến viết sai chính tả, viết thiếu nét, không đúng độ cao, hay viết láu, viết lệch,... Đứng trước tình hình đó, bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy ở vùng dân tộc thiểu số nhiều năm, tôi nhận thấy việc rèn chữ viết cho học sinh ở vùng dân tộc thiểu số miền núi là một điều hết sức cần thiết và cấp bách.Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn chữ viết trong phân môn chính tả cho học sinh lớp 2, vùng dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2B trường tiểu học Trần Phú II/ Nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu: 1) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhằm khắc phục những tồn tại và thực trạng chữ viết của học sinh lớp 2B hiện nay, cũng như chữ viết của học sinh khối 2 nói chung. - Học sinh lớp 2B. Trường tiểu học Trần Phú. 2) Phạm vi nghiên cứu: - Các đoạn viết của bài chính tả trong chương trình phân môn chính tả (nghe – viết) ở lớp2. Trường tiểu học Trần Phú 3) Cơ sở nghiên cứu: Dựa vào thực tế chữ viết của học sinh lớp 2B và phương pháp giảng dạy trực tiếp của giáo viên. 4) Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Tham khảo một số để tài và sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp. Nghiên cứu một số tài liệu như: “Sách hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt, tạp chí ‘thế giới trong ta’, báo giáo dục thời đại,... Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tế: Khảo sát chữ viết học sinh nhằm phân tích đánh giá vấn đề cụ thể chất lượng chữ viết của học sinh. 5.4. Phương pháp thống kê toán học. Nhóm phương pháp quan sát và phỏng vấn. Nhóm phương pháp học tập theo nhóm (Đôi bạn cùng tiến) B/ Giải quyết vấn đề: I/ Thực trạng hiện nay: Thực hiện năm học 2015- 2016 tôi được phân công về trường tiểu học Trần Phú, đảm nhiệm lớp 1B thôn ĐăKTăng Năm học 2016 - 2017 tôi dạy theo lớp, là lớp 2B Qua hai năm chủ nhiệm tôi thấy các em học sinh viết rất cẩu thả, đặc biệt là cả bốn kĩ năng đọc, nói, nghe, viết. 1.1.Chữ viết tương đối đúng quy cách về độ cao và khoảng cách: Đạt 4/22 học sinh chiếm 18.9% 1.2.Tư thế ngồi viết không đúng: 100% số học sinh trong lớp. 1.3.Cách cầm bút viết: 100% số học sinh cầm bút thấp, không đảm bảo cho góc nhìn và độ dài đưa nét của con chữ. 1.4.Tốc độ viết tối đa: 50–60 chữ/15 phút. 1.5.Vở sạch chữ đẹp: Sau gần 1 kì dạy lớp 2, kiểm tra chữ viết thống kê được kết quả như sau: Tháng Sĩ số Vở sạch Chữ đẹp Tốt Khá TBình Xấu Tốt Khá TBình Xấu 12 22 2 01 10 09 4 02 11 5 II/. Nguyên nhân và tồn tại: Để giao tiếp với cô giáo, học sinh phải sử dụng hết vốn ngôn ngữ,trong đó 2/3 câu nói là sử dụng bằng tiếng mẹ đẻ, các em còn không có những căn cứ để đối chiếu cách phát âm của mình nên dẫn đến phát âm Tiếng Việt sai, kéo theo viết chính tả cũng sai. Để viết lại một văn bản hầu như 90% số học sinh yếu cần phải nhìn sách giáo khoa, hay chép ở trên bảng, tốc độ chép lại rất chậm, nhiều em còn nhìn từng nét chữ để viết, chữ của các em mô phỏng lại hoàn toàn chữ viết trong sách giáo khoa (hay chữ của cô giáo ) trên bảng một cách thụ động. Phải nhìn lên bảng,(hay trong sách giáo khoa) liên tục để nhận biết các nét chữ làm cho tốc độ viết chậm lại. Quy trình viết các con chữ học sinh không nắm được, nhiều em viết ngược các nét chữ rất tự do, khi viết học sinh ngồi không đúng tư thế, cầm bút chưa đúng cách, quen tật ngồi bò ra bàn đầu cúi sát vào trang giấy, nghiêng đầu sang một bên trông rất khó khăn và mất thẩm mĩ. Cầm sát với ngòi bút, che lấp các nét chữ nên không thể hiện được đúng cự li và khoảng cách của các con chữ. Khi viết ở trong tư thế như vậy xảy ra hiện tượng học sinh thấy mỏi cổ do phải nghiêng đầu quá lâu, mỏi tay do nắm chắc lại cầm sát mà viết, mỏi và đau mắt do nhìn quá gần với trang giấy,... Ý thức rèn chữ viết chưa có, không để ý chỉnh chu nắn nót các nét của con chữ, học sinh chỉ mong sao vết cho xong bài của cô giáo giao cho là được rồi, không quan tâm