Sáng kiến kinh nghiệm Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông

doc 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 552Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông
MỤC LỤC 
 Trang
LỜI CẢM ƠN 
A/ PHẦN MỞ ĐẦU 02
I. Tên đề tài 02
II. Lý do chọn đề tài 02
III. Mục đích nghiên cứu 03
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 04
V. Phạm vi nghiên cứu
VI . Đối tượng nghiên cứu
A/ PHẦN NỘI DUNG 	 04
I. Cơ sở lý luận 04
II. Biện pháp hoàn thiện bầu không khí tập thể sư phạm 
trường tiểu học Phan Chu Trinh 07
	C/ PHẦN KẾT LUẬN 15
I. Bài học kinh nghiệm 15
II. Đề xuất và kiến nghị 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÊN ĐỀ TÀI: 
Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông
 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Người Việt Nam có câu: “tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi” để nói lên tầm quan trọng của tư tưởng đối với công việc. Một khi tư tưởng không thông suốt, không thoáng đạt thì việc dù nhỏ đến đâu cũng không thể làm nổi. Mà tư tưởng con người lại bị các hiện tượng tâm lý chi phối. Các hiện tượng tâm lý của con người diễn ra đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Khoa học đã chứng minh rằng: “ yếu tố tâm lý”, “ yếu tố tinh thần”, “ yếu tố con người” có thể tăng cường hoặc suy giảm sinh lực vật chất và tinh thần của con người hoặc là làm nên những điều kỳ diệu hoặc là trở nên vô cùng yếu đuối, bất lực trong công tác và cuộc sống của mình. Nhà trường là nơi quy tụ những người có tri thức. Mỗi thành viên của tập sư phạm càng không phải là cái “ ro bot” hành động máy móc theo sự điều khiển của người phó hiệu trưởng, mà hành động đó được sự chỉ đạo bởi tâm lý, ý thức cao của họ. Thực tế cho thấy, chỉ cần một câu thăm hỏi chân tình, hay một sự quan tâm nho nhỏ của người phó hiệu trưởng mà giáo viên yêu kính, có thể làm cho giáo viên cảm thấy khoẻ khoắn cả về sinh lực và tinh thần, do đó hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một lời phê bình, trách phạt không đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ của phó hiệu trưởng cũng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả hoạt đôùng của họ. Hơn nữa, hiện tượng tâm lý lại rất dễ bị lây lan từ người này qua người khác. Tâm lý của một vài cá nhân có thể lây lan nhanh chóng trong tập thể. Vì vậy, chỉ một cách cư xử đúng hay sai của phó hiệu trưởng đối với một hoặc một vài giáo viên cũng có thể tạo nên tâm trạng phấn chấn hoặc giận dữ của cả tập thể.
Có thể nói: hiểu được tâm lý của giáo viên, hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người phó hiệu trưởng biết cách đối nhân xử thế với từng giáo viên và tập thể sư phạm; biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu không khí lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình; biết cách hoàn thiện mình để làm việc tốt hơn, biết đoàn kết thống nhất cao trong tập thể. 
Bác Hồ đã dạy: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công”.
	 Thế nhưng, tôi đã không hiểu được điều đó. Là một phó hiệu trưởng, tôi đôi khi áp đặt, bắt giáo viên phải thế này, thế khác. Tôi đặc biệt thích thú khi thấy giáo viên bắt buộc phải làm theo sự điều khiển của tôi mặc dù trong lòng họ có khi rất ấm ức. Tôi cũng nhận thấy rằng giáo viên không vui vẻ, không muốn gần gũi tôi. ồ! Phải thôi vì tôi là một phó hiệu trưởng đầy uy quyền mà, ai dám ngang hàng với mình kia chứ! (tôi nghĩ thế và cảm thấy rất tự hào). 
	Qua thời gian công tác, tôi đã có những nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công tác quản lý giáo dục. Vì thế, những điều băn khoăn trên đã được giải đáp. Thì ra, nguyên nhân khiến cho hiệu quả công việc của trường tôi đạt mức độ thấp chính là do mối đoàn kết trong tập thể sư phạm chưa cao, bầu không khí sư phạm trong nhà trường luôn ảm đạm, u uất, nặng nề, khiến cho mọi người mất hết cả sinh lực và chí khí, luôn làm việc trong tâm trạng chán nản, tuyệt vọng. Mà thủ phạm gây nên điều đó không phải ai khác mà chính là tôi – Phó hiệu trưởng nhà trường. 
 Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: “ Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm của phó hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn đưa tập thể nhà trường ngày một đi lên.
	III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Trên cơ sở phân tích thực trạng bầu không khí tâm lý sư phạm của trường tiểu học Phan Chu Trinh hiện nay, dùng lý luận đã được học tập và kinh nghiệm thực tế làm ngọn đèn soi rọi thực tiễn để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý, đề xuất hướng cải tiến và xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm lành mạnh, vui tươi, trong sáng để nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường. 
 	IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
	Tìm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm nhà trường.
	Phân tích thực trạng bầu không khí tâm lý sư phạm nhà trường, đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh.
	V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do hạn chế về năng lực nghiên cứu của bản thân cũng như sự hạn hẹp về thời gian và khuôn khổ bài viết, nên tôi chỉ đề cập đến nội dung “Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông”.
 VI VI . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Đối tượng mà tôi nghiên cứu là tập thể sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh – xã ĐăkRu – huyện ĐắkR’lâp – tỉnh Đắk Nông.
B/ PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. Các khái niệm:
a. Đề xuất: Đề xuất là đưa ra những đề nghị, những phương án, đề án hoặc biện pháp để cùng bàn bạc, thảo luận.
b. Biện pháp: Biện pháp là những cách làm, cách giải quyết những vấn đề cụ thể.
c. Hoàn thiện: Hoàn thiện là tốt hoàn toàn.
d. Bầu không khí tâm lý trong tập thể sư phạm: Bầu không khí tâm lý của tập thể là trạng thái tâm lý – xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên tập thể đó.Trạng thái tâm lý này của các thành viên trong tập thể, lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó.
	Như vậy, bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của một tập thể cơ sở (Không khí thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết nhất trí; không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đoàn kết). Không khí tâm lí của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh trong quá trình hoạt động chung. Đó chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lí xã hội mà lan truyền tâm trạng từ cá nhân này, nhóm này 
sang cá nhân khác, nhóm khác và cả tập thể. Tuỳ vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lí trong tập thể mà nó làm tăng hoặc huỷ diệt sức khoẻ, tinh thần, năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động của tập thể sư phạm.
 + Bầu không khí tâm lí của tập thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan ( bên ngoài tập thể) và chủ quan của tập thể ( Các quan hệ trong các nhóm chính thức và không chính thức).
	 1.2. Một tập thể có bầu không khí tốt đẹp nếu thoả mãn các dấu hiệu:
 - Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người được tự do tư tưởng, kỉ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ.
 - Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề về nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh.
 - Mục đích hoạt động của tập thể ( Nhiệm vụ của tập thể) được mọi người hiểu rõ và nhất trí.
 - Mọi người tôn trọng và giúp đỡ nhau lao động sáng tạo.
 - Trách nhiệm của mỗi người trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn. Mỗi người ra sức làm tròn nhiệm vụ của mình.
 - Sự nhận xét, phê bình mang tính chất xây dựng. Không có tính chất đả kích xoi mói nhau dù là công khai hay ngấm ngầm.
 - Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh.
 - Không có hiện tượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên tốt bất mãn, xin chuyển công tác.
 - Năng suất lao đôùng và hiệu quả công tác cao.
 - Những người mới đến mau chóng hoà nhập được vào tập thể, cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó.
	1.3. Ý nghĩa của bầu không khí tâm lý trong tập thể sư phạm: 
	 Tâm trạng tập thể có vai trò to lớn đối với cá nhân và tập thể. Tâm trạng tích cực làm cho con người sung sức hơn, thông minh hơn, nhân ái hơn. Tâm trạng tiêu cực làm cá nhân có những trạng thái tâm lí ngược lại. Từ đó tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực chẳng những có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân mang tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của tập thể, làm tốt hoặc làm xấu không khí chung của tập thể thông qua các cơ chế tâm lí xã hội và do vậy cũng làm tăng hoặc giảm hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể. Chính vì vậy, mà các nhà tâm lí học cho rằng tâm trạng tập thể hình thành thì chính nó là nhân tố điều tiết tính tích cực trong tình cảm, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân. Có tác giả cho rằng “Trong việc tri giác hiện thực khách quan, vai trò của tâm trạng xã hội (tập thể) còn lớn hơn vai trò của ý thức xã hội”, tức là sự nhìn nhận, đánh giá hiện thực khách quan bị khúc xạ mạnh mẽ bởi tâm trạng của cá nhân.
