Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị Luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9

doc 36 trang Người đăng haibmt Lượt xem 17936Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị Luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị Luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9
Phßng GD&§T VÜnh T­êng
Tr­êng thcs th­îng tr­ng
Chuyªn ®Ò båi båi d­ìng häc sinh giái THCS
M«n: Ng÷ v¨n
“RÌn kÜ n¨ng viÕt kiÓu bµi nghÞ luËn v¨n häc cho häc sinh giái líp 9”
 	GV : Lª ThÞ Minh HuÖ 
N¨m häc: 2015 - 2016
==================
A. 
Chuyên đề “Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9” 
Người viết: Lê Thị Minh Huệ - giáo viên trường THCS Thượng Trưng
Đối tượng bồi dưỡng: học sinh giỏi lớp 9
Số tiết bồi dưỡng: 20 tiết
Cấu trúc chuyên đề 
A. Đặt vấn đề
B.Nội dung chuyên đề
Phần I: Những vấn đề chung
1. Đặc trưng của bài nghị luận văn học. 
2. Các dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong đề thi HSG
 	3. Yêu cầu đối với học sinh giỏi khi viết bài nghị luận văn học 
 Phần II. Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9.
1. Kĩ năng chung cho các dạng đề học sinh giỏi thường gặp.
2. Kĩ năng viết bài cụ thể.
Phần III. Một số đề luyện và đáp án gợi ý
C. Kết luận
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Đặc biệt người giáo viên dạy Văn càng thấm thía hơn sự “cao quý” ấy. Được mang tri thức, mang niềm vui, được dạy “lễ”, dạy “văn”, được khơi gợi trí tuệ, niềm yêu thích say mêở mỗi thế hệ học sinh thì còn gì cao quý, hạnh phúc hơn đối với người thầy.
 Quả thực, chẳng gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và tự hào của người giáo viên khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là chất lượng mũi nhọn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy học sinh nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, giáo viên luôn dày công, dốc sức tìm tòi sáng tạo không ngừng để có phương pháp và cách thức ôn luyện hiệu quả nhất. Sự gian nan ấy được khẳng định bằng kết quả của mỗi kì thi, mỗi điểm cao, giải cao mà các em đạt được.
Những năm gần đây, hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, đề thi môn Văn lớp 9 nói chung, thi học sinh giỏi nói riêng có nhiều đổi mới. Kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học thường chiếm ưu thế lớn( năm 2013 - 2014 chỉ có 2 câu dạng này). Với đặc điểm đề văn như vậy, giáo viên bồi dưỡng và nhất là học sinh gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ đây là 2 kiểu bài đòi hỏi cao sự hiểu biết về kiến thức, kĩ năng cả về văn học và xã hội trong một bài thi. Thực tế ấy đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên đứng đội tuyển.
 Trong nhà trường phổ thông, nghị luận văn học luôn chiếm vị trí quan trọng nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với vai trò, vị trí môn học. Kĩ năng viết các kiểu bài nghị luận văn học đã được bàn luận đến rất nhiều trong các hội thảo, trên nhiều diễn đàn. Hơn nữa bồi dưỡng học sinh giỏi không có một giáo án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự nỗ lực tìm tòi không ngừng của thầy cô. Hiểu được điều ấy cá nhân tôi rất phân vân khi đi sâu vào vấn đề này. Song qua thực tế trải nghiêm tôi thấy trong khi viết bài nghị luận văn học trong mỗi kì thi học sinh giỏi các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong chuyên đề, tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề “Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9” để mong tìm được giải pháp chung giúp học sinh viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất trong mỗi kì thi.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phần I. Những vấn đề chung.
1. Đặc trưng của bài nghị luận văn học. 
 - Văn nghị luận là dùng ý kiến lý lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để bàn bạc, phân tích, đánh giá một vấn đề nào đó. Vấn đề đó có thể là xã hội hoặc văn học.
- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,
 - Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận văn học: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng, so sánh,
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, 
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,
2. Các dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong đề thi HSG.
Thông thường, nghị luận văn học có dạng cơ bản: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Tuy nhiên, đối với học sinh giỏi đề không chỉ dừng lại ở đó mà thường gắn với các vấn đề sau:
a. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nghị luận về một giai đoạn văn học.
- Nghị luận về một vần đề mang tính lý luận được đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
b. Nghị luận về một vấn đề mang tính chất so sánh đối chiếu trong văn học. 
 3. Yêu cầu đối với học sinh giỏi khi viết bài nghị luận văn học.
Bên cạnh những yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản về viết bài văn nghị luận văn học đối với bất kì một học sinh nào thì học sinh giỏi cần thêm những yếu tố sau: 
a. Về kiến thức
- Nắm chắc, hiểu sâu, thấu đáo và toàn diện kiến thức tác phẩm: kiến thức văn học sử, tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật Điều này tưởng như đơn giản và thừa đối với học sinh giỏi. Song đôi khi do sự chủ quan cũng có học sinh nắm chưa chắc kiến thức nên dễ hiểu sai, hiểu chưa đúng những nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà tác giả thể hiện nên dễ suy diễn lệch lạc.
- Tích luỹ kiến thức về lý luận văn học trong những buổi bồi dưỡng của thầy cô. Đối với đối tượng là học sinh giỏi, được trang bị kiến thức lý luận văn học giúp học sinh có những bình luận, đáng giá, nhận xét chuẩn xác hơn về một hiện tượng văn học nào đó, bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận cứ. 
Thực tế các kỳ thi học sinh giỏi cho thấy đề thi có liên quan đến kiến thức lý luận văn học chiếm một tỉ lệ khá lớn, dù với những dạng khác nhau. 
Có những đề thi yêu cầu trực tiếp kiến thức lý luận để giải quyết vấn đề, giải quyết một hiện tượng văn học. Có những đề thi yêu cầu vận dụng một tỉ lệ kiến thức lý luận nhất định Vì vậy trong quá trình giải quyết vấn đề cần có kiến thức này để cho bài văn thêm vững vàng về luận điểm, chặt chẽ trong lập luận, từ đó sẽ có sức thuyết phục hơn.
- Biết so sánh đối chiếu nét tương đồng và khác biệt giữa hai tác giả, tác phẩm ở cùng thời đại hoặc khác thời đại Đây là kĩ năng khó. Vì vậy người viết không chỉ cần hiểu kĩ, hiểu sâu mà cần cả độ cảm nhận sâu sắc, tinh ý để thấy được điểm gặp gỡ tương đồng hay khác biệt ở các tác giả, tác phẩm.
b. Về kĩ năng
- Tổng hợp các kĩ năng nghị luận để lập luận chặt chẽ thuyết phục.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận (luận đề) và hệ thống luận điểm, luận cứ để có kết cấu bài rõ ràng, khoa học. Biết phân tích và đưa dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với hệ thống luận điểm để nổi bật trọng tâm bài viết, tránh trùng lặp.(Có đề thì phân tích bổ dọc tác phẩm, có đề phân tích bổ ngang tác phẩm, hoặc có đề chỉ lựa chọn một số chi tiết, hình ảnh, câu thơ câu văn tiêu biểu).
- Kết hợp các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh (chủ yếu) với đánh giá tổng hợp vấn đề, khả năng cảm thụ, khám phá các giá trị của tác phẩm.
- Bài viết mạch lạc, lập luận thuyết phục, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
c. Về tâm lý
Trong mỗi kì thi, học sinh gặp bao khó khăn: một khoảng thời gian không nhiều (150 phút cho một đề thi học sinh giói với nhiều phần kiến thức, kĩ năng tổng hợp), một không gian căng thẳng của phòng thi, hơn nữa đề thi hằng năm lại luôn thay đổi và biến hoá không ngừng. Đặc biệt hơn đốí với bài văn học sinh giỏi yếu tố biểu cảm - tình cảm, cảm xúc người viết rất quan trọng. Bởi lẽ là những rung cảm chân thành, tha thiết, những xúc động tinh tế của học sinh khi cảm nhận được tư tưởng, tình cảm đẹp được tác giả gửi gắm trong tác phẩm sẽ làm bài viết sâu sắc hơn, tác động mạnh mẽ hơn tới người đọc. Nếu không có bản lĩnh, sự tự tin thì sẽ không làm chủ được tư duy và cảm xúc của mình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bài thi. Vì vậy ngoài việc trang bị kiến thức, kĩ năng thì việc rèn bản lĩnh và lòng tự tin để học sinh có tâm lí ổn định khi làm bài thi là rất cần thiết.
Phần II. Rèn kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh giỏi lớp 9.
1. Kĩ năng chung cho các dạng đề học sinh giỏi thường gặp.
a. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Ý kiến bàn về văn học có thể là một nhận định về văn học, một danh ngôn về vấn đề trong văn học. Vấn đề đó có thể thuộc lý luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, phong cách tác giả.
Để làm tốt được kiểu bài này giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh phải nắm được kiến thức về lý luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, về phong cách tác giả, quan điểm sáng tác
Kiến thức có được là nhờ vào cả một quá trình tích luỹ, tổng hợp trong cả quá trình học tập, từ sách giáo khoa, từ các bài giảng của thầy cô
Yêu cầu về phương pháp: Phải hiểu đúng toàn diện nội dung, tinh thần của ý kiến, nhận định để xác định đề bài đề cập đến vấn đề gì, bản chất của vấn đề là gì?
Khi phân tích, chứng minh nhận định, học sinh phải biết nhìn nhận xem ý kiến, nhận định đó xác đáng chưa, sâu sắc chưa, có khía cạnh nào phải bàn thêm không, nếu có chúng ta cũng có thể sử dụng thao tác bình luận để làm sáng rõ quan điểm của mình.
Kĩ năng cho từng kiểu bài:
 - Nghị luận về một giai đoạn văn học( thường là dạng đề tổng hợp)
Nghị luận về một giai đoạn văn học: thường là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học, Để lập ý và viết tốt bài văn thuộc dạng đề này, học sinh cần nắm được các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn văn học hoặc đặc điểm thời đại và hoàn cảnh sống của tác giả, lý giải được tại sao có những đặc điểm đó, nêu những biểu hiện của đặc điểm đó trong các tác phẩm, thấy đóng góp của vấn đề trong tiến trình phát triển của văn học. Với kiểu bài này học sinh phải có kiến thức tổng hợp về văn học, về lịch sửTuy nhiên, vài trở lại đây, đề học sinh giỏi ít ra dạng đề này. 
Ví dụ:
Đề: Đánh giá về thành tựu của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám - 1945 có ý kiến cho rằng:
“ Về nội dung tư tưởng, văn học thời kì này đã phát huy được những nét lớn trong truyền thống tinh thần của dân tộc cũng là nét nổi bật trong phẩm chất của con người Việt Nam thời đại ấy, đó là chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng nhân đạo”
 Qua một số tác phẩm đã học và đọc thêm của văn học từ sau cách mạng tháng Tám -1945 đến nay, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Với đề trên, học sinh cần huy động và thể hiện được kiến thức, hiểu biết tổng hợp để thể hiện được những nội dung cơ bản:
+ Lịch sử đất nước từ sau cách mạng tháng Tám -1945 đến nay gắn liền với những biến động lớn: 
 Nhân dân ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp(1946 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ(1955 - 1975) trường kì với bao khó khăn gian khổ(). Bước ra khỏi chiến tranh(từ 1975 đến nay), đất nước, nhân dân lại đối mặt với muôn vàn những thử thách trong công cuộc khôi phục và dựng xây đất nước(). 
+ Tình hình lịch sử đó đã phát huy những nét lớn trong truyền thống tinh thần dân tộc, nét nổi bật trong phẩm chất con người Việt Nam là yêu nước và nhân đạo. Văn học đã bám sát và thể hiện được những nội dung lớn ấy
Từ hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử đất nước, về sự chi phối của hoàn cảnh đó đến nội dung tư tưởng của văn học thời đại học sinh sẽ bàn bạc, đánh giá về vấn đề nghị luận qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, rõ ràng.
 - Nghị luận về một vấn đề mang tính lý luận được đạt ra trong tác phẩm văn học
Đây là kiểu bài đưa ra các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch, các vấn đề thuộc phạm vi lý luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật, Để viết được bài văn hay và đúng cho kiểu bài này, học sinh cần có kiến thức lí luận sâu sắc để giải thích, cắt nghĩa và làm nổi bật vấn đề nghị luận. Đồng thời khi lập ý cho bài viết, học sinh cần xác định rõ vấn đề nghị luận, bàn đến vấn đề gì, thuộc phạm vi nào? Tại sao lại nói như thế? Nội dung ấy được biểu hiện như thế nào qua tác phẩm văn học tiêu biểu?
Ví dụ:
Đề: Trong văn bản ” Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
	“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
	 	( Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13- NXB GD 2005)
	 Qua “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.
Với đề trên, học sinh cần huy động kiến thức lí luận văn học về tác phẩm văn học để giải thích sơ lược tinh thần đoạn văn của Nguyễn Đình Thi từ đó rút ra vấn đề nghị luận. Đồng thời qua quá trình lập luận người viết dùng kiến thức lí luận để làm sáng tỏ vấn đề trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và những khám phá, phát hiện riêng của người nghệ sĩ.
+ Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quan trọng tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp của người nghệ sĩ.
Giải thích được như vậy học sinh sẽ làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
 - Nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học: 
Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học thường là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật, Để lập ý, để viết bài học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách huy động kiến thức để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể như: nêu xuất xứ của vấn đề (Xuất hiện ở phần nào của tác phẩm? Ai nói? Nói trong hoàn cảnh nào?,), phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề (Được biểu hiện như thế nào? Những dẫn chứng cụ thể để chứng minh,). Từ đó đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm văn học.
Ví dụ:
 Đề: Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ Văn 9) để làm rõ ý kiến trên.
	Với đề văn, trên học sinh cần giải thích được ý kiến nhận xét về bài thơ để thấy được vấn đề nghị luận. 
 Một câu chuyện riêng: câu chuyện có thật của cuộc đời tác giả- người đã từng gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ qua thời đi bộ đội; đến khi về sống ở thành phố "quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ - ngỡ người dưng qua đường". Rồi một lần " Thình linh đèn điện tắt", trong phòng " tối om" nhà thơ "bật tunng cửa sổ" vầng trăng tròn" từ đó, bao cảm xúc và suy ngẫm của tác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu,..chợt ùa đến.
Câu chuyện riêng của Nguyễn Duy nhưng nó cũng là câu chuyện của nhiều người thời kì đó đã nhắc nhở, đã đánh thức trong mỗi người lẽ sống cao đẹp ân tình thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
Từ việc giải thích và xác định vấn đề nghị luận học sinh sẽ phân tích bài thơ theo hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ nhận định.
 b. Nghị luận về một vấn đề văn học mang tính chất so sánh, đối chiếu
Đây là dạng đề yêu cầu học sinh phải biết tổng hợp, khái quát so sánh, đối chiếu những vấn đề trong các tác phẩm văn học.
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Đây là một kiểu bài khó đối với học sinh giỏi THCS.
Để làm tốt được kiểu bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh như sau:
Yêu cầu về kiến thức: Nhóm các văn bản về cùng một đề tài, một xu hướng, một trào lưu văn học.
Yêu cầu về phương pháp: Xác định được vấn đề cần phải làm sáng tỏ là gì? Giải thích cho người đọc hiểu khái niệm của vấn đề đó; biểu hiện của vấn đề đó trong từng tác phẩm cụ thể; so sánh để chỉ ra sự giống nhau, khác nhau của vấn đề đó trong từng tác phẩm; lý giải nguyên nhân vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó.
Ví dụ: 
Đề : Nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng trữ tình của Bằng Việt và Nguyễn Duy qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “Ánh trăng”.
Với đề trên cần giúp học sinh: 
- Giải thích được trữ tình và cảm hứng trữ tình
- Chỉ ra và phân tích được tương đồng và khác biệt trong cảm xúc của Nguyễn Duy và Bằng Việt được thể hiện trong hai bài thơ.
- Đánh giá được sự tương đồng, khác biệt ấy thể hiện tài năng, cá tính và sự sáng tạo của các tác giả
( Minh họa cụ thể ở phần III, đề 2)
 2. Kĩ năng viết bài cụ thể.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
Đây là một thao tác quan trọng và việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh là điều vô cùng cần thiết để giúp học sinh không lạc đề, xa đề và làm chủ được vấn đề nghị luận. Thực ra đây là một thao tác mà các bài lý thuyết văn nghị luận đã đề cập tới nhưng sự quan tâm của học sinh chưa nhiều và các em chưa có ý thức rèn nó thành một kĩ năng.
Hơn nữa đề học sinh giỏi bao giờ cũng gắn với một nhận định(nhận định về tác phẩm, nhận định lý luận văn học ). Vì vậy vấn đề nghị luận( luận đề) nằm trong nhận định ấy. Nếu không tìm hiểu, phân tích kĩ đề học sinh sẽ không xác định đúng vấn đề nghị luận.
 Việc đầu tiên là giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để “hiểu ý người ra đề”. 
Ví dụ - đề: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật”.
Bằng những hiểu biết của em về văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Vậy vấn đề nghị luận của đề trên sẽ dễ dàng được xác định: Chứng minh sự thành công Tình huống truyện và Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm Làng.
Rõ ràng, điều quan trọng của phân tích đề là phải tìm ra được vấn đề nghị luận. Nếu học sinh đoán đề sai thì toàn bộ những lập luận sẽ hướng vào vấn đề sai đó. Cũng có trường hợp mở bài không nêu được vấn đề nghị luận nhưng thân bài lại làm rõ ý nêu ở đề bài. Vì vậy bài văn đó không đạt yêu cầu.
Về nguyên tắc phần mở bài người viết phải giới thiệu được vấn đề nghị luận và toàn bộ những nội dung ở phần thân bài là làm rõ vấn đề người viết nêu ra. Vậy nên phân tích đề và mở bài có quan hệ mật thiết với nhau.
Hơn nữa, phân tích đề đúng mới giải thích đúng nhưng từ ngữ quan trọng và xác định đúng hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết.
Ví dụ: với đề trên khi đã xác định được vấn đề nghị luận, người viết sẽ xác định được hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết như sau: 
- Giải thích khái niệm: 
+ Tình huống truyện là sự kiện, sự việc, hoàn cảnh xảy ra hết sức bất ngờ, gay cấn. Tác giả đặt nhân vật vào sự kiện đó nhằm bộc lộ mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách nhân vật, đưa câu chuyện lên cao trào và thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng tác phẩm.
 + Nghệ thu

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_HSG_Van9_Viet_van_nghi_luan.doc