Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 7 học tốt văn biểu cảm

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 7 học tốt văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 7 học tốt văn biểu cảm
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 7 học tốt văn biểu cảm
Người thực hiện: Mai Đăng Thu
Giáo viên Trường THCS Nguyễn Đình chiểu
Nhận xét ,xếp hạng
Tổ chuyên môn
Hội đồng khoa học giáo dục
Xếp loại Ngày tháng năm
 Tổ trưởng
Xếp loại Ngày tháng năm
 Hiệu trưởng
Nhận xét của Hội đồng khoa học Phòng giáo dục Quận Thanh Khê
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giúp học sinh lớp 7 học tốt văn biểu cảm
I.Đặt vấn đề:Làm được,làm hay một bài tập làm văn đối với học sinh khá,giỏi đã là một việc khó,mà thực tế trong một lớp học không chỉ toàn học sinh khá giỏi.Như vậy thì làm sao cho học sinh trụng bình ,yếu cũng có thể làm được một bài tập làm văn.Đó là một vấn đề khó.Từ thực tế giảng dạy,giáo viên đã suy nghĩ nhiều,cố gắng tìm ra một cách truyền dạt dễ hiểu nhất nhằm giúp học sinh nắm được lí thuyết,từ đó học sinh có thể vận dụng một cách phù hợp để làm bài đạt kết quả tốt nhất.
II.Giải quyết vấn đề:
Trong chương trình tập làm văn lớp 7,giáo viên thấy lí thuyết về văn biểu cảm còn chung chung,học sinh khó nắm được thể loại nếu không có một sự tác động trực quan
A.Cách thực hiện chung:
1.Giáo viên giúp học sinh xác định được tầm quan trọng của việc học phân môn tập làm văn:
-Học sinh phải học thuộc lí thuyết 
-Học sinh phải tự giác,tích cực học tập,kiên trì luyện tập theo những bài tập trong sách giáo khoa và theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn
-Muốn viết tốt học sinh phải có sự đầu tư,phải nghiền ngẫm,nhập tâm vấn đề sẽ viết 
2.Phải biết kết hợp chặt chẽ giữa phân môn tiếng Việt và Tập làm văn:
-Phải biết chú ý đến câu ,chữ.Mỗi câu chữ đều có giá trị riêng của nó,nó chỉ thật sự có giá trị khi sử dụng đúng chỗ.
-Chú ý rèn luyện viết các kiểu câu:câu đơn,câu phức,câu ghép,câu có trạng ngữ,...;rèn luyện việc vận dụng từ ngữ thông qua những bài học từ ngữ.
-Rèn luyện cách viết đoạn văn bởi đoạn văn là bộ phận quan trọng trong một bài văn.
-Phải đọc nhiều.
Những yêu cầu trên đây là việc học sinh phải làm suốt cả quảng thời gian đi học,có thế mới có thể viết tốt được.
B.Đối với văn biểu cảm,giáo viên có cách dạy như sau:
1.Sử dụng dụng cụ trực quan để giúp học sinh nắm được lí thuyết và khắc sâu kiến thức.
a.Tiết 20-Theo sách giáo khoa trang 73,khái niệm văn biểu cảm được ghi như sau: “Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.”
 Để học sinh rút ra được khái niệm trên sách giáo khoa yêu cầu học sinh đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
- Thương thay con cuốc giữa trời 
 Dầu kêu ra máu có người nào nghe
-Đứng bên ni đồng ,ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ,ngó bên ni đồng,bát ngát mênh mông
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Câu hỏi:
Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm cảm xúc gì?Người ta thổ lộ để làm gì?Theo em thì khi nào con người thấy cần làm văn biểu cảm?Trong thư từ gởi cho người thân ,bạn bè,em có thường biểu lộ tình cảm không?
Cái hay của sách giáo khoa là đã tích hợp được giữa phân môn văn và tập làm văn.Nhưng trên thực tế thì lại rất khó để học sinh hiểu vấn đề.Để giải quyết khó khăn này,giáo viên đã đưa thêm ví dụ dẫn dắt như sau:
 Hiện tại lúc này đây(tức là đang trong giờ học này),các em thấy có gì vui ,có gì buồn không?(học sinh trả lời: không).
 Vậy khi xem ti vi,thấy cảnh người chết trong vụ chìm đò ngày 30 Tết ở Quảng Bình,các em thấy trong lòng mình như thế nào?.
 Học sinh trả lời: Buồn,thương xót cho người bị nạn,oán trách chủ đò,...Học sinh có thể có nhiều cảm xúc khác.
 Vậy thì cảm xúc nảy sinh khi có đối tượng gây cho con người cảm xúc(cảm xúc có thể là buồn ,vui,giận hờn ,thương,ghét,...)
-Để kêu gọi mọi người chung tay, góp sức xoa dịu nỗi đau của các gia đình có người bị nạn,các nhà báo phải làm gì?(viết những bài báo khơi gợi lòng thương xót đồng bào bị nạn ).Đây chính là những bài văn biểu cảm.Từ đó giáo viên dẫn học sinh vào khái niệm như sách giáo khoa.
