Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Thái Thụy

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Thái Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Thái Thụy
PHÒNG GD&ĐT 
THÁI THỤY 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 
Môn: NGỮ VĂN 7 
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
 I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2 điểm 
CẢNH KHUYA 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 
 1947 
 Hồ Chí Minh 
 Sách Ngữ văn 7, tập một 
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015 
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 
1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? 
2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác 
giả sử dụng trong bài thơ. 
3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả ? 
4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập 
một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. 
II. PHẦN LÀM VĂN 8 điểm 
Mái trường cùng thầy cô và bạn bè đã để lại trong em bao kỉ niệm. Hãy trình 
bày cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy bằng một bài văn biểu cảm. 
--- HẾT --- 
Họ và tên học sinh: ....... Số báo danh:  
PHÒNG GD&ĐT 
THÁI THỤY 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 
Môn : NGỮ VĂN 7 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2 điểm 
Câu Nội dung Điểm 
1 
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 
Bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, trong 
những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
0,5 
2 
Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu 
được tác giả sử dụng trong bài thơ. 
- Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 
- Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ: Biện 
pháp so sánh 
0,5 
0,25 
0,25 
3 
Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả ? 
- Sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng 
Việt Bắc. 
- Bác Hồ thao thức chưa ngủ chính là lo nghĩ đến vận mệnh của đất 
nước, của dân tộc. 
0,5 
0,25 
0,25 
4 
Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ 
văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với 
bài thơ này: 
Học sinh kể được 2 bài thơ, hai tác giả: Rằm tháng giêng - Hồ chí 
Minh; Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (Kể được 1 bài, 1 tác giả: 0,25 
điểm) 
0,5 
II. PHẦN LÀM VĂN: 8 điểm 
Câu Ý Nội dung Điểm 
K
h
ái
 q
u
á
t 
Mái trường cùng thầy cô và bạn bè đã để lại trong em bao 
kỉ niệm. Hãy trình bày cảm nghĩ của em về mái trường 
thân yêu ấy bằng một bài văn biểu cảm. 
- Yêu cầu: Học sinh vận dụng kiến thức Tập làm văn để làm 
một bài văn biểu cảm. 
- Yêu cầu cụ thể: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân 
về mái trường thân yêu - nơi gắn bó với các em với bao kỉ 
niệm về mái trường, về thầy cô và bạn bè 
8,0 
1 Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về trường em, về thầy cô, bạn bè  
- Nêu khái quát tình cảm của em với mái trường, với thầy cô, 
bạn bè...hs có thể nêu một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể 
1,0 
0,5 
0,5 
để trình bày cảm nghĩ, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. 
2 Thân bài: 
 - Giới thiệu về mái trường thân yêu của em: qua miêu tả 
những hình ảnh cụ thể, sinh động về mái trường: cổng trường, 
hàng cây, sân trường, lớp học với những dãy bàn ghế thân 
thuộc gắn bó với em hàng ngày. 
- Giới thiệu về thầy cô, bạn bè qua miêu tả, kết hợp kể 
chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm 
xúc, tình cảm của em với mái trường 
- Trực tiếp trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về mái 
trường: mái trường trở nên thân thuộc, gắn bó với em, em yêu 
mái trường nơi có bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nâng bước 
em vào đời 
Lưu ý: 
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể 
giới thiệu về mái trường, thầy cô, bạn bè sau đó mới trình bày 
cảm nghĩ, có thể vừa kết hợp giới thiệu về mái trường, về 
thầy cô, bạn bè vừa trình bày cảm nghĩ 
- Khuyến khích sự sáng tạo của hs qua sự hồi tưởng về quá 
khứ (nhớ lại những kỉ niệm), suy nghĩ về hiện tại, mơ ước, 
tưởng tượng tới tương lai 
6,0 
2,0 
2,0 
2,0 
3 Kết bài : 
- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ chung về mái trường thân 
yêu  
- Học sinh có thể liên hệ với nội dung Phong trào thi đua xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đang được thực 
hiện  
1,0 
0,5 
0,5 
* VẬN DỤNG CHO ĐIỂM: Phần làm văn 
Điểm 7 - 8: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung 
và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về mái trường thân yêu, diễn đạt 
tốt. 
Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội 
dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về mái trường, 
diễn đạt tương đối tốt. 
Điểm 3 - 4: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội 
dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về mái trường, 
nhưng có đoạn còn diễn xuôi hoặc kể lan man, có thể còn một số lỗi về diễn đạt. 
Điểm 1 - 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cầu 
cơ bản về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ về mái trường, 
nhưng có đoạn còn diễn xuôi hoặc kể lể lại những sự việc, còn mắc nhiều lỗi về 
diễn đạt . 
Điểm 0: Bỏ giấy trắng . 
Một số lưu ý: 
- Vì đề bài văn biểu cảm (Trình bày cảm nghĩ của em về mái trường thân 
yêu) nên cũng có thể đặt ra tình huống có hs không hoặc chưa thật yêu mái 
trường vì mái trường gợi cho em những kỉ niệm buồn của tuổi học trò (vì hoàn 
cảnh gia đình nghèo, vì học yếu kém, vì những lí do khác) nên trong khi chấm 
bài, giáo viên tùy theo cách trình bày của học sinh, tùy theo sự vận dụng kiến thức 
Tập làm văn của hs để chấm bài, không vận dụng máy móc. 
- Trân trọng những cảm xúc, suy nghĩ có tính sáng tạo của học sinh, nhất là 
những bài viết có liên hệ với thực tế sinh động. 
- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và 
trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ 
viết, chính tả) là những yêu cầu rất quan trọng trong bài làm. Khi cho điểm toàn 
bài, cần chú ý các yêu cầu này. 
* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDeHDVanHK11617.pdf