chữ đó có đẹp không, có thẳng hàng không, đủ nét - đúng cự li hay chưa. Khi làm bất cứ việc gì chúng ta cũng cần có sự giúp đỡ rất nhiều của công cụ đang dùng. Chính vì vậy cây bút dùng cho học sinh viết cũng là điều quyết định đến chữ viết có đảm bảo theo yêu cầu hay không. Hiện nay trên thị trường đáp ứng nhu cầu cho chúng ta các loại bút có thể viết nhanh, mau khô, chống được nhoè mực như: bút bi, bút máy,... Tuy có thuận tiện nhưng vẫn có mặt trái của nó, đầu bi trơn, khi viết dễ bị trượt làm cho học sinh khi viết phải gượng gạo, kìm nét viết. Trong khi viết cũng cần để ý đến tư thế ngồi. để viết được đúng tư thế ta lại phải quan tâm đến quy cách của bàn ghế, đa số bàn ghế trong trường học chỉ cùng một loại, một cỡ. Với học sinh lớp 2 thì có một số em thể lực yếu nên người nhỏ không phù phải với hoặc đứng lên để viết. Trên lớp học sinh được viết bài thụ động khả năng nhận biết quy tắc chính tả các em còn hạn chế mặc dù đã học lớp 1 công nghệ. Về nhà lại không có cơ hội để viết bài vì gia đình lại không quan tâm, hoặc bỏ mặc cho cô giáo, việc học là của giáo viên dạy trên lớp. Tại nhà không sắp xếp cho học sinh góc học tập, muốn học bài, viết bài thì phải học dưới nền nhà hoặc trên giường rất khó khăn, ánh sáng lại không đảm bảo,... Trong quá trình giảng dạy có thể là giáo viên đứng lớp quan tâm nhưng chưa được thường xuyên, đồng đều đến việc sửa lỗi chính tả cho từng học sinh . III/ Một số biện pháp: Bởi nét chữ là nết người nên tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể áp dụng trực tiếp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2B trong phân môn chính tả 1. Công tác chủ nhiệm lớp: Việc đầu tiên là giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, duy trì tốt tỉ lệ chuyên cần thì mới nói đến việc rèn chữ viết, rèn chính tả cho học sinh. Muốn rèn chữ viết cho học sinh không phải một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải có thời gian dài. Ví dụ: GV cần có kế hoạch rèn chữ viết ngay từ đầu năm học. Thường xuyên kiểm tra vở viết, sửa sai kịp thời. 2. Dạy cách tập nói cho học sinh: Để thuận tiện cho việc giao tiếp của học sinh ở trên lớp cũng như giao tiếp hàng ngày, ngoài việc dạy các môn theo chương trình, ta còn dạy cho học sinh về cách tập nói tiếng việt với những câu giao tiếp từ dễ đến khó. Để tránh tình trạng sử dụng tiếng mẹ đẻ, GV cương quyết buộc học sinh phải sử dụng tiếng phổ thông và GV cần phải biết một số tiếng dân tộc địa phương giao tiếp thông thường để nắm bắt các yêu cầu của học sinh. Ví dụ: Học sinh xin ra ngoài uống nước thường nói “tiếng địa phương”. GV yêu cầu học sinh nói lại “Thưa cô em xin ra ngoài uống nước”. - Hoặc nắm được một số từ yêu cầu học sinh trong công việc hàng ngày “(Về nhà học bài),.... 3. Rèn chữ viết: Từ giao tiếp nêu trên ta thực hiện bước tiếp theo là rèn chữ viết: Khi viết yêu cầu không được nhìn SGK. Thời gian đầu GV đọc chậm hay đánh vần từng âm, vần cho học sinh viết, tạo cơ hội cho học sinh làm quen, nắm được các nét cơ bản và có cơ hội nắn nót chỉnh sửa nét chữ khi viết bài, sau đó GV tăng dần tốc độ viết theo thời gian đã quy định. Trong các tiết tăng cường GV dành thời gian cho học sinh luyện viết một bài viết ngắn đúng khoảng cách, đủ nét như viết tập viết (nghe – viết). Trong tháng đầu ngày nào cũng có bài viết về nhà, yêu cầu GV kiểm tra nghiêm túc không bỏ qua, có hình thức khuyến khích học sinh khi học sinh đạt hay vượt yêu cầu đề ra. Ví dụ: Đối với một số học sinh yếu yêu cầu đọc chậm nhiều lần bài viết đó, rồi GV đọc đánh vần viết từng con chữ, bài viết chỉ bằng 1/2 hay 1/3 số lượng theo yêu cầu. Khi có cơ sở từ đó ta tăng dần số lượng và thời lượng bài viết đến khi đạt với tiêu chuản môn chính tả. 4. Rèn tư thế ngồi viết: Học sinh thường có thói quen nằm ra bàn viết, chính vì vậy ta cần chỉnh sửa tư thế ngồi, nhắc nhở liên tục trong quá tình viết không thể nơi lỏng để phá ngay tật xấu đó. Khi ngồi viết phải thẳng lưng đầu hơi cúi, ngực không tỳ vào thành bàn, khoảng cách của mắt đến mặt bàn khoảng 30 cm - 35 cm. Qua quan sát tôi thấy học sinh cầm bút sát với ngòi bút, vậy khi viết GV nhắc ngay từ đầu cách cầm bút: Giữ bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngon trỏ, ngón giữa), từ đầu ngòi bút lên đến phần tiếp xúc của ngón giữa khoảng cách từ 2,5-3,0 cm; ngón đeo nhẫn và ngón út không co nắm chắc vào lòng bàn tay mà nắm hờ tỳ lên giấy làm điểm tựa khi viết. Ví dụ: Các em đang viết, do mỏi sẽ nằm ngay ra viết, GV phải chỉnh đốn nhanh và động viên,khuyến khích học sinh ngồi viết đúng tư thế. 5. Điều kiện phương tiện: Do cơ chế hiện nay, đa số học sinh đều viết bằng bút bi, đầu bi rất trơn, học sinh phải ghìm nét viết, từ những hạn chế này ta có thể khuyến khích học sinh dùng những loại bút không trơn mà lại chỉnh sửa được chữ viết. Ví dụ: viết bằng bút mực, bút lá tre hay bút chữ A,... Nhóm bạn cùng tiến: Để học sinh cùng nhau tiến bộ ta có thể phân công một số học sinh khá giỏi kèm một số học sinh yếu. Trong đó ta cần chú ý học sinh giúp bạn mình cùng tiến bộ phải là học sinh có chữ viết tương đối. Bên cạnh việc hướng dẫn bạn viết học sinh đó còn giúp bạn mình làm bài tập, học bài cũ. Ví dụ: Em Y Kiêng gần nhà em Y Truyện (em Y Truyện, vừa là học sinh viết xấu trong lớp, vừa có tính hay quên, ý thức học tập không có), là hai học sinh nữ với nhau nên sẽ giúp bạn học trên lớp và học ở nhà. IV/ Kết quả vận dụng các biện pháp: Qua vận dụng một số các biện pháp một cách thường xuyên đã nêu trên tôi nhận thấy chất lượng bài viết của học sinh nâng lên rõ dệt, học sinh tự tin về cách viết và có hứng thú trong học tập. Qua gần 4 tháng thực hiện kết quả thu được: Tháng Sĩ số Vở sạch Chữ đẹp Tốt Khá TBình Xấu Tốt Khá TBình Xấu 8 22 04 06 11 04 06 11 12 22 03 01 10 08 04 02 11 05 C/ Kết luận: Đọc thông viết thạo là một yêu cầu không thể thiếu ở học sinh tiểu học. Vì ngôn ngữ đọc và viết là nền tảng vững chắc cho các em có điều kiện học và học giỏi tất cả các môn học, bên cạnh đó hình thức góp phần quan trọng thể hiện cho thấy người đó có kiên trì rèn viết,có tính cẩn thận và khắc phụ khó khăn hay không người ta nhìn vào chữ viết của người đó có thể đánh giá một phần. Muốn giữ cho mình “nét chữ ,nết người”thì người GV phải biét tìm tòi, điều tra những nguyên nhân học sinh viết sai, rồi từ đó tìm ra giải pháp giúp các em rèn viết đúng, hơn thế nữa người GV phải kiên trì, không nóng vội, biết cách sử dụng và coi trọng phương pháp phân tích ngôn ngữ, hình thức quan sát và phương pháp rèn luyện chữ viết thường xuyên tạo thói quen cho học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy chữ viết cho học sinh dân tộc thiểu số mà tôi đã áp dụng. Bước đầu thu được kết quả nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong các đồng nghiệp các cấp lãnh đạo, chuyên môn đóng góp ý kiến để cho sáng kiến này được hoàn thiện hơn. D/ Các đề xuất - Kiến nghị: - Trên lớp cũng như ở nhà phần đa học sinh ngồi viết trên bàn ghế chưa đúng quy cách, thậm chí còn bò ra viết, cho nên trong trường học cần có số bàn ghế dành cho từng đối tượng học sinh . Phòng giáo dục cấp bàn ghế phù hợp với đối tượng học sinh. Nhà trường, đoàn thể, gia đình cùng các cấp các ngành quan tâm vận động học sinh học chuyên cần. E/ Tài liệu tham khảo: Các bài viết của học sinh. Báo Giáo dục thời đại. Tập san Thế giới trong ta. Một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp. Thông tin trên kênh truyền hình. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. Tài liệu bồi dưỡng hè của phòng Giáo dục và của ngành. Mục lục: A/Đặt vấn đề 1 I/ Lý do đặt đề tài 1 II/ Nhiệm vụ mghiên cứu 2 1. Thực trạng hiện nay 2 2. Nguyên nhân và tồn tại 3 3. Đối tươîng nghiên cứu 4 4. Cơ sở nghiên cứu 4 5. Phơng pháp nghiên cứu 5 B/ Giải quyết vấn đề 5 C/ Kết luận 8 D/ Kiến nghị 8 E/ Tài liệu tham khảo 9 Mục lục 10
Tài liệu đính kèm: