Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

doc 26 trang Người đăng dothuong Lượt xem 3015Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển 
vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Vận động là chức năng đặc biệt của con người nói riêng và động vật nói chung, cuộc sống của con người luôn không ngừng vận động, vận động để làm việc, để học tập, để vui chơi giải trí và đặc biệt vận động giúp con người lớn lên hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần.
Phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa cơ thể, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, tung, bắt, ném, bò, trườn.. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa.
Nội dung phát triển vận động đã được Bộ giáo dục đưa vào chương trình giáo dục Mầm non và thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường Mầm non Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động chỉ mới mang tính hình thức, thụ động, trẻ chưa được vận động thực sự, giáo viên lên lớp hướng dẫn chưa có sự sáng tạo, đồ dùng, thiết bị phục vụ cho phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế, chưa tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh và các ban nghành đoàn thể cùng tham gia.
Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” nhằm tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đến các bậc phụ huynh và cộng đồng để từ đó tranh thủ được các nguồn lực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi thực hiện nội dung phát triển vận động cho trẻ. Mặt khác giúp cho một số giáo viên biết cách lên lớp sáng tạo hơn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vận động một cách tốt nhất.
2. Đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
 Đối với trẻ mẫu giáo khi thực hiện các bài tập phát triển vận động trong trường MN
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015.
 Nâng cao chất lượng phát triển vận động thông qua các hoạt động vui chơi, giáo dục cho trẻ trong trường mầm non
3. Xác định mục đích nghiên cứu
 Tìm hiểu một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động, để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển giáo dục vận động thông qua các hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non
	Tạo ra các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ thực sự lôi cuốn hấp dẫn và gây ấn tượng giúp trẻ tiếp nhận kiến thức, các kỹ năng vận động một cách nhanh nhất.
4. Xây dựng giả thiết khoa học
 Nếu đề tài này được áp dụng thì sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của một người giáo viên, nắm vững kiến thức trong công tác chăm sóc giáo dục.
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục trẻ.
 Giúp trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia vào các hoạt động phát triển vận động.
5. phương pháp nghiên cứu
- Nghiêm cứu kỹ các tài liệu liên quan đến đề tài
- Điều tra thực trạng học sinh trong nhóm lớp
- Điều tra những biện pháp phù hợp với trẻ trong lớp để có thêm kinh nghiệm
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
- Giúp cho bản thân có trí tưởng tượng phong phú trong quá trình dạy, làm đồ dùng, đồ chơi. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng sự phạm vào bài dạy.
- Huy động phụ huynh tham gia đóng góp các phế liệu để làm đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động phát triển giáo dục vận động cho trẻ thông qua các hoạt động.
- Phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc phát triển giáo dục vận động cho trẻ thông qua các hoạt động.
- Tạo cho trẻ thói quen nề nếp, mạnh dạn, tự tin, sự hứng thú, sáng tạo linh hoạt cho trẻ vào các hoạt động, giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo)
- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động tốt phụ huynh để huy động trẻ ra lớp
II. gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
1. Cơ sở khoa học.
1.1Cơ sở lý luận:
Phát triển vận động là phát triển bộ xương, khớp và cơ ngày càng hoàn thiện, phát triển vận động ở con người là phát triển các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô. Phát triển kỹ năng vận động tinh là khả năng trẻ sử dụng các cơ nhỏ đặc biệt là các bàn tay và các ngón tay để cầm các vật nhỏ, cầm muỗng, lật các trang sách, để vẽ, viết, tô màu.....Phát triển kỹ năng vận động thô là khả năng sử dụng các cơ lớn, một trẻ 6 tháng có thể học ngồi, một trẻ 12 tháng học đi, hay trẻ 5 tuổi có thể nhảy lò cò. 
Thực hiện phát triển vận động cho trẻ nhằm mục tiêu chung giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. 
Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non. Phát triển vận động là một trong hai nội dung của mặt phát triển thể chất, vì vậy phát triển vận động đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: Nhân thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Với mục đích góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
2.Thực trạng trường lớp
2.1. Thuận lợi:
Trường Mầm non tôi công tác luôn nhận thức được sự quan tâm của các cấp ủy 
Đảng, chính quyền địa phương cùng với ủng hộ của ngành để nhà trường thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Hầu hết phụ huynh luôn quan tâm, chia sẻ và phối hợp cùng nhà trường trong tất cả các hoạt động, phong trào 
Đội ngũ giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng nổ, luôn cố gắng học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo qua trường lớp và qua nhiều năm trực tiếp tham gia chăm sóc giáo dục trẻ nên tôi cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng trong mọi hoạt động. Đặc biệt là thường xuyên được học tập các chuyên đề của Phòng, của Sở giáo dục và sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp.
