Sáng kiến kinh nghiệm: Cách nhận biết dạng bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 12

doc 14 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1317Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Cách nhận biết dạng bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách nhận biết dạng bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 12
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	 Trường THPT Tân An	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	 ----***----	-----***----
Sáng kiến kinh nghiệm: 
CÁCH NHẬN BIẾT DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
Trong tình xã hội hiện nay, sự bùng nổ của thông tin, khoa học phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. trước yêu cầu đổi mới của thời đại, trong giáo dục cũng đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu-nội dung và phương pháp dạy học. Tuy vậy, đổi mới phương pháp trong dạy học không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề với kiến thức có sẵn trong SGK mà còn phải dạy như thế nào để phát huy tính tự học của học sinh, phải hướng dẫn học sinh biết nhận biết một số dạng bài tập và làm một số bài tập để cũng cố kiến thức đã học ở lớp, đó là vấn đề cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Đảng, nhà nước ta cũng như ngành GD-ĐT quan tâm chỉ đạo.
2. Cơ sở thực tiễn:
Sinh học vốn là môn học khoa học có tính ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất. Trong nhà trường việc giảng dạy bộ môn sinh học song song với nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết thì việc rèn luyện, hướng dẫn cho học sinh kỹ năng giải bài tập là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Tình hình chất lượng của học sinh ở phần di truyền học đặc biệt tính quy luật của hiện tượng di truyền còn thấp. Cụ thể là học sinh hay nhầm lẫn các quy luật di truyền dẫn đến việc xác định kiểu gen và kiểu hình sai.
Qua thực tịễn giảng dạy tôi thấy có rất nhiều học sinh gặp khó khăn, lúng túng khi làm các bài tập này do những nguyên nhân sau : 
+ Các bài học về tính quy luật của hiện tượng di truyền ở sách giáo khoa chỉ xoáy sâu vào chứng minh quy luật chứ chưa đưa ra cách nhận biết quy luật di truyền một cách tổng quát.
 + Bài tập chương II sách giáo khoa sinh học 12 chỉ đề cập một vài bài tính tỷ lệ, xác suất, tìm kiểu gen chứ chưa đưa ra dạng bài tập xác định quy luật di truyền để thấy rõ sự liên quan và khác nhau giữa các quy luật di truyền cho học sinh hiểu.
 + Học sinh còn mơ hồ về cơ sở di truyền của gen trên nhiễm sắc thể để nhận biết các quy luật di truyền và càng mơ hồ về sự nhật biết hiện tượng di truyền của quy luật di truyền.
 Từ thực tế đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “CÁCH NHẬN BIẾT DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 ”.
II/ MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
+ Đề tài này giúp học sinh cách nhận biết nhanh về quy luật di truyền qua cơ sở di truyền của gen trên nhiễm sắc thể và hiện tượng di truyền của từng quy luật một cách tổng quát thông qua các tiêu chí cơ bản.
+ Đưa đề tài vào áp dụng với các lớp đang giảng dạy và tổng hợp để đối chứng với các lớp không được sử dụng đề tài. Từ đó so sánh bằng thực nghiệm giữa hai nhóm đối tượng để rút ra kết luận.
III/ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 
Đề tài chỉ đề cập cách nhận biết các qui luật di truyền của gen trên nhiễm sắc thể trong chương II: “Tính qui luật của hiện tượng di truyền” của sách giáo khoa sinh học 12 .
IV/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Từ tháng 8 đến tháng 11 năm học 2011- 2012
II/ B. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh chính vì vậy mỗi giáo viên phải có những phương pháp , những sáng kiến để nâng cao chất lượng, qua đó góp phần nâng cao tỉ lệ giáo dục của nhà trường.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Tình hình chất lượng của học sinh ở phần di truyền học đặc biệt tính quy luật của hiện tượng di truyền còn thấp. Cụ thể là học sinh hay nhầm lẫn các quy luật di truyền dẫn đến việc xác định kiểu gen và kiểu hình sai.
Qua thực tịễn giảng dạy tôi thấy có rất nhiều học sinh gặp khó khăn, lúng túng khi làm các bài tập này do những nguyên nhân sau : 
+ Các bài học về tính quy luật của hiện tượng di truyền ở sách giáo khoa chỉ xoáy sâu vào chứng minh quy luật chứ chưa đưa ra cách nhận biết quy luật di truyền một cách tổng quát.
 + Bài tập chương II sách giáo khoa sinh học 12 chỉ đề cập một vài bài tính tỷ lệ, xác suất, tìm kiểu gen chứ chưa đưa ra dạng bài tập xác định quy luật di truyền để thấy rõ sự liên quan và khác nhau giữa các quy luật di truyền cho học sinh hiểu.
 + Học sinh còn mơ hồ về cơ sở di truyền của gen trên nhiễm sắc thể để nhận biết các quy luật di truyền và càng mơ hồ về sự nhật biết hiện tượng di truyền của quy luật di truyền.
III/ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và sâu sát của Ban Gián Hiệu và tổ trưởng chuyên môn.
 - Lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng chuyên môn luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, thường xuyên kiểm tra, dự giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên.
 - Học sinh có độ tuổi đồng đều, đa số có ý thức học tập, cần cù chăm chỉ, có SGK, vở ghi bài, vở bài tập và dụng cụ học tập đầy đủ
2. Khó khăn
 - Sinh học là môn học khó nên việc tiếp thu kiến thức của học sinh chậm.	
 - Học sinh ở địa bàn rộng nên việc học nhóm không thuận lợi.
 - Một số phụ huynh ít quan tâm tới việc học tập của con em mình.
 - Việc sử dụng SGK, làm bài tập ở nhà của học sinh còn hạn chế.
IV.CÁCH NHẬN BIẾT CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN ĐỂ LẦM BÀI TẬP
Quy luật phân li 
Ptc lai một tính 
F1 dị hợp tử một cặp gen, tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội
Số loại giao tử F1: 2
F2 có tỷ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn hoặc Fa có tỷ lệ 1 trội : 1 lặn
=>Ví dụ : Ở một loài thực vật alen A: qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a:qui định hoa màu trắng, cho lai hoa đỏ thuần chủng với hoa trắng F1 thu được 100% hoa đỏ. F1 tạp giao, F2 thu được 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng hãy xác định quy luật di truyền của gen trên ?
 => Cách nhận biết quy luật di truyền: 
Ptc lai một tính (màu sắc)
F1 dị hợp tử một cặp gen, tính trạng trội ( màu đỏ)
Số loại giao tử F1: 2
F2 có tỷ lệ xấp xỉ 3 đỏ : 1 trắng vậy F2 có 4 tổ hợp nên F1 phải cho 2 giao tử 
Vậy sự di truyền các gen trên tuân theo quy luật phân li.
Qui luật phân li độc lập:
Ptc hai hay nhiều tính trạng. 
F1 di hợp tử hai hay nhiều cặp gen (n cặp).
Số loại giao tử F1 là 2n . 
F2 có tỷ lệ kiểu hình (3:1)n hoặc Fa (1:1)n với n2 nguyên.
=> Ví dụ : Ở cà chua alen A qui định quả màu đỏ là trội so với alen a qui định quả màu vàng, B qui định quả tròn trội so với alen b qui định quả bầu dục. Cho lai cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn với cà chua quả vàng, bầu dục thu được F1 toàn quả đỏ, tròn. Cho F1 tạp giao, F2 thu được 9 đỏ, tròn: 3 đỏ, bầu dục : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục. Hãy xác định quy luật di truyền của các gen trên?
 => Cách nhận biết qui luật di truyền: 
Ptc hai tính trạng màu sắc và hình dạng quả.
Ở F2 có 16 tổ hợp vậy F1 dị hợp tử hai cặp gen. 
Số loại giao tử F1 là 22 
F2 có tỷ lệ kiểu hình (3:1)2 
Vậy thuộc quy luật di truyền phân li độc lập.
3.Qui luật tương tác gen: 
 Biến dạng của phân li độc lập tác động của nhiều gen lên một tính trạng.
Trượng hợp tương tác bổ sung: F1 di hợp tử 2 cặp gen.
F2 có thể xuất hiện các tỷ lệ sau: 9 : 7, 9 : 6 : 1, 9 : 3 : 3 : 1 ( xuất hiện tính trạng mới).
Trường hợp tương tác cộng gộp: Có thể có các tỷ lệ F2: 15: 1 (mức độ biểu hiện tính trạng).
 Ví dụ 1: Lai bí ngô quả tròn với quả tròn, ở F1 có 100% quả dẹt, F1 tạp giao, thu được F2 với tỷ lệ: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Hãy xác định sự di truyền của các gen qui định hình dạng quả ?
=> Cách nhận biết sự di truyền : F2 có thể xuất hiện tỷ lệ sau: 9 : 6 : 1 vậy có 16 tổ hợp do đó F1 dị hợp tử 2 cặp gen và xuất hiện tính trạng mới đây là hiện tượng tác bổ sung.
Ví dụ 2: Trong một thí nghiệm lai các cây hoa dạ hương thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau, một dòng hoa đỏ với một dòng hoa vàng, F1 thu được toàn bộ hoa hồng, lấy F1 tạp giao F2 thu được: 9 hoa hồng : 3 hoa đỏ : 3 hoa vàng : 1 hoa trắng. Xác định sự di truyền của các gen qui định màu sắc hoa trên?
=> Cách nhận biết sự di truyền:
Ptc lai một tính. 
F1 đồng tính hoa hồng (xuất hiện tính trạng mới).
F2 có thể xuất hiện các tỷ lệ sau: 9 : 3 : 3 : 1 Vậy F2 16 tổ hợp nên F1 cho 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau => F1 di hợp 2 cặp gen .
Vậy gen qui định tính trạng trên tuân theo hiện tượng tương tác bổ sung. 
Ví dụ 3: Cho lai lúa mì thuần chủng hoa đỏ với lúa mì hoa trắng F1 thu được 100% hoa đỏ trung bình, F1 tạp giao thu được F2: 15 đỏ từ đậm đến nhạt: 1 trắng. Xác định sự di truyền của các gen qui định tính trạng trên?
=>Cách nhận biết sự di truyền:
Ptc lai một tính.
F1 đồng tính.
F2 xuất hiện: 15 đỏ : 1 trắng vậy có 16 tổ hợp nên F1 cho 4 giao tử có tỷ lệ ngang nhau => F1 di hợp 2 cặp gen cùng quy định một tính trạng => Hiện tượng tương tác gen. Mặt khác F2 biểu hiện mức độ màu sắc khác nhau => thuộc tương tác công gộp.
Liên kết gen: 
Ptc lai 2 tính trạng.
F1 di hợp 2 cặp gen. 
Số loại giao tử F1 là 2.
F2 tỷ lệ 3 : 1 ( di hợp thuần ở F1) hoặc 1 : 2 : 1 ( F1 dị hợp chéo) hoặc Fa có tỷ lệ 1 : 1.
Ví dụ : Ở một loài thực vật alen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng.
Trường hợp 1: F1 có 100% thân cao, quả đỏ, F1 tạp giao F2 có 3 cao, đỏ: 1 thấp, trắng. 
Trường hợp 2 : F1 100% cao, đỏ cho F1 tạp giao thu được F2: 1cao, trắng : 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ.
Hãy xác định sự di truyền của các gen nói trên ở trường hợp 1 và 2 ?
=> Cách nhận biết quy luật di truyền : 
Trường hợp 1: 
Ptc lai 2 tính trạng( chiều cao, màu sắc) F1 di hợp 2 cặp gen (1).
F2 có tỷ lệ 3:1 vậy có 4 tổ hợp nên F1 phải cho 2 loại giao tử (2).
Vậy thuộc liên kết gen hoàn toàn, F1 di hợp tử thuần.
Trường hợp 2: 
Ptc lai 2 tính trạng( chiều cao, màu sắc) F1 di hợp 2 cặp gen (1).
F2 có tỷ lệ 1:2:1 vậy có 4 tổ hợp nên F1 phải cho 2 loại giao tử (2).
Vậy từ (1) và (2) => thuộc liên kết gen hoàn toàn, F1 di hợp tử chéo.
Hoán vị gen:
Ptc lai 2 tính trạng.
F1 di hợp 2 cặp gen. 
Số loại giao tử F1 là 2 giao tử tỷ lệ lớn, 2 giao tử tỷ lệ bé hoặc 4 loại giao tử với tỷ lệ không bằng nhau.
Trương hợp F1 lai phân tích Fa hai kiểu hình có tỷ lệ lớn là liên kết, hai kiểu hình có tỷ lệ bé là kiểu hình có hoán vị.
Trường hợp dựa vào F2( không phải phép lai phân tích): Tìm tỷ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ lai đối với mỗi tính trạng. Nhân 2 tỷ lệ kiểu hình riêng của hai loại tính trạng với nhau nếu kết quả không phù hợp với đề bài => Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng đó nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và có xuất hiện biến dị tổ hợp => Hoán vị gen.
Ví dụ 1: Ở ruồi giấm khi lai ruồi giấm cái thân xám, cánh dài thuần chủng với thân đen, cánh ngắn thuần chủng F1 thu được 100% thân xám, cánh dài, cho F1 ruồi cái lai phân tích thu được Fa : 40% xám, cánh dài : 40% thân đen, cánh ngắn : 10% thân xám, cánh ngắn : 10% đen, cánh dài. Hãy xác định sự di truyền của các gen qui định hình dạng và màu sắc cánh ?
=>Cách nhận biết qui luật di truyền di truyền : 
Ptc lai 2 tính trạng ( màu sắc thân và hình dạng cánh)
F1 di hợp 2 cặp gen 
Fa có tỷ lệ lớn(40% xám, cánh dài: 40% thân đen, cánh ngắn), hai tỷ lệ bé(10% thân xám, cánh ngắn : 10% đen, cánh dài)vậy số loại giao tử F1 là 2 giao tử tỷ lệ lớn (40%) ,2 giao tử tỷ lệ bé(10%) vì cá thể lặn ở lai phân tích chỉ cho một loại giao tử. Vậy tuân theo hoán vị gen.
Ví dụ 2: Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài người ta thu được F1 có tỷ lệ phân li sau: 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả bầu dục : 5% cây thấp, quả tròn. Xác định sự di truyền của các gen qui định các kiểu hình trên?
=>Cách nhận biết hiện tượng di truyền : 
- F1 phân tính: Cao/Thấp = = 
 Tròn / Bầu = = 
- Tỷ lệ chung của F1 là: (3cao : 1 thấp)( 3 tròn : 1 bầu) khác với tỷ lệ của đề bài là 70% cây cao, quả tròn; 20% cây thấp, quả bầu dục; 5% cây cao, quả bầu dục : 5% cây thấp, quả tròn => Các gen qui định các tính trạng cùng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, nếu liên kết gen hoàn toàn thì F1 gồm 4 kiểu tổ hợp (3:1 hoặc 1:2:1) khác với tỷ lệ đề bài => Hoán vị gen.
6. Di truyền liên kết với giới tính:
Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch. 
+ Gen trên nhiễm sắc thể X có hiện tượng di truyền chéo, thừơng xuất hiện chủ yếu ở giới di giao (XY) vì giới này chỉ cần một gen lặn đã biểu hiện ra kiểu hình. 
+ Gen trên nhiễm sắc thể Y chỉ biểu hiện ở một giới có chứa nhiễm sắc thể Y.
Ví dụ 1: Xét màu thân, màu mắt ở ruồi giấm qua hai phép lai sau đây ( Mỗi gen qui định một tính trạng).
Phép lai 1: P: Ruồi cái thân xám, mắt đỏ x Ruồi đực thân đen, mắt trắng thu được F1 toàn ruồi thân xám,mắt đỏ.
Phép lai 2: P: Ruồi đực thân xám, mắt đỏ x Ruồi cái thân đen, mắt trắng thu được F1 50% ruồi cái thân xám, mắt đỏ, 50% ruồi đực thân xám, mắt trắng.
Xác định kiểu di truyền của các gen qui định các tính trạng nói trên ?
=> Cách nhận biết sự di truyền: 
Màu thân kết quả F1 đều giống nhau => gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Màu mắt kết quả F1 ở phép lai 2 chỉ xuất hiện ruồi cái mắt đỏ, còn ruồi đực mắt trắng => Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, mặt khác ở phép lai có sự di truyền chéo => Gen nằm trên nhiễm sắc thể X.
Mặt khác có sự di truyền chéo => gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X .
7. Một số câu hỏi trắc nghiệm áp dụng :
Câu 1: Giao phối giữa chuột F1 lông đen, dài dị hợp hai cặp gen với chuột lông trắng, ngắn thu được thế hệ sau gồm: 59 lông đen, dài; 60 lông thẳng, ngắn. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Sự di truyền các gen trên là: 
a. liên kết gen 	b. hoán vị gen	
c. quy luật phân li	d. quy luật phân li độc lập
Câu 2: Ở cà chua gen A quy định quả tròn, a quy định quả dài. Cho cà chua quả tròn thuần chủng lai với cà chua quả dài. F1 thu được toàn cây quả tròn, cho F1 tạp giao F2 thu được 1201 quả tròn, 399 quả dài. Sự di truyền của các gen nói trên là:
a. tương tác gen 	b. quy luật phân li độc lập
c. liên kết gen 	d. quy luật phân li
Câu 3: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b quả bầu dục. Cho cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục thu được đời sau 81 thân cao, quả tròn; 79 thân thấp, quả bầu dục; 21 thân cao, quả bầu dục; 19 thân thấp, quả tròn. Sự di truyền của các gen nói trên là:
 	a. tương tác gen 	b. quy luật phân li độc lập
 	c. liên kết gen 	d. hoán vị gen
Câu 4: Ở lúa A quy định than cao, a quy định thân thấp, B quy định chín sớm, b quy định chín muộn. Khi lai lúa thân cao chín sớm với thân thấp chín muộn F1 thu được toàn cây thân cao, chín sớm. F1 tạp giao F2 thu được 59% cây cao, chín sớm ; 16% cây cao, chín muộn ; 16% cây thấp, chín sớm; 9% cây thấp, chín muộn. Sự di truyền của các gen quy định các tính trạng trên là:
 a. tương tác gen 	b. quy luật phân li độc lập
 	c. liên kết gen 	d. hoán vị gen
Câu 5: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen. F1 đồng loạt lông vằn, F1 tạp giao thu được F2 50 lông vằn; 16 gà mái lông đen. Sự di truyền của các gen quy định tính trạng nói trên là:
 	a. tương tác gen 	b. quy luật phân li độc lập
 	 c. liên kết gen 	d. liên kết với giới tính
Câu 6: Khi lai lúa thân thấp chín sớm với lúa thân cao, chín muộn F1 thu được toàn lúa thân cao, chín muộn. Cho F1 tạp giao F2 thu được: 3150 thân cao, chín muôn; 1010 thân cao, chín sớm; 1030 thân thấp, chín muộn; 320 thân thấp, chín sớm. Sự di truyền của các gen qui định tính trạng nói trên là:
a. tương tác gen 	b. quy luật phân li độc lập
 	c. liên kết gen 	d. quy luật phân li
Câu 7 : Khi lai hai dòng đậu thuần chủng hạt xanh, trơn với hạt vàng, nhăn F1 thu được đồng loạt hạt tím, trơn. Các gen qui định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Sự di truyền của các gen qui định tính trạng màu hạt nói trên là:
a. tương tác gen 	b. quy luật phân li độc lập
 	c. hoán vị gen 	d. quy luật phân li
Câu 8: Ở lúa gen A qui định thân cao, a thân thấp B chín sớm, b chín muộn khi lai lúa thân cao, chín sớm và lúa thân thấp, chín muộn. F1 thu được 801 thân cao, chín sớm; 799 thân thấp, chín muộn. Sự di truyền của các gen qui định tính trạng nói trên là:
a. tương tác gen 	b. quy luật phân li độc lập
 	c. liên kết gen	d. quy luật phân li
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
d
d
d
d
b
a
c
V/HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
	Sau khi áp dụng chuyên đề này cho năm học 2011-2012 tôi dược kết quả như sau:
LỚP
TS
TRÊN TB
TỈ LỆ %
DƯỚI TB
TỈ LỆ %
12A1
32
30
93,8
2
6,2
12CB1
26
19
73
7
27
58
49
84,5
9
15,5
C/ KẾT LUẬN
I/Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa trong việc giảng dạy bộ môn sinh học trong phần tính quy luật của hiện tượng di truyền. Giúp học sinh không cảm thấy phần bài tập ở chương này quá khó và qua đây học sinh có thể phân biệt được các hiện tượng di truyền của từng quy luật di truyền một cách cơ bản từ đó xác định quy luật di truyền đúng => viết được kiểu gen, kiểu hình chính xác.
II/KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trong quá trình dạy giáo viên nên dùng để củng cố nhằm nhấn mạnh cách nhận dạng quy luật di truyền cho học sinh, có thể áp dụng cho học sinh học 12 chương trình chuẩn hoặc nâng cao .
III/BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	 Sau khi thực hiện xong sáng kiến kinh nghiệm, bản thân cá nhân tôi nhận thấy rằng :Khi học sinh sử dụng sáng kiến kinh nghiệm trên đã nhận biết và phân biệt được các qui luật di truyền, làm bài tập tốt hơn so với không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và càng yêu thích bộ môn sinh học hơn.Tôi sẽ áp dụng đề tài này ngày một rộng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Thành Đạt và cộng sự(2008), Sách sinh học 12 chương trình chuẩn -Nxb giáo dục.
2. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự(2008), Sách giáo viên sinh học 12 chương trình chuẩn - Nhà xuất bản giáo dục.
3. Vũ Văn Vụ và cộng sự (2008),Sách sinh học 12 chương trình nâng cao, Nxb giáo dục
4. Vũ Văn Vụ và cộng sự (2008),Sách giáo viên sinh học 12 chương trình nâng cao, Nxb giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docCach_nhan_biet_cac_quy_luat_di_truyen.doc