 1.4. Những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng bầu không khí tâm lí :
 Bầu không khí tâm lý là do tâm trạng tập thể sư phạm tạo thành. Vì vậy, muốn hiểu rõ bầu không khí tâm lý sư phạm của nhà trường ta cần xem yếu tố nào ảnh hưởng đến tâm trạng bầu không khí tâm lý sư phạm từ đó tìm hướng khắc phục. Các yếu tố tạo nên tâm trạng tập thể có thể kể đến là:
 - Điều kiện sống và hoạt động của tập thể : Tâm trạng tập thể phản ánh điều kiện sống và làm việc thuận lợi hoặc khó khăn của tập thể và cá nhân 
( kinh tế ổn định tạo ra tâm trạng dễ chịu ; điều kiện làm việc của nhà trường thuận lợi, việc tổ chức lao động sư phạm trong nhà trường tổ chức khoa học, nhịp điệu ổn định tạo nên tâm trạng vui vẻ, thư thái ... và ngược lại).
 - Tâm trạng phụ thuộc rất lớn vào quan hệ người – người trong tập thể. Tuỳ theo tính chất tích cực hoặc tiêu cực của các mối quan hệ này mà hình thành nên tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân và tập thể. 
“Tâm trạng của mỗi người chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách xử sự của những người ta giao tiếp với họ”. Giáo sư Sazop còn nói thêm “ Sức khoẻ của người ta phụ thuộc vào cảm xúc và tâm trạng, còn cảm xúc và tâm trạng lại phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau đã được hình thành giữa người và người”.
 Tóm lại khi đềứ cập đến cảm xúc tập thể, người cán bộ quản lí cần chú ý :
 + Coi nhiệm vụ cải thiện điều kiện sống và làm việc của giáo viên, cán bộ công nhân viên là một nhiệm vụ cơ bản trong công tác của mình. Bằng mọi cách, tận dụng mọi thời cơ để làm tốt điều đó. Làm sao để mọi người thấy được triển vọng phát triển tốt đẹp của điều kiện sống và làm việc của họ trong một tương lai gần ( Dù hiện tại còn khó khăn). Trong mỗi năm học cố gắng chọn một hoặc một vài nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu đạt bằng được, làm tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo.
 + Quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong tập thể, đặc biệt là hoàn thiện mối quan hệ lãnh đạo – những người thừa hành. Theo Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, có đến 53% nguyên nhân tạo ra sự căng thẳng không khí làm việc trong tập thể lao động là do lỗi của người lãnh đạo.
	2. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH:
	2.1. Giới thiệu về tình hình nhà trường:
	a. Quy mô của trường tiểu học Phan Chu Trinh:
	Trường tiểu học Phan Chu Trinh được thành lập theo quyết định số 749/QĐ-UB ngày 27 tháng 8 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân huyện ĐắkR’lâp. Mục tiêu chung của nhà trường là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện quy mô, hệ thống trường lớp theo hướng chuẩn quốc gia, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trẻ em trong độ tuổi sống trên địa bàn được học tập, đáp ứng nhu cầu học tập, giáo dục thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số và các dân tộc anh em khác đang sinh sống trong địa bàn. Toàn trường có 19 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó, cán bộ quản lý là 02, giáo viên là 14, nhân viên 03, với hầu hết là các giáo viên trẻ mới ra trường, tỉ lệ đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 50% ( ĐH: 05, CĐ 03 ). Trường có 10 lớp, với 200 học sinh; gồm: 02 lớp Một, 02 lớp Hai, 02 lớp Ba, 02 lớp Bốn và 02 lớp Năm. Trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là 92 em, chiếm tỉ lệ 45%.
	b. Thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong những ngày đầu mới thành lập:
	- Thuận lợi: 
	+ Để phát huy tiềm năng, trí tuệ trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi đối tượng đều được hưởng thụ thành quả giáo dục ngày càng cao, Đảng - Chính phủ - Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá giáo dục như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, về Giáo dục & Đào tạo, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, Chỉ thị số 18/ CT-TU ngày 31 tháng 01 năm 2005 của tỉnh uỷ Đắk Nông về tăng cường sự lãnh đạo của của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giáo dục. Vì thế, công tác xã hội hoá giáo dục đang được toàn xã hội hết sức quan tâm. 
	- Khó khăn:
	+ Vì đây là trường tiểu học mới được thành lập chưa lâu,lại đóng chân trên địa bàn thuộc các thôn, bon vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của xã ĐăkRu, huyện ĐắkR’lâp nên điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đường đi lại không thuận tiện. Tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm đa số, nhận thức của các em và gia đình học sinh chưa cao, hơn nữa ngôn ngữ lại bất đồng nên rất khó cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
	+ Điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư còn thấp. Vì vậy, mức đóng góp của nhân dân rất thấp trong khi giá cả mỗi ngày một leo thang nên rất khó cho nhà trường trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho nhà trường hoạt động có hiệu quả.
	+ Trường đang áp dụng dạy theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo, giáo viên trong trường hầu hết còn trẻ, tuy đã được đào tạo theo chương trình đổi mới nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế.
	+ Cán bộ quản lý của nhà trường lần đầu tiên làm phó hiệu trưởng trường tiểu học lại chưa được đào tạo quản lý, nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
	+ Tâm lý giáo viên ai cũng muốn được công tác ở những nơi thuận lợi nên họ thật sự chưa gắn bó với nhà trường, dễ bị lay động, dễ chán nản, còn có tư tưởng “ đứng núi này trông núi nọ”. Tập thể sư phạm nhà trường gồm các thành viên từ tứ xứ hội tụ lại, điều kiện kinh tế của từng thành viên còn nhiều khó khăn, thời gian cùng làm việc với nhau chưa nhiều nên chưa có sự cảm thông, chia sẻ. Chính vì thế, rất dễ dẫn đến tình trạng hiểu lầm, ganh tỵ nhau. 
	2. Thực trạng bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm nhà trường trong năm học vừa qua:
	Tôi thật buồn khi nhận ra rằng trong tập thể sư phạm trường tôi mọi người đối xử với nhau khách sáo như người xa lạ, ai cũng giữ kẽ, không dám nói thẳng, nói thật với nhau. Cùng trong tập thể mà ít quan tâm đến nhau, sống theo kiểu: “ đèn nhà ai, nhà nấy rạng”. Trong cuộc họp không ai góp ý cho nhau vì sợ mất lòng, nếu có nói thì lại nói khích nhau chứ không phải góp ý xây dựng cho nhau tiến bộ. Vì vậy, rất dễ dẫn đến cãi vã nhau. Giáo viên trong trường không dám tâm sự với nhau, họ sẵn sàng kể chuyện của trường mình với người khác chứ không phải với đồng nghiệp trong trường. Họ càng không dám chia sẻ với phó hiệu trưởng vì sợ bị la rầy. Công việc tập thể dường như không được mọi người quan tâm, khi được phân công việc gì thì thường làm qua loa, đại khái, không có tinh thần tập thể nên năng suất công việc không cao. Một số người khi ở trường khác thì là nhân tố tích cực thế mà không hiểu sao khi về đến trường tôi họ lại thành người khác hẳn: vừa khó bảo vừa vô trách nhiệm, cứ hơi đụng một tí là tỏ ra bất cần, hệt như con ngựa bất kham vậy. 
	Tại sao vậy nhỉ ? Qua bao đêm trằn trọc suy nghĩ tôi không sao lý giải được. Mãi cho đến ngày tôi được khai sáng bằng kiến thức tâm lý học trong trường học. Kiến thức tâm lý học trong giáo dục đã giúp tôi tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên. Tôi đã biết, bầu không khí sư phạm trường tôi bị vẩn đục nguyên nhân chủ yếu là do tôi đã không có kiến thức quản lý. Vì vậy, trong quản lí tôi đã phạm rất nhiều lỗi lầm như :
	+ Tôi chưa xây dựng được quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể, khoa học cho các quan hệ ngang ( giữa các cá nhân, bộ phận cùng cấp) và các quan hệ dọc (giữa lãnh đạo với các cá nhân dưới quyền). Do đó, quan hệ làm việc trục trặc, chồng chéo, cản trở nhau, khó làm việc và mất nhiều thời gian của giáo viên. 
	+ Thiếu khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt, khoa học để đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề có hiệu quả. Thường làm việc một cách tuỳ hứng, không có kế hoạch từ trước nên công việc thường hay thụ động, xáo trộn, dồn dập vào một số thời điểm nhất định.
	+ Bố trí công việc của giáo viên không phù hợp với khả năng và không chú ý đến nguyện vọng của giáo viên. Bố trí cán bộ quản lý các tổ chuyên môn theo tình cảm riêng chứ không căn cứ vào năng lực, phẩm chất của họ nên họ không được sự ủng hộ của giáo viên.
	+ Nhận xét, đánh giá về giáo viên theo cảm tính chứ không chịu khó quan sát, tìm hiểu. Vì vậy, thường đánh giá không đúng với năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của họ.
	+ Phong cách lãnh đạo quan liêu, độc đoán, thiếu dân chủ không cho giáo viên có ý kiến góp ý nên không phát huy được sức mạnh của tập thể.
	+ Đối xử với giáo viên thiếu công bằng, thiếu sự tôn trọng giáo viên, không hoà đồng, không sâu sát, hay phê bình chỉ trích mà không bao giờ khen ngợi giáo viên.
	+ Khi xem xét khuyết điểm của giáo viên, tôi thường có thái độ thờ ơ, bàng quan, thiếu sự độ lượng, nhân ái, thiếu khả năng hiểu và đồng cảm với người khác, không quan tâm đến việc chăm lo cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần cho giáo viên.
	Vì vậy, trong tập thể sư phạm trường tôi rất hay xảy ra xung đột. Nhiều cuộc chiến tranh nổ ra mãnh liệt chỉ vì thực chất nó đã cháy âm ỉ trong lòng từ rất lâu mà tôi không biết. 
	* Về phía giáo viên: Như đã nói ở trên, giáo viên trong trường tôi từ khắp nơi quy tụ lại. Nên họ ít có sự gắn bó, thông cảm, không có sự đùm bọc lẫn nhau. Hơn nữa tuổi đời còn rất trẻ, nên kinh nghiệm sống còn non kém, dễ bốc đồng, dẫn đến mâu thuẫn. Điều cơ bản là vì độ tin cậy lẫn nhau không cao nên những mâu thuẫn không được giải toả kịp thời nên nó có tiềm ẩn, âm thầm cứ có cơ hội là bùng phát mãnh liệt. Nếu như họ sống trong tập thể có tình cảm hơn, hay phó hiệu trưởng sâu sát, nhạy bén hơn thì sẽ giảm thiểu được xung đột và khi có sự xung đột thì sẽ được giải quyết ngay trong thời kỳ ủ bệnh thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.
	* Về hoàn cảnh kinh tế: Do các thầy các cô đều mới ra trường, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên mọi suy nghĩ, sinh hoạt đều chưa thoáng đạt. Rất dễ mất lòng nhau vì những chuyện hết sức nhỏ nhặt.
	3. Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tập thể sư phạm trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông:
	 Bầu không khí tâm lí của tập thể có ý nghĩa vô cùng to lớn đến trạng thái sức khoẻ, tinh thần và năng suất lao động của từng cá nhân và hiệu suất lao động của tập thể, vì vậy quan tâm chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lí lành mạnh trong tập thể lao động là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lí. Vì vậy, tôi đề xuất một số biện pháp sau :
	a. Phó hiệu trưởng cần quan tâm cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể sư phạm:
 Vì tâm trạng tập thể phụ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài tập thể và điều kiện chủ quan bên trong tập thể. Trong đó, có điều kiện sống và làm việc. Nên ngay từ đầu năm học này, tôi tập trung cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể như: làm nhà để xe, làm nhà nghỉ cho giáo viên, trang trí nhà trường xanh, sạch, đẹp; tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mĩ ... để tạo ra những “xúc cảm thẩm mĩ” tích cực c

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HOÀN THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ SƯ PHẠM- BÙI ĐỨC DUY.doc