Ngữ văn 8 - Kiểm tra Tiếng Việt

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2653Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 8 - Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 8 - Kiểm tra Tiếng Việt
Họ và tên:
Lớp: 8A 
 Tiết 60 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Dòng nào gồm những từ cùng trường từ vựng?
Cây, thân, lá, rễ, hoa, nhị, quả, lụa, vải
Học trò, thầy giáo, hiệu trưởng, nhân viên, xe cộ
Nghe, nói, đọc, viết, ăn, quần, áo, sách vở
Quần áo, giày dép, khăn, mũ, găng tay, tất
Câu 2: Tìm và điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- .............................................................là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
- ................................là từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- ...................................là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người viết.
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.”
 A. Nhân hóa, nói quá B. Hoán dụ, nói quá
 C. Chơi chữ, nói quá D. Điệp ngữ, nói quá
Câu 4: Các vế của câu ghép sau đây được nối với nhau bằng cách nào?
“Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.”
 A. Dùng dấu phẩy B. Dùng cặp quan hệ từ 
 C. Dùng dấu hai chấm D. Dùng cặp phó từ hô ứng.
Câu 5: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được dùng trong câu văn: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chữ không chịu bán đi một sào...” được dùng với mục đích đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6: Câu văn nào trong đoạn văn dưới đây có chứa thán từ?
“...Khốn nạn thân con thế này!(1) Trời ơi!(2)...Ngày mai con chơi với ai?(3) Con ngủ với ai?(4)”
 A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4
Câu 7: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho hợp lý.
A(Ví dụ)
B(cách nói giảm nói tránh)
Nối
a- Họ đang khám nghiệm tử thi.
1. Dùng cách nói vòng.
b- Bài thơ ấy không hay lắm.
2. Dùng cách nói phủ định ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa.
c- Anh còn kém lắm > Anh cần phải cố gắng hơn nữa
3. Dùng cách nói trống.
d- Ông ấy chỉ nay mai thôi.
4. Dùng từ Hán Việt đồng nghĩa.
Câu 8: Trong câu văn: “Tôi lắng nghe hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia.”, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ gì?
 A. Tương phản B. Nối tiếp C. Đồng thời D. Nguyên nhân
Câu 9: Dấu ngoặc đơn trong câu: “Phan Bội Châu(1867-1940) là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất Việt Nam trong vòng hai mươi năm đầu của thế kỷ XX; ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.” Có tác dụng gì?
 A. Ngăn cách bộ phận chính và bộ phận bổ sung. 
 B. Đánh dấu từ ngữ chỉ nguồn gốc của sự trích dẫn. 
Câu 10: Những từ nào là từ tượng thanh?
 A. Mơn man, ấm áp, còm cõi B. Thơm tho, ấm áp, xơ xác
 C. Còm cõi, xơ xác, xinh xắn D. Nức nở, sụt sùi, hồng hộc
II. Phần tự luận(7đ)
Câu 11(2,5đ).Xác định và nêu giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong câu sau: 
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi”
Câu 12 (4,5đ) Viết đoạn văn 5 đến 7 câu theo cách diễn dịch giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu, trong đó em sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, có ít nhất một câu ghép. 
 Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docKt_tieng_viet_tiet_60.doc