-Giáo viên đưa thêm tranh minh họa cảnh rừng bị tàn phá để khắc sâu kiến thức ,liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.
b.Tiết 50-CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Phần I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học,SGK cho học sinh đọc bài văn “cảm nghĩ về một bài ca dao” 
 Đêm qua ra đứng bờ ao
 Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
 Buồn trông con nhện giăng tơ
 Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
 Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
 Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn
 Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
 Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ
Và đặt các câu hỏi:
-Bài văn viết về bài ca dao nào?Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó
-Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng ,liên tưởng,hồi tưởng,suy ngẫm về các hình ảnh,chi tiết của nó.Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn
+Theo giáo viên đây là một văn bản mẫu quá khó,quá xa lạ đối với học sinh lớp bảy.Cảnh minh họa (được giới thiệu bằng lời văn ,không có hình vẽ) cũng rất mơ hồ,ngay cả giáo viên cũng không biết tranh minh họa này,bởi đây là bài viết trong sách giáo khoa thời nhà văn Nguyên Hồng còn đi học(tức trước năm 1945).Nếu dạy theo SGK học sinh không thể nắm được khái niệm như ghi nhớ SGK/147”Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học(bài văn,bài thơ)là trình bày những cảm xúc ,tưởng tượng ,liên tưởng,suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức tác phẩm đó)
 Để giải quyết khó khăn này khi kiểm tra bài cũ,giáo viên đặt cau hỏi :thế nào là văn biểu cảm?
-Học sinh trả lời:”Văn biểu cảm là văn bản vết ra nhằm biểu đạt tình cảm,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc”
-Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan:Cho học sinh quan sát một lọ hoa(một bong hoa hoặc một bức tranh  ) và hỏi học sinh:
+Các em thấy lọ hoa này thế nào?(học sinh có thể trả lời lọ hoa đẹp,cũng có em nghịch trả lời lọ hoa xấu)
+Giáo viên hỏi tiếp :Trước khi thầy đưa lọ hoa ra các em thấy có gì đẹp ,có gì xấu không? Học sinh trả lời :không
-Giáo viên kết luận:Vậy các em thấy rõ ,phải có đối tượng thì mới có cảm xúc.Đối tượng của ta có thể là lọ hoa,có thể là một bức tranh,một dòng sông,một ngọn núihoặc một tác phẩm văn học.Cụ thể ở đây là bài ca dao.Nói tóm lại thế giới xung quanh để ta biểu đạt tình cảm,cảm xúc là rất đa dạng.
-Giáo viên hỏi tiếp:Vậy tại sao em thấy lọ hoa này đẹp?(hoặc lọ hoa này xấu)
-Giáo viên cho học sinh phân tích cái đẹp,cái xấu từ màu sắc,hình dáng,
hương thơm của hoa,từ hình dáng của cây của lá.
-Giáo viên hỏi tiếp:Nếu trước đây chưa bao giờ em thấy một lọ hoa nào thì em có biết được lọ hoa này đẹp(hoặc xấu ) hay không?
-Học sinh trả lời:Không
-Giáo viên kết luận:Vậy muốn biết lọ hoa đẹp(xấu)còn phải biết liên tưởng ,suy ngẫm về những đối tượng tương tự đã gặp trong quá khứ.
Từ đó ,giáo viên liên hệ đến bài ca dao.Cảm xúc của nhà văn Nguyên Hồng về bài ca dao dựa trên cơ sở nội dung bài ca dao ,hình ảnh minh họa,những kỉ niệm khi học bài ca daa nàyTức là phải dựa trên nội dung và hình thức tác phẩm.
2.Cụ thể hoá lí thuyết văn biểu cảm bằng sơ đồ:
Giáo viên giúp học sinh nắm vững lí thuyết bằng cách đưa ra một sơ đồ như sau:
Trực tiếp tiếp xúc	Nảy sinh cảm xúc	Phân tích đối tượng	Rút ra bài học 
với đối tượng	(đẹp,xấu,hay,dở,	để minh họa cho cảm	cho bản thân
(bông hoa,dòng sông, à	vui,buồn,tự hào...)àxúc,liên tưởng ,tưởngà
ngọn núi,,tác 	tượng,suy ngẫm về 
phẩm văn học	nội dung và hình thức
	tác phẩm 
Với sơ đồ cụ thể như thế,học sinh sẽ nắm vững cách làm baì và làm bài được tốt hơn.Thực tế trong quá trình giảng dạy,giáo viên đã đạt được những kết quả nhất dịnh từ cách giảng dạy như trên
-Giáo viên cho học sinh rút ra dàn ý chung:
+Mở bài:Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
+Thân bài:Những cảm xúc ,suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+Kết bài:Ấn tượng chung về tác phẩm.
III.Kết thúc vấn đề:
 Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân trong việc day và học văn biểu cảm về tác phẩm văn học.Để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nhiều yếu tố,với kinh nghiệm riêng,mong góp được chút ít gì vào việc giúp học sinh học tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_van_bieu_cam.doc