Trẻ ngoan ngoãn hứng thú tham gia vào các hoạt động 
2.2. Khó khăn
Môi trường hoạt động của trẻ cũng như trang thiết bị đồ dùng, đồ dùng, đồ chơi phục vụ phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế
Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự coi trọng việc phát triển vận động cho trẻ, chưa chú ý phối hợp với nhà trường, giáo viên thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ..
Một số giáo viên chưa coi trọng công tác phát triển vận động cho trẻ còn thực hiện một cách miễn cưỡng, thụ động, thiếu sự sáng tạo trong quá trình lên lớp.
2.3 Khảo sát điều tra ban đầu 
* Tình hình thực trạng trước khi thực hiện đề tài
Trong những năm qua thì nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đã được triển khai thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước. Nhưng do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó ý thức của mỗi giáo viên, phụ huynh và bản thân trẻ chưa thực sự nhận thức được đây là vấn đề quan trọng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Khi chưa thực hiện đề tài này tôi thấy trẻ ở lớp tôi phụ trách nói riêng và trẻ trong trường nói chung chưa nhanh nhẹn, nhạy bén, chưa có thói quen và ý thức vận động một cách thường xuyên mà còn mang tính rập khuôn và nội dung vận động để vận dụng vào tất cả các hoạt động trong ngày, hoặc trong dạo chơi tham quan và các ngày lễ hội còn rất là hạn chế.
Ví dụ: Chỉ đem nội dung giáo dục vận động trong giờ thể dục sáng, hoặc giờ thể dục chính khóa, chưa có ý thức giáo dục phát triển vận động trong một số hoạt động như: hoạt động góc, hoạt động chiều hoặc hoạt động ăn ngủ vệ sinh
Thực tế cho thấy ở bảng sau:
TT
Nội dung
Kết quả
Ghi chú
1
Trẻ hứng thú khi tham gia vận động
70%
2
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học
65%
3
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn có thể lực tốt
75%
4
Trẻ có kỹ năng, kỷ xảo vận động 
65%
III. CÁC GIẢI PHÁP 
1. Nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn 
Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã mày mò nghiên cứu các tài liệu liên quan như Chương trình giáo dục Mầm non, Sách hướng dẫn thực hiện chuyên đề phát triển vận động trong trong trường Mầm non, xem băng hình, ti vi, tập san, tham gia các đợt chuyên đề của phòng, của Sở, qua các cuộc thi giáo viên giỏi. Từ đó bản thân tôi nắm được cách hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách sáng tạo thu hút được sự hứng thú của trẻ. Từ đó giúp cho các bài tập phát triển vận động mà tôi đưa ra trẻ hứng thú thực hiện một cách chủ động và hiệu quả hơn.
 2. Tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Để tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ thì trước hết trẻ phải có sức khỏe. Để có sức khỏe trẻ cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thật tốt. Trước hết tôi phối hợp với nhà bếp chế biến các món ăn phù hợp với trẻ, thay đổi món theo ngày, tuần tháng và theo mùa và đặc biệt trong khâu chế biến cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi cho trẻ ăn tôi tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, ăn xong tôi giúp trẻ nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra tôi thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân như thường xuyên tắm rửa, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...
Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt với trẻ suy dinh dưỡng, cô giáo và phụ huynh cần thống nhất chế độ ăn cho trẻ để dần dần cải thiện tình trạng cho trẻ.
3.Tạo dựng cơ sở vật chất, thiết bị đồ chơi.
Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò rất quan trong đối với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nội dung phát triển vận động cho trẻ nói riêng. Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương, trường lớp tôi tham mưu với ban giám hiệu đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo các đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ vận động.
Đầu năm học tôi cùng với các giáo viên trong trường rà soát các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động cho trẻ, những đồ dùng nào đã có, đồ dùng nào chưa có hoặc đã hỏng để có kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu mua sắm hoặc sửa chữa để phục vụ cho các hoạt động của trẻ trong suốt năm học. Đặc biệt các loại thiết bị đồ chơi trong nhóm lớp cần đảm bảo mua sắm theo yêu cầu của danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị tối thiểu và theo nội dung phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non. 
Ngoài ra tôi đã tự làm một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho hoạt động của trẻ và cách sắp xếp cơ sở vật chất thiết bị, đồ chơi đúng các góc, sử dụng đúng lúc, đúng mục đích, giúp trẻ phát triển vận động, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ví dụ: Sử dụng vật liệu thiên nhiên như rơm rạ, lá cây để tạo ra môi trường, thiết bị cho trẻ tập luyện như cổng chui làm bằng thép và cây dây leo, xích đu làm bằng lốp xe ô tô, đất đá cát tạo đường đi trong một số vận động cơ bản cho trẻ như: đi trong đường hẹp, đi theo đường ngoằn ngoèo, đi theo đường dích dắc, Thanh gõ trong hoạt động giáo dục âm nhạc kích cỡ to nhỏ phù hợp với độ tuổi
Tôi luôn chú ý tạo dựng không gian cho trẻ vận động, đặc biệt quan tâm đến việc tạo môi trường xanh, thoáng mát để trẻ có địa điểm vui chơi, luyện tập phát triển vận động ngoài ra cần phải thường xuyên tái tạo, thay đổi mơi trường hoạt động, tránh làm trẻ nhàm chán.
Ví dụ: Giáo viên phải biết tạo được khuôn viên như đường đi lối lại, hàng rào, thảm cỏ, giữa các khu vực hoặc sân chơi vận động cho trẻ.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi thì khả năng vận động còn hạn chế nên thời gian chơi với thiết bị, đồ chơi đề phát triển vận động chủ yếu với thiết bị, đồ chơi trong nhóm hoặc được đặt ở các khu vực gần nhóm trẻ.
Đặc biệt góc vận động trong các lớp có vai trò rất quan trọng đối với nội dung phát triển vận động cho trẻ nên tôi luôn chú ý đến việc xây dựng góc vận động. Tôi sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng đến các hoạt động có nội dung phát triển vận động như: Thể dục sáng, giờ thể dục, dạo chơi ngoài trời
Ở góc vận động tôi chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: Dây kéo co, túi cát, vòng, gậy thể dục, bóng, cờ, nơ, hoa múa.....
Hình ảnh đồ dùng ở góc vận động trong lớp
Khi xây dựng góc vận động, tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi tiến bộ hơn nhiều, trẻ tham gia vận động tự nhiên hơn và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh thấy được tầm quan trọng của phát triển vận động, họ quan tâm hơn đến phát triển vận động cho trẻ, xem được các vận động thực tế của trẻ trong các giờ đón, trả trẻ.
Ví dụ: Giờ thể dục sáng tôi cho trẻ lấy vòng, gậy thể dục để tập các động tác của bài tập phát triển chung với vòng và gậy. Giờ thể dục chính khóa như: Ném xa bằng một tay. Tôi cho trẻ lấy túi cát; và: lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng, tôi cho trẻ lấy bóng để ra sân. Dạo chơi ngoài trời khi chơi trò chơi vận động “kéo co”, thì tôi cho trẻ lấy dây để kéo co; hoặc trò chơi vận động “chạy tiếp cờ” tôi cho trẻ lấy cờ để chơi.
Cháu tập thể dục sáng với nơ
Ví dụ: Trong ngày lễ hội như múa hát mừng xuân. Tôi cho trẻ lấy hoa múa, nơ tay Và một số hoạt động khác trẻ tự lấy đồ dùng, đồ chơi để chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu.
Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và chơi ở sân trường. Trẻ có thể tập lại bài tập mà buổi sáng trẻ đã được học cho bố mẹ xem.
Ví dụ: Trẻ trèo thang cho bố mẹ xem, trẻ tự đi trên cầu thăng bằng, trẻ chơi cầu trượt, bập bênh cùng các bạn khi bố mẹ đón
4. Đổi mới phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.
Phương pháp hướng dẫn trẻ trong các hoạt động chăm sóc trẻ nói chung, và phát triển vận động cho trẻ nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp thu của trẻ. Cô hướng dẫn rõ ràng, lôi cuốn trẻ thì trẻ sẽ hứng thú thực hiện và ngược lại, chính vì thế trong quá trình tực hiện nội dung nay tôi luôn chú ý tìm tòi đổi mới phương pháp để giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất.
Ở nội dung này tôi thường xuyên sử dụng phương pháp trực quan, minh họa kết hợp với phương pháp dùng lời, để làm mẫu và giải thích kỹ cho trẻ từng động tác, từng hoạt động, từng trò chơi để trẻ làm theo, những nội dung mà trẻ có thể thực hiện được tôi cho trẻ lên làm mẫu cho các bạn xem và sau đó cho trẻ thực hiện, tôi chỉ là người hướng dẫn và sửa sai khi cần thiết. 
5. Lập kế hoạch cho trẻ tổ chức vận động 
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường và căn cứ vào nội dung chương trình theo độ tuổi, căn cứ thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ. Tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ. Xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn cho trẻ phù hợp đi từ dễ đến khó, đảm bảo, cũng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời tăng cường cuộc vận động bằng cách nâng dần độ khó của bài tập, hoặc kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ từ dễ đến khó. Đồng thời phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy yên tâm và thực hiện có hiệu quả hơn.
Các nội dung phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non phải đảm bảo tính đồng tâm phát triển, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi. Đảm bảo sự kết hợp hải hòa giữa các vận động cơ bản, chú ý rèn sức bền, dẻo dai của cơ thể. Đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, chính xác khi vận động.
Ví dụ: Với lứa tuổi 3 tuổi tôi sử dụng bài tập: Chuyền bóng 2 bên nhưng lên 4 tuổi cũng đề tài chuyền bóng nhưng tôi lại sử dụng bài tập: Chuyền bóng qua đầu hay qua chân. Để thực hiện bài tập với các động tác nhảy được thì trước hết phải là bài tập đi, tập chạy sau đó mới cho trẻ tập nhảy đó là yêu cầu bắt buộc đối với các bài tập đưa ra cho trẻ để đảm bảo sự phát triển hài hòa cho trẻ
Trong quá trình tổ chức các hoạt động vận động, đảm bảo huy động tối đa các 
giác quan của trẻ. Thời gian luyện tập cần đủ để đảm bảo trẻ được trải nghiệm, kiên trì thực hiện các hoạt động nhằm hình thành khả năng chịu đựng và sự tự tin. Chú ý đến quy trình thực hiện các loại vận động khác nhau.
Khích lệ trẻ tham gia các trò chơi vận động, đa dạng và tư sáng tạo về cách chơi, luật chơi, quyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, mô hình để các trò chơi vận động theo ý tưởng riêng của mình.
Giáo viên cần cung cấp cho trẻ có cơ hội thường xuyên và liên tục ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau, các môi trường khác nhau thường xuyên liên tục. Tất cả các nội dung này cần thể hiện trong kế hoạch giáo dục. Đồng thời giúp trẻ hiểu được các hành vi đúng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và cho bạn trong quá trình chơi tập.
Ví dụ: Kế hoạch phát triển thể chất của giờ thể dục chính khóa lớp 3 tuổi qua hai chủ đề cụ thể:
Chủ đề
Nội dung
Giao thông
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Đi theo đường ngoằn ngoèo
- Đi theo đường ngoằn ngoèo, ném xa bằng một tay, bật qua 3 ô
- Bật liên tục vào 3 ô
- Chuyền bóng qua đầu theo hàng dọc
- Bò chui qua cỏng, ném trúng đích nằm ngang, chạy nhanh 8m
- Chuyền bóng qua đầu theo hàng dọc, đúng kỹ thuật.
Hiện tượng tự nhiên
- Chạy nhanh 5m
- Bò trong đường hẹp
- Ném trúng đích nằm ngang
- Bò trong đường hẹp (2 đến 3 hình thức)
- Đi khụyu gối, ném trúng đích nằm ngang.
6. Phát triển vận động một cách thường xuyên, liên tục thông qua các hoạt động.
 6.1. Phát triển vận động qua thể dục sáng.
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục sáng đối với trẻ em hàng ngày là rất quan trọng có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, thể dục sáng được tiến hành vào sáng sớm sau khi đón trẻ và tốt nhất là trẻ tập ngoài trời, nơi không khí thoáng mát. Nội dung của thể dục sáng bao gồm các động tác phát triển chung theo yêu cầu của độ tuổi trong chương trình giáo dục MN.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm thể dục sáng của mẫu giáo 3- 4 tuổi.
Hô hấp
Tay - vai
Lưng - bụng - lườn
Chân
Hít vào thở ra
- Đưa hai tay lên cao ra trước, sang hai bên kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay.
- Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Cúi người về phía trước, ngửa người ra sau.
- Quay sang trái, sang phải.
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Nhún chân
- Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
- Đứng lần lượt từng chân co cao hơn đầu gối.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm thể dục sáng của mẫu giáo 4- 5 tuổi.
Hô hấp
Tay - vai
Lưng - bụng - lườn
Chân
Hít vào thở ra
- Đưa hai tay lên cao ra trước, sang hai bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).
- Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Cúi người về phía trước, ngửa người ra sau.
- Quay sang trái, quay sang phải.
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Nhún chân.
- Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
- Đứng lần lượt từng chân co cao hơn đầu gối.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm thể dục sáng của mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Hô hấp
Tay - vai
Lưng - bụng – lườn
Chân
Hít vào thở ra
- Đưa hai tay lên cao ra trước, sang hai bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiểng chân).
- Co và duỗi từng tay kết hợp kiểng chân, hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Ngửa người lên cao, kết hợp giơ tay lê

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc